Tập huấn cho Thanh niên phục vụ khóa học hè 2012
Tâm Trụ
08/04/2012 12:41 (GMT+7)


Hiện nay, một số chùa ở miền Bắc cũng tổ chức khóa học hè đây đó và trở thành một loại hình hoạt động tích cực của Phật giáo Việt Nam. Mỗi khóa học hè như thế! đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu kỹ lưỡng, trong đó đội ngủ nhân sự phục vụ rất là cần thiết. Các Thanh niên Phật tử phải theo sát các em từng giờ từng phút. Vì vậy, ở vai trò người phục vụ buộc phải gương mẫu trong đời sống, trong thời khóa tu tập và phải rèn luyện một số kỹ năng trước, sau đó sẽ bước vào khóa hè để chăm sóc dẫn dắt các em học sinh. Đó là lý do khóa học tập trung vào các nội dung huấn luyện thiết thực, phù hợp với vai trò của một người phục vụ giỏi mà các em sẽ đảm trách sắp tới.

 Chiều ngày 26/03, các em được dạy đội hình, tập cho các em tuân thủ mệnh lệnh răm rắp (không điều kiện), bao gồm đi đứng nghỉ ngồi chạy nhảy v.v… Đến sáng ngày 27/03, ĐĐ.Thích Tánh Khoang hướng dẫn về mô hình tổ chức khóa học hè cho thanh thiếu niên. Đại đức gợi ý cho các em đóng góp ý kiến, phân tích ưu khuyết điểm trong những khóa vừa qua và chia sẻ kinh nghiệm của một người đảm nhiệm vai trò trong Ban Tổ Chức đã nhiều năm. Đại đức nhắc nhở các em ngay từ bây giờ phải có sự chuẩn bị nhân sự, phân công cụ thể và một tâm thế sẵn sàng để nhận nhiệm vụ khi khóa học hè được mở ra.
 
Tiếp theo, Đại đức Tánh Khoang gợi ý cho các em soạn 30 câu hỏi giáo lý căn bản theo hệ thống chùa Phật Quang. Các em cần nắm vững và có thể giảng lại để trở thành giáo thọ cấp I, sau này kế thừa quý Thầy, quý sư cô đứng lớp hướng dẫn các em học sinh.
 
Tại lớp tập huấn, ĐĐ.Thích Nghiêm Giám hướng dẫn các em rèn luyện các kỹ năng như nhào lộn, vượt chướng ngại vật, sơ cấp cứu tại chỗ để có thể ứng phó với thảm họa bất ngờ và tập đánhpháp khí (chuông, , khánh) giúp các em biết phối hợp chuông, , khánhvà lời tụng  
 
Trong tinh thần khóa học hè, quan điểm của TT.Thích Chân Quang là phải biết trẻ hư ở điểm nào thì mới tìm được biện pháp khắc phục. Buổi chiều hôm ấy, Thượng tọa lấy ý kiến của 8 đội. Mỗi đội đều trình bày theo hiểu biết của mình về vấn đề vì sao trẻ hư. Các em nêu ra nhiều nhận định khiến cho đứa trẻ ngày nay dễ bị tập nhiểm những thói hư tật xấu.
 
Sau phần trình bày của mỗi đội, Thượng tọa nhận xét “Các con nêu được sát sườn những vấn đề giáo dục trẻ trên thế giới. Nhưng mục tiêu của ta là tổ chức những lớp đạo đức ở trong chùa hay trong các khóa hè hoặc mỗi tuần cho các em. Cho nên ta hệ thống lại vấn đề các con đã trình bày để tìm ra phương pháp và thực hiện trong khả năng, làm sao đạt được hiệu quả cao nhất”.
 
Bước tiếp theo, Thượng tọa phân tích cho các em thấy “Tất cả lỗi lầm của con người bắt đầu từ bản ngã” và tìm ra 2 nguyên nhân: thứ nhất là do bẩm sinh. Bẩm sinh này thuộc về nghiệp báo, khi đứa trẻ lớn lên sẽ phát triển cái tính cách rất rõ mà không phải do cha mẹ nhào nặn được. Nguyên nhân thứ hai là ảnh hưởng môi trường gồm có gia đình, xã hội, học đường v.v... Trong cái ảnh hưởng môi trường này có sự nuông chiều của bố mẹ, là nguyên nhân rất lớn phá hư đời đứa con mình.
 
Trong biện pháp giáo dục, có rất nhiều phương pháp giáo dục, nhưng ta không làm hết được tất cả những biện pháp để xây dựng cho một đứa trẻ tốt lên, việc này ngoài tầm tay của ta. Do đó ta chỉ lấy một góc thôi, đó là “Nhiệm vụ - trách nhiệm của Phật giáo trong việc giáo dục trẻ”, chứ còn vai trò giáo dục của nhà nước, của luật pháp, của nhà trường, của xã hội thì không phải tầm tay của ta. Chỉ có phương tiện của Phật giáo thôi  nhưng nếu ta điểm đúng huyệt là chuyển hóa sạch đứa trẻ. Bởi vì trong Phật giáo có nguồn đạo lý rất lớn. Từ nguồn đạo lý lớn này, tạo thành trước hết là những con người gương mẫu đi trước, đó là những Phật tử, những thanh niên. Chính nhờ ta có lực lượng đó đông nên có con người để tập trung mà giáo dục các em, nó hiệu quả hơn rất nhiều. Do đó, chúng ta phải khai thác cho kỹ, cho sâu, cho thật hay lợi thế của mình. Cái khó, cái hay, cái độc đáo và cái cố gắng hết sức của ta là vì lợi thế này.
 
Chúng ta gây sự ảnh hưởng ngược lại vào xã hội, học đường và gia đình để bao vây các em, tức là tạo một môi trường mới. Trước hết, ta gây ra môi trường trong chùa. Khi các em đến chùa học trong một thời gian ngắn, ta phải có biện pháp giáo dục chuyển hóa sạch những điều xấu, phải đánh lung lay cội gốc của tội lỗi để làm dấu ấn trong đời các em. Và những biện pháp đó đặt vào những người chịu trách nhiệm trong khóa học hè, từ Ban Điều Hành, Giáo thọ, đến đội ngũ thanh niên phục vụ.  
 
Thế nên trong khóa học hè có mấy việc là DẠY, CHĂM SÓC, KIỂM SOÁT VÀ HƯỚNG DẪN.
 
Trong cách giáo dục của chúng ta sẽ có những bài học đạo đức đánh vào tâm thức diệt ngã của các em. Các em sẽ là người chiến sĩ quay lại chiến đấu với những những thói hư tật xấu trong lòng mình một cách hào hứng, vui vẻ như đang chơi game.
 
Tuy thời gian tập huấn chỉ trong vòng 2 ngày nhưng các học viên đã nỗ lực thực hành hết sức nghiêm túc và lớp tập huấn đã kết thúc thành công tốt đẹp. Thượng tọa hy vọng với vốn kiến thức, kỹ năng đã học được, các học viên sẽ áp dụng vào công việc có hiệu quả. Cuối cùng, Thượng tọa cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của TT.Thích Minh Tuân - Thiền chủ Thiền viện Di Đà, để lớp tập huấn cho thanh niên được tổ chức thành công.
  
Dưới đây là hình ảnh lớp tập huấn thanh niên phục vụ khóa học hè vào ngày thứ hai của chương trình tại Thiền viện Di Đà – Hà Nội :

Theo: PTVN

Các tin đã đăng: