Dấu ấn làm giáo dục của giới Phật Giáo đương đại
Công
cuộc hiện đại hóa giáo dục đại học ở Trung Quốc bắt đầu từ việc chính
phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” (năm 1912 chính phủ Dân
Quốc thành lập đổi tên thành Đại Học Bắc Kinh) năm 1910 chiêu sinh sinh
viên chính quy đầu tiên.
Trước
năm 1920, Đại học ở Trung Quốc đều là dân lập như Đại học Đông Ngô, Đại
học Tế Lỗ, Đại học Saint Jonhs. Theo tư liệu thống kê vào lúc đó trên
80% sinh viên đều theo học tại các trường Đại học do giáo hội Cơ Đốc
giáo (đạo Chúa và đạo Tin Lành) thành lập.
Sau
năm 1920, các trường Đại học công lập như Đại học Đông Nam, Đại học
Giao Thông, Đại học Quảng Đông, Đại học Thanh Hoa lần lượt được thành
lập và ảnh hưởng của trường đại học công lập cũng được lớn mạnh dần. Năm
1929, chính phủ công bố quy trình quy mô đại học và luật tổ chức đại
học, yêu cầu đưa tất cả các trường đại học dân lập vào hệ thống quản lý
pháp luật, các điều kiện thành lập đại học tư thục đều có quy định hạn
chế. Do vậy, vào thời đó nhân duyên để giới Phật Giáo thành lập trường
Đại học không thể hội đủ được.
Năm
1949, sau cuộc nội chiến Quốc Cộng, chính phủ Dân Quốc dời ra đảo Đài
Loan, do kinh nghiệm đối phó với các phong trào đấu tranh của học sinh,
sinh viên trước đó ở đại lục nên trên phương diện chính sách đã tăng
cường quản lý và hạn chế việc thành lập các trường Đại học tư thục.
Năm
1974, chính phủ ban bố luật Đại học tư thục quy định tất cả các trường
Đại học tư thục đều phải đăng kí thành “tài đoàn pháp nhân” (hình thức
sở hữu tập thể). Thập niên 70, Đài Loan đối diện với những thử thách của
cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới, những nhu cầu bức thiết về đội
ngũ nhân tài kỷ luật cao của các công ty, xí nghiệp đã làm cho những
chính sách hạn chế việc xin thành lập trường tư thục kéo dài suốt 13 năm
phải được thay đổi.
Từ
năm 1985 bắt đầu mở cửa lại nhưng chỉ cho phép các học viện kỹ thuật
công nghệ, y khoa và kỹ thuật nghề. Do đó, giới Phật Giáo thành lập Học
viện công nghệ Hoa Phạm (chiêu sinh năm 1990 đến năm 1997 đổi thành Đại
học Hoa Phạm). Học viện Y Khoa Từ Tế (năm 1994 chiêu sinh, đến năm 2000
đổi thành Đại học Từ Tế). Sau đó, chính phủ tiếp tục mở cửa cho phép
thành lập học viện tư thục xã hội nhân văn nên Học viện quản lý Nam Hoa
(chiêu sinh năm 1996, năm 1999 đổi thành Đại học Nam Hoa). Học viện xã
hội nhân văn Huyền Trang (chiêu sinh năm 1997, năm 2004 đổi thành Đại
học Huyền Trang ra đời). Năm 1998, Học viện xã hội nhân văn Pháp Cổ được
thành lập cho đến Học viện xã hội nhân văn Phật Quang (chiêu sinh năm
2000, năm 2006 đổi thành Đại học Phật Quang) được thành lập tạo thành
làn sóng xây dựng Đại học tư thục trong giới Phật Giáo.
Học viện nghiên cứu tu tập Tôn Giáo
Gần
mấy chục năm nay tại Đài Loan có 130 cơ sở gồm: Phật học viện, Chủng
viện, Viện thần học Tin Lành, Viện Nhất Quán đạo được Bộ Nội Chính Đài
Loan cấp phép thành lập và chiêu sinh nhưng tất cả đều không được đưa
vào hệ thống giáo dục thuộc bộ giáo dục quản lý và văn bằng cũng không
được bộ giáo dục công nhận vì thuộc sự quản lý của Bộ Nội Chính. Do đó,
đã tạo ra rất nhiều trở ngại cho sự phát triển giáo dục Tôn giáo tại Đài
Loan (trừ hệ thống các đại học tư thục do tôn giáo lập thuộc bộ giáo
dục quản lý thì hệ thống văn bằng đều được bộ giáo dục công nhận).
Một
điều thay đổi to lớn là cuối năm 2000 tại hội nghị bàn về những vấn đề
liên quan đến giáo dục Tôn giáo đã quyết định dưới những điều kiện nhất
định sẽ chấp thuận cho học viện Phật Giáo, chủng viện Thiên Chúa giáo và
viện thần học Tin Lành cùng một số cơ sở nghiên cứu tu tập tôn giáo
trực thuộc hệ thống giáo dục Đại học. Tháng 3 năm 2004, viện lập pháp
(Quốc hội) đã thông qua bộ luật trường tư thục. Điều 9 chấp thuận việc
thành lập các khoa, viện nghiên cứu và học viện Tôn giáo với mục đích đa
nguyên nghiên cứu về học thuật Tôn giáo. Hiện nay có 9 trường Đại học
có các khoa, viện tôn giáo học là Đại học Phụ Nhân (1988), Đại học Chân
Lý (1996), Đại học Huyền Trang (1997), Đại học Chính Trị (1999), Đại học
Nam Hoa (2000), Đại học Từ Tế (2000), Đại học Trung Nguyên (2000), Đại
học Đông Hải (2001), Đại học Phật Quang (2001) cho phép các trường tư
thục hoặc các pháp nhân tôn giáo được thành lập các học viện nghiên cứu
tu tập tôn giáo thuần nhất và cấp phát học vị tôn giáo làm nền tảng để
bồi dưỡng đào tạo các chức sắc và nhân tài tôn giáo. Đồng thời cho phép
các học sinh, sinh viên được quyền tham gia các nghi thức tôn giáo là y
cứ cho việc mở các học phần và các chuyên ngành về tu tập. Nhờ vậy, việc
giáo dục tôn giáo thuần nhất ở Đài Loan lại có được một bước ngoặt phát
triển mới, có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu học thuật và
thực tiễn tu tập.
Học viên nghiên cứu tu tập Pháp Cổ, Học viện Phật Giáo Pháp Cổ
Năm
2006, Viện nghiên cứu Phật học Trung Hoa với 25 năm kinh nghiệm giảng
dạy, với thành tích giao lưu hợp tác với 15 viện, trường trên thế giới
và thành tích đào tạo hơn 10 vị sinh viên đạt học vị tiến sĩ đã là học
viện đầu tiên gửi hồ sơ đến bộ giáo dục xin thành lập học viện nghiên
cứu tu tập Pháp Cổ. Sau đó, theo nghị quyết của hội nghị đề án về phương
pháp thành lập học viện nghiên cứu tu tập tôn giáo vào tháng 3 năm 2008
cho phép các khoa viện và học viện nghiên cứu tu tập tôn giáo, học vị
và học trình có thể dùng tên gọi thường dùng của các khoa viện đã có mà
không nhất thiết phải dùng cụm từ “nghiên cứu tu tập”. Nên ngày 18 tháng
8 năm 2008, Học viện đã đổi tên thành Học viện Phật Giáo Pháp Cổ để
tiện trong danh xưng giao lưu quốc tế và trong tên viết tắt của học
viện.
Trên
phương diện nghiên cứu học thuật, từ đội ngũ giảng viên các bộ môn Phật
học Ấn Độ, Phật học Trung Quốc và Phật học Tây Tạng dung hợp tinh hoa
của Phật Giáo Hán truyền, Phật Giáo Nam truyền và Phật Giáo Tạng truyền
mở ra kỉ nguyên mới cho việc nghiên cứu và tu tập trong Phật Giáo. Đồng
thời mở rộng và xây dựng học trình về công nghệ thông tin trong Phật
học thành bộ môn công nghệ thông tin Phật học để bồi dưỡng nhân tài quản
lý hệ thống tri thức và kinh điển Phật giáo kỹ thuật số. Đồng thời xem
trọng việc bồi dưỡng ngữ văn Phật học tiếng Sanskrit , tiếng Ba-li,
tiếng Tây Tạng , tăng cường ngoại ngữ Anh văn và Nhật ngữ xây dựng bộ
môn phiên dịch kinh điển Phật giáo.
Trên
phương diện thực tiễn tu tập, có thể kết hợp viện Phật học của đại học
Tăng Già Pháp Cổ Sơn cùng với các thời khóa sang tối, thiền định và các
khóa tu định kỳ của tằng đoàn thành các thời khóa thường nhật để tu
dưỡng việc thực tập trên phương diện tu tập . Đồng thời kết hợp các
nguồn tài nguyên và cơ sở của tổ chức giáo dục Phật giáo thế giới Pháp
Cổ Sơn để tiến hành việc thực tập tu thiền, lễ nghi và hoằng pháp trên
phương diện lý luận và thực hành khảo sát sự diễn biến của lịch sử để
thành lập và xây dựng các chương trình đào tạo phát triển việc nghiên
cứu dung hợp với tu tập kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tạo thành
một tác phong học tập và nghiên cứu của Pháp Cổ .
Trong
tương lai, Học viện Phật Giáo Pháp Cổ có thể kết hợp với Học viện xã
hội nhân văn Pháp đang trong quá trình xây dựng để tạo thành một môi
trường giáo dục và học tập đầy đủ tri thúc Phật Pháp và thế học giúp cho
sinh viên có thể hỗ trương trong việc chọn các học phần vượt lĩnh vực
và học hai văn bằng để đào tạo một đội ngũ nhân tài đầy đủ năng lực
nghiên cứu tu tập Phật học và bản lĩnh chỉnh hợp tri thức khoa học tạo
nên một đội ngũ nhân lực phục vụ xã hội với tinh thần tôn giáo hoàn bị.
Thích Giải Hiền
Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
Hội trưởng Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức
(Dịch từ bài phát biểu của thượng tọa Huệ Mẫn – Hiệu trưởng học viện Phật Giáo Pháp Cổ)