Tôi
ủng hộ việc làm này bởi vì tôi cho rằng, điều đó tạo nên một sự cộng
hưởng của những trái tim nhân ái, giúp mọi người sống tốt đẹp hơn.
Chiều 19/6, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã đi tới địa phận thôn Lão Cầu, xã
Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Có mặt tại đây, PV đã được
chứng kiến cuộc hành trình “nhất bộ nhất bái” (đi một bước, lạy một
lần) của Thầy.
Trước đó, biết tin về hành trình vạn dặm của Đại đức Thích Tâm Mẫn,
nhiều Phật tử địa phương đã đến quét đường, đi theo niệm Phật.
Anh Nguyễn Văn Phi (Diên Lộc, Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết, anh đã
từng ứa nước mắt khi nhìn Thầy “nhất bộ nhất bái” qua địa phận Khánh
Hòa. Anh trở về nhà với những suy nghĩ khôn nguôi về một cuộc sống tốt
đời đẹp đạo. Được vợ con ủng hộ, anh bắt xe dọc theo Quốc lộ 1A tìm đến
khu vực Thầy đang đi. Gặp Thầy ở địa phận Quảng Bình, anh theo bước
chân Thầy hơn nửa tháng trước khi trở về nhà.
“Theo kinh điển của Đức Phật thì làm người rất khó. Gặp một vị sư đi 1
bước lại vái lạy dọc từ Nam ra Bắc thì quá khó, rất ít người làm được.
Điều đó khiến tôi rất ngưỡng mộ, chắc là nhiều đời mới có một người.
Mình sinh ra gặp được người như vậy mà không đi cùng được thì thật là
tiếc”, anh Phi chia sẻ.
|
Chiều 19/6, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã đến địa bàn huyện Duy Tiên, Hà Nam. Ảnh: Vũ Dũn |
Chính những điều đó đã là động lực cho anh quyết định đi theo vị
tu hành này. Được biết, vợ chồng anh Phi làm nghề đúc tượng Phật. Công
việc tuy vất vả, bận rộn nhưng thu nhập hàng tháng cũng tạm ổn. Mặc dù
có con nhỏ nhưng vợ anh vẫn hết lòng ủng hộ cho anh thỏa nguyện tâm.
Hành lý ra đất Bắc chỉ có một vài bộ quần áo, ít tiền
lộ phí, anh Phi đã gặp lại Sư thầy Thích Tâm Mẫn ở Hà Nam. Không được
tiếp xúc với thầy nhưng anh chia sẻ những bài học nhân sinh quan mà anh
đã ngộ ra dọc đường.
Anh Phi cũng như nhiều Phật tử từ trong miền Nam được người dân các
địa phương đi qua giúp đỡ nhiệt tình nơi ăn chốn ở. Anh cho biết: “Mỗi
đoạn đường theo Thầy đã giúp tôi hiểu ra rất nhiều điều sướng khổ ở
đời, khi đã hiểu thì càng thấy tâm hồn thanh thản hơn”.
|
Anh Phi đã ứa nước mắt
khi chứng kiến việc làm của Đại đức Thích Tâm Mẫn. Anh trăn trở không
nguôi về cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Ảnh: Vũ Dũng |
Khi được hỏi về sức bền để cùng Thầy đến với non thiêng
Yên Tử, anh Nguyễn Văn Phi cho biết, dọc đường đi có rất nhiều lần trời
đang nắng gắt lại đổ mưa rào. Nhiều người sẽ tránh mưa nhưng thầy vẫn
đi, đó là động lực để mọi người cùng bước tiếp. Việc có tiếp tục đến
Yên Tử thì không ai dám nói trước, nếu biết được tương lai thì đã thành
thánh nhân rồi.
Qua tìm hiểu được biết, Đại đức Thích Tâm Mẫn đi 3 ca trong một ngày,
cụ thể: ca 1 từ 2h30 – 5h; ca 2 từ 8h-10h; ca 3 từ 15h30 – 17h. Để
chuẩn bị, các Phật tử sẽ đi trước 30 phút để quét đường.
Đến địa phận tỉnh Ninh Bình, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã đến chùa Bái
Đính. Đồng thời, vị tu hành này cũng đến thăm và tặng quà cho các bệnh
nhân phong tại trại phong Ba Sao (huyện Kim Bảng, Hà Nam).
Gặp điểm đen về giao thông dọc đường đi, Thầy lại dùng một chiếc
quạt khổ lớn hạ xuống mặt đường và niệm Phật. Theo giải thích của các
tăng ni, phật tử, đây chính là cách đưa các linh hồn cùng đi về Yên Tử.
|
Hành trình về non thiêng
Yên Tử của Sư thầy Thích Tâm Mẫn vẫn tiếp tục, mặc cho thời tiết nóng
nực của mùa hè đất Bắc. Ảnh: Vũ Dũng |
Theo ghi nhận, hành trình “nhất bộ nhất bái” của nhà sư
Thích Tâm Mẫn đã khiến cho nhiều người dân địa phương tò mò đứng 2 bên
đường theo dõi và bàn tàn. Việc làm này cũng tạo ra nhiều dư luận trái
chiều. Có một vài ý kiến cho rằng, việc ông làm là một sự hành xác,
thừa hơi, thậm chí là gây sự chú ý để được nổi tiếng. Tuy nhiên, số
đông ủng hộ và cho rằng đây là việc làm hết sức ý nghĩa, nhân văn.
“Nếu nhà sư thích nổi tiếng thì thiếu gì cách, làm sao
phải chọn cách gian khổ như này. Tôi ủng hộ việc làm này bởi vì tôi cho
rằng, điều đó tạo nên một sự cộng hưởng của những trái tim nhân ái,
giúp cho mọi người trong xã hội sống tốt với nhau hơn”, một người cao
tuổi ở thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân chia sẻ.
|
Một phụ nữ có bầu ở Duy Tiên, Hà Nam bất chấp nắng hè vẫn hòa vào đoàn người chắp tay niệm Phật. Ảnh: Vũ Dũng |
Một Phật tử ở thành phố Phủ Lý năm nay đã gần 70
tuổi, người dân địa phương tham gia đoàn chia sẻ với chúng tôi về cuộc
sống gia đình nhiều sóng gió, trắc trở. Chồng bà hy sinh trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bà chỉ có một người con trai. Mấy năm
trước, gia đình bà liên tục gặp vận hạn. Bị lừa đảo trong làm ăn, con
trai lại bị bạn bè rủ rê vào con đường xấu đến mức thân tàn ma dại...
những điều đau khổ ấy khiến cho gia đình khuynh gia bại sản. Cơ thể ngày
càng tiều tụy, héo hon, bà đã tìm đến cửa Phật để tìm lại sự thanh
thản lúc tuổi già.
“Hàng ngày, tôi chắp tay niệm Phật, tu nhân tích đức để
được sống bình yên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Trước đây, tôi hay
đau yếu lắm nhưng từ ngày đến cửa Phật, làm nhiều việc có ích cho xã
hội thì tôi lại thấy khỏe mạnh, vui vẻ hơn”, bà bày tỏ.
|
Nhiều người dân địa phương đã mang chim đi phóng sinh. Ảnh: Vũ Dũng
|
Tiếp xúc với những người có mặt trong đoàn, chúng tôi được biết nhiều
Phật tử ở các huyện của Hà Nam đã tập hợp lại để chia ca quét đường,
không quản đêm khuya, trưa nắng. Có người ở địa phương xa đã đi xe đạp,
xe máy đến nơi nhà sư dừng bước để được làm công việc ý nghĩa này.
Hành trình về non thiêng Yên Tử của Đại đức Thích Tâm Mẫn đã để lại
cho mọi người ở những địa phương đi qua những điều đáng suy nghĩ: Mỗi
người trong chúng ta hãy dành một phút tĩnh lặng để nhìn lại việc mình
làm!
Hình ảnh mới nhất về thầy Tâm Mẫn tại Hà Nam
Chiều 19/6/2012, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã đến địa phận huyện Duy Tiên, Hà Nam.
Đại đức Thích Tâm Mẫn sinh ngày
6-10-1977 tại Quảng Nam, tục danh là Lê Minh, nguyên là một bác sĩ
chuyên khoa, xuất gia tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn từ năm 2004,
bổn sư truyền giới là thượng tọa Thích Chân Tính trụ trì chùa.
Cuộc hành hương bằng hình thức “nhất bộ
nhất bái” (đi một bước, lạy một lạy) của Đại Đức Thích Tâm Mẫn là một
pháp tu với ý chí nhằm sám hối tội lỗi, cầu nguyện hòa bình, chí đạt
quả Phật, hóa độ chúng sinh, được xuất phát từ TP. HCM đến Yên Tử
(Quảng Ninh) theo quốc lộ. Hành trình bắt đầu từ mồng 2 Tết Kỷ Sửu.
Trong ảnh, người dân địa phương biết tin Sư thầy đi qua đã tự nguyện quét đường chuẩn bị cho thầy hành trì “nhất bộ nhất bái”.
Một Phật tử hướng dẫn người đi đường không đi vào phần đường đã được quét sạch.
Mặt đường sạch sẽ......đón bước Thầy đi.
15h30 ngày 19/6, mặc cho trời oi bức, Đại đức Thích Tâm Mẫn vẫn “nhất bộ nhất bái”.
Theo một số chú tiểu đi
cùng Đại đức Thích Tâm Mẫn, mỗi ngày Đại đức đi theo 3 ca: đêm từ 2h30
đến 5h; sáng từ 8h đến 10h và chiều từ 15h- 17h. Dọc đường, Đại đức có
thể vào chùa tại địa phương để làm từ thiện, giảng đạo Phật pháp.
Trước khi đến Duy Tiên, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã làm từ thiện tại Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam
Các Phật tử phía sau theo bước Thầy trên đường gieo duyên.
Các chú tiểu đi cùng Đại đức Thích Tâm Mẫn cho biết thêm, buổi đêm, Đại đức thường nghỉ tại nhà chùa hoặc nhà Phật tử.
Đoàn người vừa bước vừa chắp tay niệm Phật.
Không chỉ có các nhà tu hành.....còn có nhiều Phật tử mang hoa tươi đi cùng.
Một người phụ nữ có bầu ở Duy Tiên, Hà Nam bất chấp nắng hè vẫn hòa vào đoàn người chắp tay niệm Phật.
Một cụ bà niệm Phật từ phía bên kia Quốc lộ 1A.
Nhiều người dân địa phương đã mang chim đi phóng sinh.
Một Phật tử quạt cho thầy để bớt đi sức nóng hầm hập.
Hành trình về non thiêng Yên Tử của Sư thầy Thích Tâm Mẫn vẫn tiếp tục, mặc cho thời tiết nóng nực của mùa hè đất Bắc.
Theo Vũ Dũng - Chu Vũ - GDVN