Tuổi trẻ Phật giáo trong thời kỳ hội nhập
Thích Quang Thạnh
11/12/2011 08:09 (GMT+7)

A. DẪN NHẬP

            Khi những làn sóng phát triển tột đỉnh của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng phát triển, sự đòi hỏi về trí thức và nhu cầu sống của con người ngày càng trở nên gia tăng, đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên ngày nay. Chính vì vậy, họ luôn phải đấu tranh và đối diện với nhiều tình huống khó khăn trong cuộc sống hầu tìm cho mình một hướng đi đầy khát vọng để đạt được mục đích và giá trị sống xứng đáng trong xã hội, nhất là trong thời kỳ hội nhập cộng đồng quốc tế hiện nay. Nếu không có sự tu tập nội tâm và thấu triệt đúng đắn trước những làn sóng văn minh ấy, những trái tim chứa đầy nhiệt huyết và khát vọng của giới trẻ đang truy tìm khát vọng sẽ bị mất phương hướng trước bùng binh của cuộc đời. Ngài P.A. Payutto, một học giả nổi tiếng, đã tuyên bố dõng dạc rằng sự phát minh khoa học kỹ thuật như những công cụ để mưu cầu mục đích khát vọng hơn là sự phát triển nội tâm con người, và rằng con người ở thế kỷ 20 gây ra nhiều hành vi nguy hại làm ảnh hưởng đến bản chất con người của thế kỷ 21 sẽ phải đối phó. [1]

     Trước những tình huống hiện nay, làm thế nào để bảo dưỡng những trái tim đầy nhiệt tâm ấy không bị nguội lạnh và chuyển máu? Và làm thế nào để định hướng cho tuổi trẻ có tư tưởng đúng đắn trên con đường truy tìm mục đích của mình trong thời kỳ hội nhập hiện nay? Đề tài "Tuổi Trẻ Phật Giáo trong Thời Kỳ Hội Nhập" sẽ mở ra một chân trời mới trợ giúp cho giới trẻ thanh thiếu niên luôn có một trái tim tươi đỏ thấm đượm những giá trị: 'Tài, Trí và Đức' đối với một con người hoàn thiện.

 

B. NỘI DUNG

            1. Giải thích đề tài

            'Tuổi trẻ' trong tiếng Anh được dịch là 'Youth'[2], tức là chỉ cho những lớp thanh niên, hay lứa tuổi thanh niên tràn đầy tuổi xuân, và sức sống; là những người luôn trần đầy nhiệt huyết và có ý chí mạnh mẽ tiến thẳng về tương lai để đạt được những ước mơ và hoài bảo của mình.

            'Phật giáo' là một danh từ đóng vai trò là một tính từ trong đề tài này với nghĩa 'thuộc về Phật giáo' để bổ nghĩa cho danh từ 'Tuổi trẻ'. Từ tiếng Anh của nó là 'Buddhist'[3]; nghĩa là người Phật tử mộ đạo; người đệ tử tín tâm của đức Phật.

            'Tuổi trẻ Phật giáo' giống như ý nghĩa 'Tuổi trẻ' ở trên nhưng khác biệt một chút là có thêm sự tu tập nội tâm làm nền tảng cho việc truy tìm mục đích khát vọng của mình.

            'Thời kỳ' là chỉ cho một khoảng thời gian hiện hữu trong một giai đoạn tình huống nhất định nào đó của xã hội. 'Thời kỳ hội nhập' là ám chỉ cho thời kỳ của một đất nước đã và đang trên đã phát triển mạnh mẽ và cách tân về mọi mặt để hòa nhập với cộng đòng quốc tế như hiện nay.

            Đề tài 'Tuổi Trẻ Phật Giáo trong Thời Kỳ Hội Nhập' muốn nhấn mạnh về bổn phận và trách nhiệm của người thanh niên Phật tử trên con đường truy tìm giá trị đích thực của cuộc sống trong thời kỳ hội nhập với cộng đồng quốc tế hiện nay.

            2. Trách niệm của tuổi trẻ Phật giáo trong thời kỳ hội nhập

            Sống trong thời kỳ hội nhập thương trường quốc tế như hiện nay, một thời kỳ đòi hỏi con người cần phải thay đổi, phải cải cách và phải tuân thủ theo những yêu cầu và điều kiện của cuộc sống đầy phiền toái, bận rộn và căng thẳng. Tuy nhiên, thời kỳ hội nhập cũng chính là một cơ hội tốt cho tuổi trẻ thanh niên (nói chung) và tuổi trẻ Phật giáo (nói riêng) có đủ những điều kiện thuận lợi về mọi mặt cả vật chất lẫn tinh thần, để phát huy kiến thức, sở trường và tiềm năng của chính mình. Thế nhưng, những điều kiện thuận lợi ấy đôi khi sẽ là liều thuốc bổ dưỡng trợ lực cho họ thành đạt công danh và phát triển nhân cách; và ngược lại, nó sẽ là liều thuốc độc hại làm cho giới trẻ thất bại công danh và ô nhiễm nhân cách. Nó giống như một luồng gió thổi qua có thể làm cho người khỏe mạnh cảm thấy dễ chịu và người yếu ớt trở nên bệnh tật. Vì thế, chúng ta cần phải trau dồi nội lực của tự thân mà còn phải thấu triệt rốt ráo về đặc tính của nó khi tiếp xúc với làn gió mát ấy. Để có được một tâm trạng thoải mái và cảm giác dễ chịu khi tiếp cận với những làn gió cuộc đời chứa đầy những cạm bẫy phức tạp và nguy hiểm, tuổi trẻ Phật giáo ngày nay, không những cần phải chuẩn bị đầy đủ hành trang vào đời cho mình một cách hoàn mãn về các vấn đề: học tập, sự nghiệp, tư tưởng, kiến thức và kinh nghiệm sống, .v..v.; trau dồi và phát huy tích cực về mọi mặt trong cuộc sống để hoàn thành tốt vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và bản thân; mà còn phải có sự tu tập nội tâm đùn đắn qua phương pháp Tam Vô lậu Học. Nó là ba nhân tố hỗ tương qua lại và phát triển việc tu tập đạo đức cá nhân. Hay nói cách khác, Giới (Sīla) đề cập về sự tu tập đạo đức liên quan đến sự chuyển hóa ý thức và tự nguyện về những khuôn phép hành vi cư xử thuộc về thân và lời nói. Định (Samādhi) nói đến sự phát triển về sự điềm tĩnh của tâm linh. Tuệ (Pađđā) đề cập về sự tu tập thắng trí đưa đến sự hoàn thiện về đạo đức.[4]

     Vì vậy, đức Phật đã khẳng định trong Kinh Trường Bộ về giá trị tu tập Tam Vô Lậu Học rằng không có một giới cụ túc, tâm cụ túc và tuệ cụ túc nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn giới (Sīla) cụ túc, tâm (Citta) cụ túc và tuệ (Pađđā) cụ túc này.[5]

            Điều quan trọng nhất là khi tu tập Tam Vô Lậu Học, những hành giả tuổi trẻ cần phải dựa trên tinh thần vô ngã, vô chấp, uyển chuyển, năng động; đồng thời phải thấu triệt đúng đắn về Pháp và Luật của đức Phật như là chiếc bè phương tiện đưa người qua sông mê bể khổ. Để nhấn mạnh về quan điểm này, đức Phật tuyên bố rõ ràng trong kinh Trung Bộ rằng: "Cũng vậy, này chư Tỳ kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt đưa qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỳ kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè… Chánh pháp còn bỏ đi, huống nữa là phi pháp."[6]

            a. Sự tu tập về Giới (P: Sīla, Skt: Śīla)

            Sự tuân thủ giới là nhằm vào ý thức đạo đức cá nhân để phát triển nhân cách và giúp con người có đủ nghị lực để vượt qua nhiều cạm bẫy cuộc đời. Nếu con người đã hoàn toàn thuần thục nhân cách và không còn những phiền não (tham, sân, si), sự tu tập giới sẽ trở thành vô dụng.

