Cuộc Đời Của Một Thầy Tu Làm Biếng
04/03/2010 11:33 (GMT+7)


Xem hình

Vào thời kỳ Vương triều Han, nhiều tu sĩ Phật giáo của Ấn Độ và Trung Á đã du hành sang Trung Hoa để truyền bá Giáo Pháp.

 Nhiều người trong họ đã đi bằng đường thủy và đặt chân đầu tiên trên đất Việt Nam ở đấy họ đã khởi đầu một trung tâm thiền học Phật giáo nổi tiếng tại thủ phủ Luy Lâu, nơi những nhà sư du hóa có thể tu hoc, dạy thiền, và học tiếng Hoa trước khi vào Trung Hoa.  Một luận thuyết đầu tiên bằng tiếng Hoa (Lý Hoặc Luận) đã được viết ở Việt Nam vào thế kỷ thứ nhất bởi một người Hoa lưu lạc tên là Mâu Tử

Thiền tông của Việt Nam được giới thiệu ở Việt Nam vào thế kỷ thứ ba bởi Thiền sư Tăng Hội, người gốc Khương Cư, Trung Á, người đã dạy thiền và chuyển dịch nhiều kinh điển sang tiếng Hoa trước khi du hóa sang Trung Hoa vào năm 255.  Theo Cao Sinh Chuẩn (Kao Seng Chuan), ngôi chùa đầu tiên ở vương quốc Ngô (trong tam quốc: Ngụy, Thục, Ngô) được xây dựng cho Tăng Hội, và giới đàn đầu tiên được Ngài tổ chức ở đấy.  Bài viết kết luận, “Sau khi Tăng Hội đến, Phật Pháp bắt đầu phát triển ở phía Nam sông Dương Tử.”

Hai trăm năm sau, trước khi Tổ Đạt Ma đến Trung Hoa, một vị tăng Ấn Độ tên Đạt Ma Đề Bà (Dharmadeva) đã đến Việt Nam để dạy thiền Phật giáo.  Bắt đầu thế kỷ thứ sáu, sáu trường phái quan trọng của Phật giáo đã được hình thành ở Việt Nam.  Ngày nay, tịnh độ và thiền tông là những tông phái quan trọng ở Việt Nam; thêm nữa, do bởi tiếp xúc với Lào và Cam-pu-chia, nên cũng có Phật giáo Theravada hay Phật giáo Nguyên thủy.

Nhất Hạnh Thiền sư sinh ở miền trung Việt Nam vào giữa những năm 1920 trong thời kỳ của chủ nghĩa thực dân Pháp.  Ngài xuất gia ở ngôi chùa xinh đẹp Từ Hiếu ở Huế vào tuổi 16.  Lúc là một tu sĩ trẻ, Ngài đã viết nhiều quyển sách, kể cả một tập thơ, Tiếng Sáo Mùa Thu (1949); Sự Thực Hành Trong Gia Đình (1952); Thực Tập Đạo Phật Như Thế Nào (1952); và Luận Lý Học Phật Giáo (1952).  Ngài cũng đã viết nhiều bài báo, chủ nhiệm hai tạp chí, đặt ra thuật ngữ ‘Đạo Phật Dẫn Thân’ (engaged Buddhism), và hỗ trợ việc thành lập trung tâm tu học quan trọng nhất của Phật giáo miền Nam, Phật Học Đường Ấn Quang, tất cả những việc trên đều diễn ra trước khi Ngài bước vào tuổi ba mươi.

Năm 1960, Thích Nhất Hạnh đến U.S. để học về tôn giáo tại Đại Học Princeton, và sau đó Ngài được bổ nhiệm diễn giảng về Phật học tại Columbia.  Vào năm 1963, Ngài trở về Việt Nam để tham gia cùng với Phật giáo VN trong những nổ lực bất bạo động nhầm chấm dứt chiến tranh.  Năm ấy, tất cả các truyền thống Đại thừa và Nguyên thủy ở Việt Nam đã tập họp cùng nhau thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (1964).

Trong năm 1964-65, Thích Nhất Hạnh thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, hướng dẫn tăng, ni, sinh viên trẻ tuổi đi về thôn quê dựng trường học và trạm xá, và sau đó tái xây dựng làng mạc bị bom đạn tàn phá.  Nhà in Lá Bối, một nhà xuất bản Phật giáo có uy tín; Đại học Phật giáo Vạn Hạnh; và dòng tu Tiếp. Hiện hướng dẫn mười bốn điều thực tập tỉnh thức (giới) về Phật giáo dấn thân.  Ngài tiếp tục công việc viết lách phong phú của Ngài và làm chủ bút cho tạp chính thức của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất.

Năm 1967, Nhất Hạnh Thiền sư được mời sang U.S. để hướng dẫn một hội nghị chuyên đề về Phật giáo Việt Nam tại Đại học Cornell và cũng truyền đạt đến người Hoa Kỳ về những khổ đau của nông dân Việt Nam do chiến tranh.  Khi Ngài kêu gọi một cuộc ngưng bắn đơn phương cùng sự rút lui của quân đội U.S., Ngài bị chính quyền Nam Việt Nam lên án và không thể trở về quê hương.  (Chính quyền Sài Gòn cho Ngài là cộng sản, trong khi Hà Nội gọi Ngài là C.I.A.)


Năm 1967, Mục sư Luther King, đề nghị Ngài lãnh giải Nobel Hòa bình, nói rằng, “Cá nhân tôi không biết bất cứ người nào xứng đáng cho [giải thưởng này] hơn vị tu sĩ đức hạnh đến từ Việt Nam này.  Ý tưởng của Ngài về hòa bình, nếu áp dụng, sẽ xây dựng một công trình bất hủ để thúc đẩy sự thống nhất, đến tình huynh đệ thế giới, đến nhân loại.”  Thích Nhất Hạnh được cho cư trú tại Pháp quốc, và trong thời kỳ Hòa đàm Ba Lê, Ngài đã phục vụ như thủ tọa của Phái đoàn Phật giáo Hòa bình.

Năm 1982, Nhất Hạnh Thiền sư và cộng sự viên lâu năm là sư cô Chơn Không, thành lập Làng Mai, một tu viện ở Tây Nam Pháp quốc.  Khi được yêu cầu để diễn tả chính mình, Sư ông Nhất Hạnh thường nói rằng, “Tôi là một thầy tu làm biếng.”

Hai trăm cộng đồng và những nhóm nhỏ khắp thế giới tu tập theo phương pháp tỉnh thức được Thiền sư Nhất Hạnh chỉ dạy.  Vào tháng Mười một, 1997, Nhất Hạnh Thiền sư thành lập tu viện Rừng Phong tại Vermont, và những đệ tử của Ngài đang tìm đất để bắt đầu cho những tu viện và trung tâm tu học ở Hoa Kỳ.  Những quyển sách của Ngài  đã bán được hơn 1,5 triệu bản và những buổi hướng dẫn và thuyết giảng của Ngài đã lôi cuốn hàng nghìn người tham dự.  Nhiều người cảm thấy, sự trình bày của Ngài chuyển tải cốt lõi thiết yếu của Phật Pháp, ngôn ngữ của Ngài giản dị, và trực tiếp, truyền đạt những lời dạy của Đức Phật trong một cung cách mà bất cứ ai cũng có thể thấu hiểu.

Tuệ Uyển chuyển ngữ 06-02-2010

Các tin đã đăng: