Tai nạn bất ngờ
Phạm Đình Khoan sinh năm 1986, trong
một gia đình thuần nông tại một vùng quê nghèo của huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An. Cũng giống như bao con người bình thường khác, dù cuộc
sống gia đình khó khăn, nhưng gia đình cũng tạo mọi điều kiện để Khoan
được đến trường.
Ngày Khoan đỗ vào trường Cao đẳng Sư
phạm Kỹ thuật Vinh cũng là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Đó không
chỉ là niềm vui của riêng bản thân Khoan mà còn là những nỗ lực, công
sức của ba mẹ đã đóng góp cho thành công đầu tiên trong đường đời của
Khoan. Niềm vui chưa đến được trọn vẹn thì một tai nạn bất ngời đã đến
với Khoan, năm 2006 lúc đang là sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ
thuật Vinh (Nghệ An) Khoan không may bị tai nạn, sau vụ tai nạn Khoan
được các y, bác sĩ chuẩn đoán là gẫy đốt sống cổ và liệt toàn thân.
Trong quá trình điều trị cho Khoan gặp rất nhiều khó khăn và dường như
không còn hy vọng, cũng từ đây Khoan đã trở thành người tàn tật.
Cuộc sống gia đình hết sức khó khăn,
lúc này ba mẹ Khoan đã phải bán tất cả những gì có thể bán được trong
gia đình để lo chạy chữa cho Khoan ở khắp các bệnh viện lớn nhỏ ở tỉnh
và trung ương, nhưng vẫn không có hy vọng. Ba năm trời, từ năm
2006-2008, Khoan chỉ nằm liệt một chỗ, ăn uống, vệ sinh đều phụ thuộc
vào người khác, do di chứng của những vết thương lâu ngày nên toàn thân
của Khoan bị tê liệt, tay chân không còn cảm giác, cơ thể bất động hoàn
toàn và không thể cử động được. Chỉ có bộ óc và trái tim là vẫn chăm chỉ
hoạt động, hàng ngày Khoan vẫn cảm nhận được về tấm bi kịch đến với
cuộc đời của mình, có lẽ niềm an ủi lớn nhất của Khoan lúc đó chính sự
chăm sóc của gia đình, ba mẹ, những người thân và đó cũng chính là nghị
lực tiếp sức sống mạnh mẽ cho Khoan.
Bằng nghị lực và sức sống của một
thanh niên, Khoan đã dần chiến thắng được bệnh tật, năm 2011 Khoan quyết
tâm thi vào trường Trung cấp Tin học Hà Nội và cũng từ đây hình ảnh một
chàng sinh viên hàng ngày vẫn đến giảng đường nhờ đôi nạng gỗ với nửa
thân hình bên trái co rút nghiêng về một phía không cử động, mọi hoạt
động chỉ ở cánh tay phải đã quá quen thuộc với các bạn sinh viên trong
trường.
Hàng ngày Khoan phải chống nạng đi bộ
hơn nửa cây số, có những lúc giảng đường ở trên tầng cao, em đã phải rất
khó khăn để lên được lớp học, có những lúc mệt vì sức khỏe yếu Khoan
cũng rất nản. Hàng ngày để đến được lớp học, Khoan phải nhờ cậy vào đôi
nạng gỗ, có những lúc đã khiến em mệt rã rời, thậm chí có những lúc em
không muốn đến lớp.
Cuối cùng, chính vì những lời động viên, an ủi và cũng chính những lúc
chán nản, khó khăn nhất em luôn nghĩ đến ba mẹ, những cố gắng của ba mẹ
giành cho mình. Và ý nghĩ phải trả ơn ba mẹ là động lực đã giúp em bước
tiếp trên con đường đầy chông gai. Năm 2013, em đã có thể tự lập, đó
cũng chính là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Khoan.
|
Em Phạm Đình Khoan |
Khi nói về ước mơ lớn nhất, Khoan chia
sẻ: “Ước mơ lớn nhất của em bây giờ là sẻ mở được một phòng vé máy bay
hướng, trong đó đa phần những người làm việc sẽ là những người khuyết
tật. Em muốn mọi người nhìn thấy được khả năng của mình, người khuyết
tất như em cũng làm được tất cả những gì mình muốn, em nghĩ rằng thành
công mà em muốn mang lại còn dài ở chặng đường phía trước, vì vậy cần cố
gắng nhiều hơn nữa, hiện tại em chỉ mong sao mình có một chiếc xe để đi
lại cho thuận tiện, không phải phụ thuộc vào bạn bè, người thân cứ phải
đưa đón”.
Sau khi Khoan bị tai nạn không lâu thì
em trai Khoan là Phạm Đình Tuyên cũng bị tai nạn trở thành người mất
trí, bao nhiêu gánh nặng gia đình đè lên đôi vai gầy yếu của ba mẹ
Khoan, chứng kiến nỗi bất hạnh đến với gia đình mình, không lâu sau mẹ
em là Nguyễn Thị Ngân cũng gục gã bởi căn bệnh suy tim, căn bệnh đã làm
sức khoẻ của bà suy yếu trầm trọng, thế là mọi công việc trong gia đình
đều đổ lên đôi vai gầy yếu, khắc khổ của người cha, người chồng. Ngày đi
làm quần quật với mấy sào ruộng và đi làm thuê để có tiền lo thuốc
thang cho vợ và hai con, vừa phải chăm sóc hai người con đang nằm liệt
dường từ ăn uống đến vệ sinh cơ thể và cô con gái út đang theo học
một trường y ở Đà Nẵng cả gia đình chỉ trông chờ vào một mình sức lao
động của người ba già yếu
Kính mong quý bạn đọc gần xa quan tâm chia sẻ để giúp gia đình cũng như bản thân Khoan vượt qua khó khăn để hoà nhập cộng đồng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Phạm Đình
Khoan số tài khoản 1300.206.181.566 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn – Chi nhánh Thăng long Hà Nội, số điện thoại: 01648747826
(Phạm Đình Khoan) hoặc bà Nguyễn Thị Ngân, xóm Hoà Tiến - xã Thanh Hoà –
Thanh Chương - Nghệ An.
Hữu Tình