            Ngày nay, sự tu tập giới của tuổi trẻ Phật giáo sẽ được tuân thủ với một thái độ uyển chuyển, tích cực và sáng tạo tùy theo tình huống và thời đại khác nhau, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập cộng đồng quốc tế ngày nay. Vì sao? là một con người, dĩ nhiên chúng ta luôn được nuôi dưỡng bởi hai loại thức ăn: (1) thức ăn vật chất bao gồm: gạo, sữa, rau, đậu, mì, bắp… để nuôi dưỡng thân vật chất cho chúng ta, và (2) thức ăn tinh thần bao gồm những lạc thú thế gian như: ca hát, thể thao, bơi lội, đá banh, tình yêu, … để thỏa mãn nhu cầu cho con người về mặt tinh thần. Điều quan trọng là khi tiếp nhận những thức ăn đó, chúng ta có thấu triệt hoàn toàn về những kết quả tốt hay xấu từ hành vi của chúng ta hay không? Có nghĩa là chúng ta nên hiểu đúng đắn làm thế nào để tiếp nhận hai loại thức ăn này mà không có sự bội thực, không đưa đến kết quả tồi tệ, và không có sự cấu uế hay bất tịnh trong thâm tâm của mình. Giống như một người đang khát nước trên đường đi, vị ấy tìm kiếm nước uống, sau khi uống xong, vị ấy hết khát và tiếp tục đi thẳng trên con đường mình đang đi mà không có sự luyến tiếc hay say đắm vì nước, không có sự ràng buột và cấu uế trong thâm tâm. Bằng việc làm như thế, vị ấy đã thực hành giới đúng đắn, thích hợp và năng động. Và sự tuân thủ giới uyển chuyển như thế được gọi là sự tu tập Giới theo phương pháp uyển chuyển, thích hợp và chuẩn mực.

            b. Sự tu tập Định (P; Skt: Samàdhi)

            Định là một trạng thái chăm chú, bình tĩnh và tập trung của tâm và định mà nó đi kèm với lối sống thiện là điều kiện cần thiết để đạt được trí tuệ và giải thoát.[7] Hay cách nói khác, nó là sự nhất tâm, là sự tập trung của tâm về một đối tượng để loại trừ toàn bộ tất cả những cái khác.[8]

     Trong bối cảnh ngày nay, tuổi trẻ Phật giáo cần thấu triệt rằng sự tu tập thiền định không có nghĩa là ngồi im bất động trong khi thiền, mà phải được biểu lộ qua những công việc và lối sống hàng ngày để thích nghi với những tình huống xã hội hiện nay. Có nghĩa là vị ấy tu tập thiền định bằng cách luôn duy trì trạng thái tỉnh giác trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, ăn uống, ngủ nghĩ, lái xe, học tập, tắm rữa, đọc sách, … Nói chung,  tất cả những công việc và sự tu tập hàng ngày được dẫn dắt bởi sự chánh niệm và tỉnh giác. Từ quan điểm trên, chúng ta có thể suy luận rằng khi một hành giả đang làm việc trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vị ấy luôn giữ chú tâm tỉnh giác, có ý thức và trách nhiệm trong công việc, không có sự sao lãng và thờ ơ và luôn cẩn thận khi làm việc, … hành động như thế được gọi là thiền trong khi làm việc. Cũng vậy, những công việc hàng ngày khác cũng tương tự như thế đều gọi là sự tu tập Định. Đây chính là ý nghĩa tu tập Định của Phật giáo một cách tích cực và năng động trong thời đại mới ngày nay.

            c. Sự tu tập Tuệ (P: Pañña; Skt: Prajña)

            Tuệ là sự hiểu biết, sự nhận thức đúng đắn, sự nhận ra, cách phán xét, sự thấu triệt, sự hiểu biết về trực giác, …[9]

     Trong các bộ kinh thuộc truyền thống Nikāya, chúng ta có thể nhận thấy lời dạy của đức Phật về Prajđa hay Pañña (Pāli) rằng vị nào nhận biết như thật về sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu chỗ xuất xứ, vị ấy sẽ có một sự hiểu biết vượt ngoài những điều trên.[10]

            Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, tuổi trẻ Phật giáo cần tu tập trí tuệ bằng cách thực hành chánh kiến và chánh tư duy. Có nghĩa rằng vị ấy cần thấu triệt hoàn toàn lời dạy của đức Phật bao gồm Kinh (Discourses - Sūtra), Luật (Disciplines - Vinaya) và Luận (Super Doctrine - AbhiDhamma) để ứng dụng đúng đắn vào sự tu tập nội tâm; thấu suốt triệt để về Lý Nhơn Quả (the theory of Cause and Effect) đưa đến kết quả thiện ác từ hành động, về Lý Duyên Khởi (the theory of Dependent Origination) bắt nguồn từ vô minh và tham dục của toàn bộ khổ uẩn, và đối với Tứ Đế (the Four Noble Truths) cũng như Bát Chánh Đạo (the Eightfold Path) đưa đến sự đoạn diệt hoàn toàn các khổ uẩn,  đạt đến Niết bàn, giải thoát và giác ngộ tối thượng. Đó được gọi là sự tu tập Tuệ với nghĩa đúng đắn và thích hợp. 

     Nói chung, trong mối liên hệ mật thiết về Tam Vô Lậu Học, chúng ta có thể nhận thấy rằng Giới - Định - Tuệ được phối hợp chặt chẽ và tác động hỗ tương vói nhau trên tiến trình tu tập giải thoái giác ngộ. Chính vì vậy, đức Phật đã khẳng định quan điểm này trong Kinh Trường Bộ:

Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.[11] 

     Từ ý nghĩa trên, chúng ta có thể khẳng định mạnh mẽ rằng Giới-Định-Tuệ được xem như kiềng ba chân. Vì nếu thiếu một trong ba thì nó không thể đứng vững vàng trên mặt đất được. Sự tu tập Tam Vô lậu cũng vậy. Nếu sự tuân thủ Giới mà không có sự hiện hữu của Định và Tuệ, nó trở thành sự tuân thủ giới một cách cố chấp. Có nghĩa là xuyên tạc những lời răn dạy không chính thống. Và sự tuân thủ Định và Tuệ cũng như vậy.[12]

C. KẾT LUẬN

            Nhìn chung, tuổi trẻ Phật giáo là những mầm non tương lai trong khu rừng đầy giá trị của sự sống, là mùa xuân của sự phát triển tiềm năng, và là những đóa hoa tươi đang khoe sắc trong vườn hoa anh tài, là nhân tố tích cực và quan trọng trong vai trò góp phần xây dựng ngôi nhà Phật giáo nói riêng và đất nước nói chung mãi mãi trường tồn và phát triển. Vì vậy, trách nhiệm của tuổi trẻ Phật giáo trong thời kỳ hội nhập ngày nay cần phải hoàn thiện 3 khía cạnh 'Tài, Trí và Đức', đó chính là kiền 3 chân cho thanh thiếu niên tuổi trẻ Phật giáo cần phải được trang bị khi hội nhập vào cuộc đời. Thứ nhất chính là sự kiên nhẫn vượt khó hầu đạt được công danh sự nghiệp; sẵn sàng lắng nghe và học tập những kinh nghiệm quý báu về cuộc sống và cách ứng xử giao tế trong xã hội từ những người đi trước; luôn phát huy lý chí, nghị lực và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ để phát triển tiềm năng của chính mình; v.v... Thứ hai chính là sự thành đạt lãnh vực học vấn, cập nhật mọi kiến thức liên quan đến công việc và cuộc sống ở nhiều lãnh vực; v.v... Thứ ba là siêng năng trau dồi nhân cách đạo đức bằng sự tu tập nội tâm qua phương pháp Tam Vô lậu Học của Phật giáo. Có như vậy, những người tuổi trẻ Phật giáo trong thời kỳ hội nhập mới có thể thành đạt, phát triển và đứng vững trên đấu trường quốc tế về mọi phương diện khi truy tìm giá trị đích thực cuộc sống. 

 

THƯ MỤC

I. KINH

a. Bản Anh

Dialogues of the Buddha,                                  F. Max Muller, (ed.) & T.W. Rhys Davids (trans.), Vol. I (1995); W. & C. A. F Rhys Davids (trans.), T. W. Rhys Davids (ed), Vol. II (1995), Oxford: PTS.

The Middle Length Sayings,                              I.B. Horner, (trans.), Vol. II (1997), Oxford: PTS.

The Book of the Gradual Sayings,                     F. L. Woodward (trans.), Vol. I (2000), Oxford: PTS.

 

b. Bản Việt

Kinh Trường Bộ,                                              Thích Minh Châu (dịch), quyển I & II, TPHCM: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1991.

Kinh Trung Bộ                                  , Thích Minh Châu (dịch), quyển I (1992), TPHCM: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.

 

Kinh Tăng Chi Bộ,                                            Thích Minh Châu (dịch), quyển I, TPHCM: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1992.

II. SÁCH

Roscoe, G.,                                                      The Triple Gem: An Introduction to Buddhism, Chiang Mai, Thailand: Silkworm Books, 1994.

Bapat, P.V. (ed.),                                             2500 Years of Buddhism, Delhi: Publication Division, 1997.

H.H. Dalai Lama (au.) &

Ramanan, R. (compiler),                                   The Heart of Compassion, Delhi: Full Circle Publishing, 2001.

Fowler, M.,                                                      Buddhism: Beliefs and Practices, Brighton & Portland: Sussex Academic Press, 1999.

Saddhatissa, H.,                                               Buddhist Ethics, Boston: Wisdom Publications, 1997.

Piyadassi, M.,                                                   The Spectrum of Buddhism: Writings of Piyadassi, Colombo: Printers & Publishers Karunaratne & Sons Ltd., 1991.

Rahula, W.,                                                      What the Buddha Taught, Sri Lanka: Buddhist Cultural Centre, 1996.

Dhar, S.,                                                          Transformation and Trend of Buddhism in the 20th Century, Calcutta: Firma KLM Pvt. Ltd, 1986.

Dutt, N.,                                                           Early Monastic Buddhism, Calcutta: Firma KLM Private LTD., 1981.

Williams, P.,                                                     Buddhist Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition, London & New York: Routlege, 2000.

Gethin, R.,                                                        The Foundation of Buddhism, Oxford & New York: Oxford University Press, 1998.

Nārada, M.,                                                          The Buddha and His Teachings, Kandy, Sri-Lanka: Buddhist Publication Society, 1997.

Thích Nhất Hạnh,                                             The Heart of the Buddha's Teaching, New York: Broadway Books, 1998.

Lamotte, E. (author) &

Sara Webb-Boin (trans.),                                 History of Indian Buddhism, Louvain-le-Neuve: Institute Orientaliste de I'Universite' Catholique de Louvain, 1988.

Buddhaghosa, B., (author) &

Nānamoli (trans.),                                             The Path of Purification, Kandy, Sri-Lanka: Buddhist Publication Society, 1991.

His Holiness The Dalai Lama,                           The Way to Freedom, Dharmshala: The Library of Tibet, 2000.

Santina, P.D.,                                                   The Tree of Enlightenment, Taiwan: The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 1999.

Barua, D.K.,                                                    An Analytical Study of Four Nikayas, Delhi: Munshiram Manohalal Publishers Pvt. Ltd., 2003.

Kyabgon, T.,                                                    The Essence of Buddhism: An Introduction to Its Philosophy and Practice, Boston & London: Shambhala Publications, Inc., 2001.

Rinchen, G.S., (author) &

Sonam, R., (trans. & ed.),                                 The Six Perfections, Ithaca, New York: Snow Lion Publications, 1998.

Fowler, M.,                                                      Buddhism: Beliefs and Practices, Brighton & Portland: Sussex Academic Press, 1999.

Malik, Inder L.,                                                Dalai Lamas of Tibet, New Delhi: Computer Prints Combine, 1984.

III. BÁCH KHOA & TỪ ĐIỂN

Crowther, J. (biên tập),                                     Advanced Learner's Encyclopedic Dictionary, Oxford: Oxford University Press, 1992.

Nguyễn Sanh Phúc (chủ biên),                          Từ Điển Anh- Anh Việt, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 1999.

Weeraratne, W. G., (ed.)                                  The Encyclopaedia of Buddhism, Vol. V, Sri Lanka: The Department of Buddhist Affairs, Ministry of Buddhasasana, 2000.

Stede, W.,                                                        Pali-English Dictionary, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, Ptv. Ltd., 1997.

Williams, M. M.,                                              Sanskrit-Enghlish Dictionary, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, Ptv. Ltd., 1999.

Eliade, M., (ed.),                                              The Encyclopaedia of Religion, Vol. 11, New York: Macmillan Publishing Company, 1987.

 

 


[1] Bài tham luận của P. A. Payutto, Buddhist Solutions for the 21st Century (Các Giải Pháp của Phật Giáo đối với Thế Kỷ 21), đọc tại Nghị Viện Tôn Giáo Thế Giới ở Chicago, 1994, có giá trị  tại trang Web: www.buddhismtoday.com/index/sociology.htm.

[2] Nguyễn Sanh Phúc (chủ biên), Từ Điển Anh- Anh Việt, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 1999, trang 2398; J. Crowther (biên tập), Advanced Learner's Encyclopedic Dictionary, Oxford: Oxford University Press, 1992; 1056.

[3] Nguyễn Sanh Phúc (chủ biên), như trên, trang 260; J. Crowther (biên tập), như trên, trang 115.

[4] P. D. Premasiri, 'Ethics', in W.G. Weeraratne (Editor-in-Chief), The Encyclopaedia of Buddhism, Vol. V, 2000: 150. Xem thêm trong Gerald Roscoe, The Triple Gem: An Introduction to Buddhism, 1994: 8ff-12ff-21ff; B. Sāgharakshita, 'Buddhism in the Modern World: Cultural and Political Implications', in P.V. Bapat (ed.), 2500 Years of Buddhism, 1997: 389f; H.H. Dalai Lama (au.); Ramanan, R. (compiler), The Heart of Compassion, 2001: 110ff; Merv Fowler, Buddhism: Beliefs and Practices, 1999: 58ff; Hammalawa Saddhatissa, Buddhist Ethics, 1997: 40ff; Mahathera Piyadassi, The Spectrum of Buddhism: Writings of Piyadassi, 1991: 204ff; Walpola Rahula, What the Buddha Taught, 1996: 46ff; Satchidananda Dhar, Transformation and Trend of Buddhism in the 20th Century, 1986: 19.

[5] Thích Minh Châu, Kinh Trường Bộ, Vol.I, trang 304; Dialogues of the Buddha, Vol.1, trang 236f. Xem thêm trong Nalinaksha Dutt, Early Monastic Buddhism, 1981: 142ff.

[6] Thích Minh Châu, Kinh Trung Bộ, Vol.I, 1992: 307f; I. B. Horner (trans.), The Middle Length Sayings, Vol. I, 2000: 173f. Xem thêm 'ví dụ chiếc bè' như trên, The Spectrum of Buddhism: Writings of Piyadassi: 225f; P. Williams, Buddhist Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition: 38ff; R. Gethin, The Foundations of Buddhism: 71f.

[7] T.W. Rhys Davids & W. Stede, Pali-English Dictionary, 1997: 685.

[8] Mahāthera Nārada, The Buddha and His Teachings, 1997: 305.

[9]  Như trên, Pali-English Dictionary, p. 390; như trên, Sanskrit - Enghlish Dictionary, p. 659.

[10] Kinh Trường Bộ, Vol. I, 1991: 88; Dialogues of the Buddha, Vol. I, 1995: 53f. Xem thêm về Tuệ (Pađđā or Wisdom) trong P. D. Premasiri, 'Ethics', như trên, The Encyclopaedia of Buddhism, Vol. V: 152; Tadeusz Skorupski, 'Prajđā', M. Eliade (ed), The Encyclopaedia of Religion, Vol. 11: 477ff; E. Lamotte(au) & Sara Webb-Boin (trans), History of Indian Buddhism: 44ff; B. Buddhaghosa (au) & Nanamoli (trans), The Path of Purification: 435ff; như trên, The Buddha and His Teachings: 320ff-353f; Thích Nhất Hạnh, The Heart of the Buddha's Teaching: 210ff; His Holiness The Dalai Lama, The Way to Freedom, 2000: 179ff; P.D. Santina, The Tree of Enlightenment: 65ff; D.K. Barua, An Analytical Study of Four Nikāyas: 159ff; T. Kyabgon, The Essence of Buddhism: An Introduction to Its Philosophy and Practice: 69ff; Geshe Sonam Rinchen (author); Ruth Sonam (trans. & ed.), The Six Perfections, 1998: 95ff.

[11] Kinh Trường Bộ, Vol. I, 1991: 559, 617, 621f; Dialogues of the Buddha, Vol. II, 1995:89f, 132f, 136.

[12] Xem thêm về 'Tam Vô lậu học' trong Kinh Tăng Chi Bộ, Vol. I, 1996: 415ff, 435ff; The Book of the Gradual Sayings, Vol. I, 2000: 208ff, 219ff; P. D. Premasiri, 'Ethics', như trên, The Encyclopaedia of Buddhism, Vol. V: 150ff; như trên, History of Indian Buddhism, p. 42ff; như trên, The Triple Gem: An Introduction to Buddhism, p. 8ff, 12ff, 21ff; B. Sāgharakshita, 'Buddhism in the Modern World: Cultural and Political Implications', như trên, 2500 Years of Buddhism, p. 389f; như trên, The Heart of Compassion, p. 110ff; như trên, What the Buddha Taught, p. 46ff; như trên, Buddhist Ethics, p. 40ff; như trên, The Spectrum of Buddhism: Writings of Piyadassi, p. 204ff; M. Fowler, Buddhism: Beliefs and Practices, p. 58ff; như trên, An Analytical Study of Four Nik?yas, p. 121ff; Inder L. Malik, Dalai Lamas of Tibet, 1984: 154ff.

Các tin đã đăng: