Kì nghỉ hè lên chùa cho con
Đinh Liên
23/04/2011 13:22 (GMT+7)


Tôi có nghe nói các mẹ cho con lên đó nhiều lắm, nhưng trước tôi cứ sợ con mình lên đó sẽ khổ. Ăn cũng  khổ hơn, lại xa gia đình nên thương con lắm. Nghĩ thế nên tôi quyết định cho con đi trại hè quốc tế để con vừa có cơ hội trải nghiệm, bố mẹ ở nhà lại an tâm vì con có người chăm sóc. Nhưng sau khi đi trại hè về, tôi nhận ra một điều, con mình sẽ chẳng bao giờ trưởng thành được nếu như vẫn sống trong sự bao bọc. Nên hè này tôi sẽ cho con gái lên Thiền Viện.”

Cũng chung suy nghĩ với chị Diễm, trên các diễn đàn dành cho cha mẹ đang rộ lên những lời mời, chia sẻ kinh nghiệm hè này cho con lên chùa đi tu, học thiền ở chùa nào. Phần lớn các lý do cho con “đi tu” là vì con quá nghịch, con ham chơi điện tử, lười học, bố mẹ nhiều lúc không quản được.
 
Hai bạn Lan và Linh đang học cách nhặt rau bí. (Ảnh: internet)

Hai bố mẹ Bibi quyết định lên Thiền viện Trúc Lâm một chuyến để “khảo sát thực tế” trước khi đưa hai con trai (10 và 12 tuổi) gửi lên đó: “Mấy tháng hè, để con ở nhà với cái tivi, máy tính chỉ xem hoạt hình và chơi điện tử thì mình lo lắm. Cho con về ông bà thì con cũng chúi mũi vào tivi, không khéo lại ra quán nét thì coi như mất con rồi.”

Chị Lan, mẹ bé Hổ còi (Yên Nghĩa, Hà Nội) thì lại muốn cho con đi tu để hòa nhập với thực tế và thiên nhiên: “Bé nhà mình rất hiếu động, ưa khám phá, rất thích thiên nhiên. Chỉ tội là bé nghĩ cái gì cũng như trong ti vi và trong truyện. Bé đọc truyện rất nhiều, cả truyện tranh và truyện dài… nhưng cơ hội thực tế thì rất ít”.

Hiện nay, bố mẹ các bé ở Hà Nội hầu hết đều chọn thiền viện Trúc Lâm để chọn mặt gửi vàng. Muốn gửi con ở đây, các bậc phụ huynh phải viết giấy cam kết gửi con vào thiền viện cho tập tu và cai game, cai net, cai tivi, laptop, điện thoại di động. Các con ngủ cùng nhau, ăn cùng nhau và sống tự lập không có bố mẹ kèm cặp.
 
Các bé sẽ trưởng thành hơn với những công việc hàng ngày. (Ảnh internet)

Tu ở thiền viện, các bé ăn cơm chay, mặc quần áo thâm rộng thùng thình, ở trên khu tập thể, được các thầy hướng dẫn đầy đủ những công việc mà trẻ em nông thôn thường xuyên làm như tự gấp chăn màn, quét nhà, nhổ cỏ, tập nấu cơm bằng bếp củi, tự giặt quần áo, đến bữa xếp hàng ngay ngắn, mặc áo tu hành chỉnh tề, bưng bát đĩa của mình xuống núi ăn cơm trong nhà ăn tập thể.

Các bé tự xúc khẩu phần ăn cho mình, ra bàn ngồi nghe các thiền sư giảng đạo lý và kinh Phật, rồi lặng lẽ ăn, thưa gửi kính cẩn. Cơm xong, lại nghe giáo huấn, rồi các bé tự đi rửa bát, rồi lại xếp hàng trở về khu vực sinh sống của mình. Hằng ngày 2 bận đi xuống khu “giảng đường” nghe giảng kinh Phật, rồi ngồi thiền.
Theo: phapluatxahoi.vn

Các tin đã đăng: