Phật Giáo Nhật Bản đã đánh bại đạo quân truyền giáo như thế nào?
Marvin Olasky(*) / Minh Kiến dịch Việt
06/06/2011 09:54 (GMT+7)

  Thay lời giới thiệu (trích wikipedia): Tịnh độ chân tông (zh. 淨土真宗, ja. jōdo-shin-shū) là một nhánh của Tịnh Độ tông tại Nhật do Thân Loan (1173-1262) sáng lập. Tông này đặt cơ sở trên Vô lượng thọ kinh (sa.sukhāvatīvyūha), là kinh với 48 đại nguyện của Phật A-di-đà. Giáo pháp của tông này là chuyên trì tụng danh hiệu A-di-đà, với hi vọng sẽ được tái sinh trong Cực lạc Tịnh độ, nhờ sức cứu độ của Phật. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất trong tông phái này là niềm tin kiên cố nơi Phật A-di-đà.

Tịnh độ chân tông là một giáo phái gồm cư sĩ tại gia. Một đặc trưng quan trọng của tông này là các vị đứng đầu được phép trao quyền cho con. Ngày nay, Chân tông là hệ phái mạnh nhất ở Nhật với hai chi phái: Ōtani và Honganji, đều đặt chùa chính tại Kyoto (kyōto).

 

(*): Tác giả Marvin Olasky là Tổng biên tập của World Magazine, một tạp chí của các nhà truyền đạo Tin lành bảo thủ (conservative evangelical Protestantism) ở Mỹ.

Thương nhân là Bồ tát

Shosan Suzuki là tác giả của nhiều bài viết chống Kitô giáo trong thế kỷ 17, và  được  nhà sử học kinh tế Shichihei Yamamoto xem là "người sáng lập chủ nghĩa tư bản tại Nhật Bản." Còn hơn sự trùng hợp nữa : Shosan ghét Cơ Đốc giáo và biết rằng các tu sĩ  Phật giáo càng ngày càng tham nhũng nên không thể trở thành trung tâm của một nền văn hóa Nhật Bản hầu có thể đẩy lùi các ý tưởng đến  từ  nước ngoài. Shosan đã đề xuất một giải pháp khác đthay thế: "Làm tất cả các ngành nghề là thực hành Phật Pháp; Thông qua công việc chúng ta có thể thành Phật."

Ông đã tư vấn nhi
ệt tình cho các thương gia: "Hãy dấn thân vào các hoạt động thế gian ... Hoạt động của các bạn là một bài tập khổ hạnh làm sạch các tạp chất. Hãy thách thức tâm trí và cơ thể bằng cách vượt qua các dãy núi. Hãy rửa sạch trái tim của bạn bằng cách lội qua sông  .... Nếu bạn hiểu rằng cuộc sống này chỉ là một chuyến đi qua một thế giới phù du, và nếu bạn bỏ qua một bên các chấp trước và tham muốn và làm việc chăm chỉ, Trời sẽ bảo vệ bạn, các vị thần sẽ ban ơn cho bạn, và lợi nhuận của bạn sẽ tăng đặc biệt. "


Tịnh độ chân tông

Giáo phái Jodo Shinshu (Tịnh độ chân tông) đặc biệt phát triển với một "giáo đoàn không tu sĩ". Các tu sĩ Tịnh độ tông đã không cạo đầu. Họ mặc quần áo bình thường hầu như mọi lúc, và chỉ  mặc áo choàng  tu sĩ mỗi khi làm lễ. Họ  nhấn mạnh rằng họ chỉ là một phần của "cộng đồng của những người bạn đồng hành" và không phải là những bậc đạo sư. Họ chê bai các nỗ lực để tiến tới Niết bàn thông qua thiền định và ngâm trong nước lạnh hoặc niệm thần chú hằng giờ.

Họ cho r
ằng thời gian như vậy tốt hơn nếu được sử dụng trong các "nỗ lực bản thân", làm công việc hỗ trợ các tiến bộ kinh tế cho gia đình hay xã hội. Các tín đTịnh độ tông đã giúp đỡ người khác đ bày tỏ lòng biết ơn với Đức Phật A Di Đà. Một vị thầy Tịnh độ tông ca ngợi lòng vị tha của thương nhân: "Họ rời nhà vào buổi sáng sớm và trở về muộn vào ban đêm. Họ không tránh được những thời tiết khắc nghiệt cũng như họ không thích những khó khăn và đau khổ.  Họ mặc áo quần bằng bông vải và ăn đồ chay. Họ không dám vứt bỏ một sợi chỉ  hoặc một mảnh giấy. "



Các tu sĩ Tịnh độ tông cũng dạy rằng  thực hành khổ hạnh trong cuộc sống bình thường ít nhất cũng quan trọng b
ằng bất cứ thành quả nào ở  thiền viện. Với những người lo lắng về việc đi lạc lối bởi không hành thiền định và tụng thần chú, họ nhấn mạnh vẻ đẹp của lao động hàng ngày thực hiện trong chánh niệm. Các Bồ-tát đã ấn tượng bởi sự chuyên cần của một thương gia, Takata Zenemon,  vì " ông đã mang đèn sáp và nón tre  đi vào các huyện miền núi .... Hơn 50 năm ông thực hành tiết kiệm. Nhưng với sự trung thực làm cơ sở, ông đã làm việc mà không ngại chịu khổ cực, và được trả với những ân hu trên trời. "

Lối suy nghĩ  này đã vượt ra ngoài gíáo phái Tịnh độ tông, và đã đột phá khi Thân Loan (Shinran)  nhấn mạnh rằng các Bồ-tát không quan tâm nếu tên của họ không bao giờ được đcập đến. Một cuốn sách vào thế kỷ 17, Shimin Nichiyo, trả lời câu hỏi như thế này từ một nghệ nhân: "Tôi bận rộn mỗi phút trong ngày trong nỗ lực kiếm sống. Làm thế nào tôi có thể trở thành một vị Phật?." Các tín đồ Tịnh độ tông trả lời, “Đừng lo lắng, hãy bận rộn. Hãy vui vẻ, đừng bỏ bê công việc buổi sáng và buổi tối. Hãy chăm chỉ làm việc của gia đình.  Đừng đánh bạc. Thay vì dùng nhiều, hãy dùng ít đi..."

Lúc ban đ
ầu các lời dạy như vậy được xem là có ích cho những người không phải là tu sĩ , nhưng vì tham nhũng trong Phật giáo càng tăng lên, hoạt động thế tục bắt đầu được xem như là công đức bằng nhau với các hoạt động tu hành, và cuối cùng là  xứng đáng hơn. Ishida Baigan vào đầu thế kỷ 18 cho rằng địa vị của thương  nhân không đứng thấp trong xã hội mà là cao, vì họ có ích cho xã hội nhiều hơn so với các tu sĩ hay võ sĩ đạo (samurai). Vào cuối thế kỷ 18 Hosoi Heishu đã giảng khắp Nhật Bản v cách mà mọi người trong công việc hàng ngày có thể hiển thị các nghiệp lành và công đức tốt đẹp của sự khiêm tốn, siêng năng, và tính tiết kiệm.

Các tín đ
Tịnh độ tông và những người khác đã cung cấp cho Nhật Bản một phiên bản của Phật giáo về cái "đạo đức Tin lành". Đầu tiên, họ nói rằng nhiệm vụ bên ngoài phạm vi tôn giáo đã đóng góp xứng đáng vào việc tạo ra hòa hợp. Kinh doanh là tôn giáo, một cuốn sách của Tịnh độ tông đã tuyên bố: "Việc kinh doanh của thương nhân và của các nghệ nhân là vì lợi ích của người khác. Vì làm lợi cho những người khác tức là họ được quyền làm lợi cho chính mình ... Tinh thần làm lợi người khác là tinh thần Bồ-tát. Có một tinh thần Bồ-tát và cứu tất cả chúng sinh, điều này được gọi là những hành động Bồ-tát .... Bí mật của công việc của các thương nhân và nghệ nhân nằm trong việc  gây niềm tin thông qua những việc làm Bồ-tát."

Vào năm 1853 khi bị Mỹ buộc phải mở cửa cho thương mại và văn hóa phương Tây, Nhật Bản đã sẵn sàng để cạnh tranh. Nakamura Masanao đã dịch một cu
ốn sách thông thường tiếng Anh thuộc loại tự  giúp đở, mang tên “Chuyện các người đạt được mục tiêu của họ ở các nước phương Tây”. Cuốn sách đã bán chạy lâu năm ở Nhật Bản, nơi mà cảnh báo về nhàn rỗi và những lời hô hào cố gắng liên tục rất phù hợp với lòng mong muốn thành đạt.

Các giáo phái Tin Lành vào Nhật Bản


Nhiều người truyền giáo, chủ yếu là Tin lành, đến Nh
ật để mở cửa trở lại vào cuối thế kỷ 19 và sống ở "khu định cư người nước ngoài" tại Nagasaki và các thành phố khác. Ngày nay, điểm thu hút du lịch  lớn thứ hai của Nagasaki , sau chổ nổ quả bom nguyên tử  và viện bảo tàng, là  khu Glover Garden, nơi  có một số "ngôi nhà kỳ lạ kiểu phương Tây" được xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Khách du lịch nhìn chăm vào màn cửa đã bị mờ và đồ nội thất như chúng ta xem đoạn video của đống đổ nát dưới nước của tàu Titanic. Khung cảnh thật là lạnh và không có sự sống, và đó có thể là cách Thiên Chúa giáo thường xuất hiện.

Có lẽ trong thế kỷ 19 vụ
truyền giáo thành công lớn nhất là những nỗ lực của thuyền trưởng Leroy Janes, một sĩ quan thời Nội Chiến (Civil War) đã đến Nhật Bản theo yêu cầu của Tokyo để giúp nâng cấp quân đội của Nhật. Ban ngày ông hướng dẫn quân sự nhưng vào buổi tối ông đã nói về Chúa Kitô và có 35 sinh viên giỏi nhất của ông, dẫu biết họ sẽ phải đối mặt với khủng bố, đã ký tên vào một tuyên bố can đảm. Tuyên bố của họ viết, "Trong khi nghiên cứu Kitô giáo chúng tôi đã được giác ngộ và đánh thức. Càng. nghiên cứu, chúng tôi càng đầy nhiệt tình và niềm vui. Hơn nữa, chúng tôi đặc biệt mong muốn đức tin này có thể được công bố trong toàn th đế quốc".  Các sinh viên đồng ý rằng mục tiêu của họ là, "không quan tâm đến đời sống của chúng tôi mà để phổ biến sự công bằng và vô tư của giáo lý này".

Chính phủ Nh
ật nhanh chóng sa thải Janes, nhưng các học trò của ông đã trở thành các nhà lãnh đạo của Kitô giáo tại Nhật Bản và đứng vững khi các người Nhật  chống Kitô  yêu cầu các quan chức "Hãy diệt tà giáo và xiển dương chánh đạo".  Cuốn sách “Chuyện Nagasaki” ( Tales of Nagasaki) gọi  các tín đKitô là quân phiến loạn bởi vì họ xem Thiên Chúa là "Hoàng tử vĩ đại và người Cha vĩ đại," và như  vậy nghĩa là Hoàng đế Nhật chỉ được xem là "hoàng tử bé và người cha nhỏ". Chúa Kitô, cuốn sách đã tuyên bố, "đã đánh lừa các tầng lớp thấp không biết gì, làm cho họ theo ông ta cho đến khi quỷ kế ác độc của ông đ giết người lãnh đạo của đất nước và chiếm giữ đất nước cùng nhân dân bị phát hiện, ông đã chết bằng cách bị đóng đinh.  Ông ta là thú vật phản bội bậc nhất ".

Cuốn sách cũng buộc tội các tín đ Kitô vì cho rằng "các người bất hiếu và không trung thành nhất có thể ở chổ cao nhất trên Thiên đường nếu họ chỉ cần tìn yêu Chúa Trời". Đó thực sự là sự thật, và Phật giáo đã sử dụng bất kỳ mấu chốt nào có thể đạt được vì phải chiến đấu cho cuộc sống còn của mình ở Nhật Bản khi phải chống lại hai mối đe dọa: chú trọng vThần đạo (Shinto) mà  các nhà lãnh đạo  chính trị Nhật Bản thông qua vào năm 1868, và các cuộc họp hồi sinh mà các tín đ Kitô tổ chức thường xuyên. Người Nhật thường phân định chặt chẽ giữa uchisoto (bên trong và bên ngoài, những người thuộc nhóm và những người không), và những người theo Kinh Thánh đã phải đối mặt với những xa lánh dành cho những người bị cho là ở ngoài.

Các tín đ
Kitô như nhà truyền giáo M.L. Gordon đã phê bình mạnh mẽ Phật giáo, và đặc biệt là giáo phái  "mạnh mẽ, phổ biến và tiến bộ nhất" Tịnh độ tông. Gordon kết luận rằng nó rất khác biệt với Phật giáo nguyên thủy . "Shakya [Thích Ca Phật] cũng dạy giáo lý v Niết Bàn, đó là thực sự tuyệt diệt", ông viết. "Những người Phật tử  này chỉ cho tín đồ cỏi Tịnh đ ở phương Tây, với vô lượng  niềm vui cho mắt, tai, hương vị, và các giác quan khác. Liệu đây có phải là một sự khác biệt không thể dung hoà không?"

Phản ứng của các giới Phật tử


Các Phật tử đã phản bi
ện bằng nhiều hình thức cao và thấp. Một nhà truyền giáo vào năm 1875 đã viết rằng các tín đ Kitô phải đối mặt với trở ngại lớn nhất không phải là các chỉ trích của người Nhật  mà là "các điều phản bác được  nhập khẩu từ vùng đất Kitô giáo", khi  các Phật tử lưu hành các sách của Charles Darwin và các nhà khoa học khác  và các tài liệu này  "đã giam giữ Kitô giáo". Nhật Bản đang nhấn mạnh phát triển khoa học và công nghệ , và các Phật tử đã lên án s  lý nổi tiếng của Kitô giáo. Trong khi tiến hành cuộc chiến trí tuệ, vài Phật tử còn thuê côn đồ để phá vỡ các hoạt động truyền giáo.

Các khuy
ết điểm khác trong lòng sùng kính Thánh Kinh của phương Tây cũng làm tổn thương các nỗ lực tại Nhật Bản. Các  người truyền giáo bị ảnh hưởng bởi "những lời chỉ trích cao hơn" khi giải thích Kinh Thánh một cách tự do thường thổi một kèn không chắc chắn. Một số nói rằng Đức Phật A Di Đà và Tịnh Độ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng như vậy cũng đúng cho Chúa Giêsu và Thiên đưng. Các người truyền giáo đó chắc chắn đã không làm cho những ý tưởng Kitô đáng đ hy sinh tánh mạng. Nếu Chúa Kitô đã không sống và chết và sống lại, Thánh Phaolô sẽ là một trong số những người nói với người Nhật rằng không đáng sống và có thể chết cho Kitô giáo.  Mục sư  David Busk, đại diện Nhà thờ Chúa   Ba Ngôi tại Nagasaki, nói rằng những người tiền nhiệm của ông vào cuối thế kỷ 19 là "tu sĩ trong áo khoác màu đen. Họ rất trang nghiêm. Họ không phải là những thánh tử đạo."

Trong nửa sau của thế kỷ k
ế tiếp Kitô giáo tại Nhật Bản đã tiến hành theo tuyến đường được thành lập vào năm 1890. Có lẽ 1 phần trăm  người Nhật Bản đã cải đạo theo Kitô. Charles Eliot ghi nhận trong cuốn sách của ông về Phật Giáo Nhật Bản vào năm 1935  rằng "các tín đồ của A Di Đà ở Nhật Bản rất nhiều, giàu có và tiến bộ, nhưng s thờ phụng này có nên được gọi là Phật giáo không? Nó đã vượt qua Phật giáo, điều này không thể nghi ngờ gì nữa: tất cả các giai đoạn trừ các giai đoạn đầu tiên  là hoàn toàn rõ ràng, nhưng với một quá trình phát triển dẫn đến việc chuyển đổi hoàn toàn như vậy,  ai còn có thể gọi đó là giáo lý của Gotama và giáo lý của Thân Loan? Cho đến nay như tôi biết, hiện tượng này chưa từng xảy ra trong lịch sử của các tôn giáo. "

Trong thập niên 1920 và thập niên 1930, Nhật Bản từng bước loại bỏ các quyền tự do tôn giáo đã được ban hành vào những năm 1860, và các nhà thờ Tin lành hiếm khi phản đ
ối. Khi chính quyền kêu gọi tham gia các lễ ở đền thờ Thần đạo như là một "biểu hiện của lòng trung thành của người dân ", các nhóm Kitô giáo thường tuân thủ. Luật điều hành các tổ chức tôn giáo (Shukyo dantai ho) năm 1939 đã cho phép  chính phủ Nhật Bản quyền giải tán các tôn giáo mà giáo lý mâu thuẫn với “chính đạo của Hoàng triều ".  Khi chính phủ Nhật Bản áp đặt  sự hình thành của Kirisuto Nihon Kyodan (Giáo Hội Thống Nhất  Kitô tại Nhật Bản), một gíáo hội gồm 34 giáo phái Tin Lành, một vài nhà thờ đã không hợp tác, nhưng phần lớn chấp nhận lệnh mới.

Nhiều nhà thờ đã nhảy múa xung quanh các câu hỏi của quan chức chính phủ: Làm thế nào Thiên Chúa mà các người nói là Đấng Tạo Hóa của tất cả đã tạo ra Hoàng đế, khi Ngài là một vị thần linh?
Vương quốc của Thiên Chúa sẽ thay thế quyền của Hoàng đế? Hoàng đế là một tội nhân? Năm 1942  chính phủ đã bắt giữ 42 mục sư Pentecostal và buộc tội họ  đã giảng dạy  quyền tuyệt đối  của Chúa Kitô sau khi Chúa trở lại. Sau Thế chiến II, nhiều nhà thờ đã xin lỗi về tội đồng lõa của họ, nhưng cơ hội để làm chứng đã mất đi. Một số nhà truyền giáo đã đến với các lực lượng chiếm đóng của Mỹ sau chiến tranh, nhưng đạo Kitô vẫn là đức tin có lẽ chỉ có một phần trăm (1%) người Nhật Bản.


Minh Kiến dịch và bổ túc

Tháng 5/ 2011


Xem thêm:  

1.      Wikipedia: Tịnh độ chân tông, link  http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Bnh_%C4%91%E1%BB%99_ch%C3%A2n_t%C3%B4ng ;   http://en.wikipedia.org/wiki/J%C5%8Ddo_Shinsh%C5%AB

2.      Homepage for Tịnh độ tông Hongwanji-ha Hongwanji International Center – English, link: http://international.hongwanji.or.jp/

3.      Phật giáo tại Nhật bản, Thích Nguyên Tạng, link: http://quangduc.com/quocte/01pgkhaptg-nhat.html

4.      Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo tại Nhật tháng 11/2008, link: http://www.giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2008/11/06/53525A


How the Japanese Defeated Missionaries

Posted February 19, 2004
http://www.worldmag.com/world/issue/06-14-03/international_11.asp
By Marvin Olasky

http://www.christianaggression.org/item_display.php?type=ARTICLES&id=1077170111



Shosan Suzuki, author of anti-Christian attack pieces in the 17th century, is cited by economic historian Shichihei Yamamoto as "the founder of Japanese capitalism." That's more than coincidence: Shosan hated Christianity and knew that an increasingly corrupt Buddhist priesthood could not become the centerpiece of a Japanese culture able to turn back foreign ideas. Shosan proposed an alternative: "All occupations are Buddhist practice. Through work we are able to attain Buddhahood."

He gave spirited advice to merchants: "Throw yourself headlong into worldly activity.... Your activity is an ascetic exercise that will cleanse you of all impurities. Challenge your mind and body by crossing mountain ranges. Purify your heart by fording rivers.... If you understand that this life is but a trip through an evanescent world, and if you cast aside all
attachments and desires and work hard, Heaven will protect you, the gods will bestow their favor, and your profits will be exceptional."

Tịnh độ tông especially grew through its development of a "nonmonastic priesthood." Tịnh độ tông priests did not shave their heads. They dressed in ordinary clothes most of the time, with religious robes reserved for services. Priests emphasized that they were part of a "community of fellow seekers" and were not gurus. They debunked "self-power" (jiriki), the attempt to move toward nirvana through meditation and immersion in freezing water or hours of mantra-chanting.

Such time would better be used, they said, in "self-effort," doing works that aided in economic advancement for a family or a society. Tịnh độ tông believers were to help others out of a sense of gratitude to Amida Buddha. One Tịnh độ tông teacher praised the altruism of merchants: "They go out early in the morning and return late at night. They do not avoid the elements nor do they dislike hardship and misery. They cover their bodies
with cotton clothing and fill their mouths with vegetable food. They do not dare to throw away a piece of thread or a scrap of paper."

Tịnh độ tông priests also taught that the kugyo (hard ascetic practice) of ordinary life is at least as important as anything that goes on at monasteries. To people who worried about going astray by not meditating and chanting mantras, they emphasized the beauty of everyday labor performed with right intentions. Bodhisattvas were said to be impressed by the diligence of one merchant, Takata Zenemon, because "carrying lampwicks and bamboo hats, he went out into the mountain districts.... He diligently for
over 50 years exerted himself practicing strenuous economy. But with honesty as a basis, he worked without minding labor that was hard to endure, and was answered with heavenly considerations."

This thinking spread beyond Tịnh độ tông circles, but the crucial breakthrough was Shinran's insistence that the bodhisattvas did not care if their names were never mentioned. One 17th-century book, Shimin Nichiyo, answered questions such as this one from an artisan: "I am busy every minute of the day in an effort to earn my livelihood. How can I become a Buddha?" Tịnh độ tông tracts responded, Don't worry, stay busy: "Cheerfully do not neglect diligent activity morning and evening. Work hard at the family occupation. Do not gamble. Rather than take a lot, take a little."

At first such teaching was seen as useful for those without a priestly vocation, but as corruption within Buddhism increased, secular activities started to be seen as equally worthy to religious ones, and eventually as superior. Ishida Baigan in the early 18th century argued that merchants should not be low in social status but high, for they followed "the way of the townsman" that was more socially useful than the way of the priest or the samurai. Hosoi Heishu late in the 18th century lectured throughout Japan on the way that people in everyday tasks could display the good karma-creating virtues of modesty, diligence, and frugality.

Tịnh độ tông believers and others in short, provided for Japan a Buddhist version of the "Protestant ethic." First, they said that tasks outside the religious sphere were worthwhile contributions to the creation of wa (harmony). Business was religion, a Tịnh độ tông tract proclaimed. "The business of merchants and of artisans is the profiting of others. By
profiting others they receive the right to profit themselves.... The spirit of profiting others is the bodhisattva spirit. Having a bodhisattva spirit and saving all beings, this is called bodhisattva deeds.... The secret of merchants and artisans' business lies in obtaining confidence through bodhisattva deeds."

When the United States in 1853 forcibly opened Japan to Western commercial and cultural influences, Japan was ready to compete. Nakamura Masanao translated an ordinary English self-help book, packaged it as Tales of Men Who Achieved Their Aims in Western Countries, and had a perennial bestseller in Japan, where warnings about idleness and exhortations to constant effort fit well with the desire for kugyo.

Many missionaries, mostly Protestant, came to reopened Japan in the late 19th century and lived in "foreign settlements" in Nagasaki and other cities. Today, Nagasaki's second-biggest tourist attraction, after the atom-bomb site and museum, is Glover Garden, location of some "exotic Western-style houses" built in the late 19th century. Tourists stare at the faded curtains and furniture as we look at videos of the Titanic's underwater wreckage: The display is cold and lifeless, and that's probably the way Christianity often appeared.

Probably the greatest 19th-century evangelistic success came through the efforts of Captain Leroy Janes, a Civil War officer who came to Japan at Tokyo's request to help Japan upgrade its army. By day he offered military instruction but in optional evening sessions he spoke of Christ to such effect that 35 of his best students, knowing they would face persecution, signed their names to a bold declaration. Their statement read,
"In studying Christianity we have been deeply enlightened and awakened. The more we have studied it, the more filled with enthusiasm and joy we have become. Moreover, we strongly desire that this faith might be proclaimed over the whole Empire." The students agreed that their goal was, "with no concern for our lives, to make known the fairness and impartiality of this teaching."

The government quickly dismissed Janes, but his students became the leaders of Christianity in Japan and stood firm when anti-Christian Japanese demanded that officials "Destroy Heresy, Manifest Orthodoxy." One book, Tales of Nagasaki, called Christians insurrectionists because they saw God as "the Great Prince and the Great Father," which meant that emperors would have to be "little princes and little fathers." Christ, the book declared, "deceived the ignorant lower classes, making them follow himself until his evil design of murdering the sovereign of the country and seizing the country and people for himself being discovered, he was put to death by crucifixion. He was a most traitorous animal."

The book also charged Christians with saying that "the most unfilial and disloyal can go to the very top place in heaven if they only love the Lord of Heaven." That actually was true, and Buddhism used any footholds it could gain as it fought for its life in Japan against a dual threat: the Shinto nationalist emphasis that Japanese political leaders adopted in 1868, and the revival meetings (known in Japan as ribaibaru) that Christians regularly held. Japanese often make a strict delineation between uchi and soto (inside and outside, those who belong to the group and those who don't), and those who followed the Bible had to face the shunning reserved for those on the outs.

Christians such as missionary M.L. Gordon were in turn developing stronger critiques of Buddhism, and particularly "the most powerful, popular and progressive Buddhist sect," Tịnh độ tông. Gordon concluded that it differed hugely from early Buddhism. "Shakya [Buddha] taught also the doctrine of Nirvana, which is really annihilation," he wrote. "These Buddhists point the believer to the Peaceful Land in the West, with its myriads of pleasures, which appeal to the eye, ear, taste, and other senses. Is there not here an irreconcilable difference?"

Buddhists fought back high and low. A missionary in 1875 wrote that the biggest obstacle Christians faced was not Japanese criticism "but infidelity imported from Christian lands," as Buddhists circulated books by Charles Darwin and other scientists that "laid the Christian religion captive."Japan was emphasizing scientific and technological development, and Buddhists denounced the purported irrationality of Christianity. While carrying on intellectual battle, Buddhists also employed soshi,
physical-force men (hired thugs) to disrupt Christian activities.

Other falloffs in Western biblical devotion hurt efforts in Japan. Missionaries who had been influenced by "higher criticism" to interpret the Bible in a liberal fashion often blew an uncertain trumpet. Some said that Amida Buddha and the Pure Land were figments of imagination, but so were Jesus and heaven. Such teachers certainly did not make Christian ideas worth dying for; if Christ did not live and die and gain resurrection, the Apostle Paul would be among those to tell Japanese that Christianity was not worth living and perhaps dying for. Rev. David Busk, vicar at Nagasaki Holy Trinity Church in Nagasaki, says his late 19th-century predecessors were "clergymen in black frock coats. They were very dignified. They were not martyrs."

The next half-century of Christianity in Japan proceeded on lines established by 1890. Perhaps 1 percent of the Japanese converted to Christ. Charles Eliot noted in his 1935 book on Japanese Buddhism that "the worshippers of Amida in Japan are numerous, prosperous and progressive, but should this worship be called Buddhism? It has grown out of Buddhism, no doubt: all the stages except the very earliest are perfectly clear, but has not the process of development resulted in such a complete transformation that one can no longer apply the same name to the teaching of Gotama and the teaching of Shinran? The phenomenon has, so far as I know, no precise parallel in the history of religions."

During the 1920s and 1930s, Japan step-by-step removed the religious liberties that had been granted in the 1860s, and liberalized Protestant churches rarely fought back. When authorities urged attendance at Shinto shrines as a "civil manifestation of loyalty," Christian school groups often complied. The Religious Organizations Law (Shukyo dantai ho ) of 1939 gave Japan's government the right to disband religious groups whose teachings conflicted with the "Imperial Way." When the Japanese government pressed for
the formation of the Nihon Kirisuto Kyodan (the United Church of Christ in Japan), a union of 34 Protestant denominations, a few churches would not go along, but most accepted the new order.

Many churches danced around questions posed by government officials: How could God, who you say is the Creator of all, have created the Emperor, who is a divine being himself? Will God's kingdom inevitably replace the Emperor's rule? Is the Emperor a sinner? In 1942 government officials arrested 42 Pentecostal pastors and charged them with teaching the sovereignty of Christ upon His return. After World War II many churches apologized for their complicity, but the opportunity to bear witness was gone. Some missionaries arrived with American occupation forces after the war, but Christianity is still the faith of perhaps only one in a hundred Japanese.

 

 Nguồn:  http://www.christianaggression.org/item_display.php?type=ARTICLES&id=1077170111

Các tin đã đăng: