Sự Thăng Trầm Của Phật Giáo Việt Nam
Hòa Thượng Thích Ðức Nhuận
---o0o---
Phật giáo Việt Nam thăng trầm có thể khái lược nêu ra đây
những nguyên nhân chính yếu:
1.
Theo luật vô thường, chuyển biến Phật giáo đã hướng Phật đạo hai triều đại Lý-
Trần (1010-1398): Thời kỳ mà lịch sử ghi là một thời đại văn minh thịnh trị
nhất của nước ta. Nhưng sau đó, nhân tài Phật giáo thưa thớt, tiêu điều như
cảnh lá mùa thu, nên không còn đủ khả năng và uy tín giữ địa vị lãnh đạo tinh
thần( sứ giả nhân chi mộ phạm) của mình nữa, thì lẽ tất nhiên, Phật giáo phải
suy thoái.
2.
Thời gian Nho giáo Chiếm Ðịa vị Ðộc Tôn, về phương diện tư tưởng cũng như trên
cương vị lãnh đạo quốc gia, cũng chính là lúc đất nước dân tộc ta rơi vào tình
trạng phân hóa, khốn cùng. Dưới thời đại Minh Tông, tuy vua là một Phật tử, có
truyền thống gia phong tin Phật, nhưng vẫn không cứu vãn nổi tình thế, vì các
quan trong triều đều là những nho sĩ vốn có óc kỳ thị ( không mấy tốt đẹp) đối
với Phật giáo. Phải nói ngay rằng: Chính buổi đầu chấn hưng Nho giáo, các thiền
sư đã là những người tiên phong đem tư tưởng Nho giáo quảng bá trong dân gian,
vì muốn cho các hệ tư tưởng, đạo giáo khác cũng được phát triển như Ðạo Phật.
Chứ không như một thiểu số nhà nho sau này, nhờ có thi cử đổ đạt, được cất nhắc
ra làm quan, và vì bản tính hẹp hòi, quay sang bài xích đạo Phật, mà điển hình
cho giới sĩ phu thời ấy là Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quát....
Chúng tôi không có ý khơi lại đống tro tàn. Nhưng sự thực
lịch sử đã phơi bày. Vậy, ở đây có đề cập tới vấn đề là cốt nhằm “ cảnh giác”
chứ tuyệt đối không mang một chút mặc cảm nào hết để từ đó chúng ta rút tỉa
những kinh nghiệm đắt giá do tiền nhân đã mắc phải mà đừng bao giờ đi theo vết
xe cũ nữa.
3.
Ðất nước Việt Nam không May Gặp Cảnh Nội Loạn, Ngoại xâm, Từ Thế Kỷ XV Tới Thế
Kỷ XX.
Nào nhà Hồ diệt nhà Trần, tiếp theo giặc Minh xâm lược nước
ta, ròng rã hơn hai mươi năm, mãi đến năm 1428, Bình định vương Lê Lợi mới đánh
đuổi được giặc Minh ra khỏi đất nước, nối lại nền tự chủ của các tiền triều.
Nhà Lê lấy Nho giáo làm kỷ cương trị nước. Còn Phật giáo và Lão giáo thì bị bỏ
rơi. Nhà Lê cai trị đúng một trăm năm thì bị nhà Mạc lật đổ. Con người sống
dưới thời Lê ( và cả sau này nữa) thi đua học đạo thánh hiền (Nho giáo), đa số
là những con mọt sách, ngày đêm với những pho kinh sử văn chương hoa mỹ (
những vô hồn); chen chân nhau trên bước đường khoa cử để có dịp tiến thân, ra
làm quan. Ðầu óc họ chất nặng những mặc cảm tự tôn, tự đại: chỉ nhận có “đạo
thánh hiền” mới là chính đạo, ngoài ra đều coi là tà giáo cả.
4.
Thực dân Pháp Cai Trị Nước Ta 83 năm (1662-1945), trong giai đoạn này. Ðạo Phật
Việt bị gạt ra ngoài lề cuộc sinh hoạt của xã hội đương thời dù rằng: khắp
nước, làng nào cũng có chùa thờ Phật (có làng có đến 3 ngôi chùa) nhưng đó chỉ
dành riêng cho phái nữ, những bà già..... mỗi tháng, vào những ngày mồng một và
mười lăm, tới chùa lễ Phật- một đạo Phật thực tiển, linh động với mục đích giác
ngộ và giải thoát con người: bỗng dưng trở thành thứ tôn giáo tiêu cực, chán
đời, “ mê tín dị đoan”, coi đức Phật như một Thượng đế toàn năng.... một số
Tăng, tín đồ thì lần lần xa nguồn gốc giáo lý chính thống. Thật là bi đát.
5.
Với nội bộ như thế, Phật giáo thật khó tránh khỏi suy vi. Còn hoàn cảnh bên
ngoài chính quyền thực dân Pháp triệt để ủng hộ, nâng đỡ
Thiên chúa giáo và cố ý dìm Phật giáo, coi Phât giáo như một lực lượng dân tộc
đối kháng với nhà nước bảo hộ; vì đạo Phật đã bắt rễ lâu đời trong quần chúng, nên
chính quyền Pháp, tìm đủ mọi cách hạn chế, ngăn cấm sức phát triển của đạo Phật
Việt, về cả tinh thần lẫn vật chất.... Cho mãi tới năm 1930, giới tăng sĩ và
trí thức trong nước mới có cơ hội đứng ra hô hào chấn hưng Ðạo Phật Việt.
Và, sau 83 năm Pháp cai trị nước ta. Ðạo Phật quốc gia Việt
Nam chỉ được coi như một “ tôn giáo bản địa” bị gạt ra ngoài mọi sinh hoạt tập
thể của quốc gia này. Chính quyền bảo hộ của người Pháp ra mặt nâng đỡ Thiên
chúa giáo và kỳ thị, đàn áp Phật giáo, không cho phát triển. Như việc kiểm tra
tăng chúng; việc dựng chùa phải có giấy phép, có phép mới được xây cất; việc
hạn chế nhà chùa, không được tạo mãi đất đai hay nhận của cải của thập phương
hỷ cúng. Với chính sách hữu hóa dân ta với những gì là mê tín dị đoan, hạn chế giáo
dục, cốt làm cho dân ta ngu dốt đễ chúng bảo sao tin vậy; Ðạo Phật cũng bị đồng
hóa với những tà thuyết ngoại đạo..... Rồi từ chỗ xa lìa chính pháp, một thần
đạo không hơn không kém. Mục đích của thực dân, như đã thấy, là sự thống trị
đất nước này và không muốn cho dân tộc ta trở mình để lớn mạnh...
Nhưng sau gần thế kỷ bị trị, và sau trận thế chiến thứ
hai chấm dứt, dân tộc Việt cùng với các dân tộc nhược tiểu khác trên thế
giới đã bừng tỉnh đứng dậy, giải phóng ách nô lệ cho con người và dành quyền độc
lập tự chủ cho quốc gia, chấm dứt một chế độ lạc hậu, lỗi thời.
Ngày9-3-1945, tức ngày rằm tháng giêng năm Ất dậu, quân Nhật
làm cuộc đảo chính pháp, lật đổ mọi chế độ thực dân lỗi thời của giống da trắng
trên toàn cõi Ðông Phương.
Tháng 8 năm 1945, nước Nhật bản đầu hàng đồng minh, chấm dứt
trận thế chiến thứ hai (1939-1945) , một tia sáng đến với toàn thể loài người.
-
Nước Việt Nam bắt đầu mở qua một
trang sử mới.
Ðạo Phật Việt, qua XX thế kỷ, tuy có lúc thịnh.... lúc
suy... cho mãi tới năm 30, giới tăng sĩ và trí thức trong nước, mới có cơ hội
đứng ra hô hào chấn hưng Phật giáo.
-
Năm 1931, ở Nam Kỳ thành lập Hội
Nghiên Cứu Phật Học và năm 1933 Hội Lưỡng Xuyên Phật Học ra đời.
-
Năm 1932, tại Trung Kỳ lập ra Hội
Việt Nam Phật Học.
-
Năm1934, Bắc Kỳ thành lập Hội Việt
Nam Phật Giáo.
Các hội đều có mở các trường Tiểu Trung, Ðại Học cho các
tăng, ni sinh từ các nơi về tham học, và lập các thư viện, xuất bản kinh sách,
báo chí. Ở Nam, có tạp chí TỪ BI ÂM, DUY TÂM; ở Trung có nguyệt san VIÊN ÂM; và
ở Bắc cũng xuất bản một tạp chí ÐUỐC TUỆ. Ngoài các cơ quan trên, sau này còn
có mấy thứ pháp âm, như: TIẾNG CHUÔNG SỚM, PHÁT ÂM, TAM BẢO, GIÁC NGỘ, GIẢI
THOÁT, DIỆU ÂM, PHƯƠNG TIỆN, LIÊN HOA, TỪ QUANG, BỒ ÐỀ TÂN THANH, VIỆT NAM PHẬT
GIÁO,VẠN HẠNH, HẢI TRIỀU ÂM, GIỮ THƠM QUÊ MẸ, TƯ TƯỞNG, HOẰNG PHÁP, HÓA ÐẠO,
BÁT NHÃ, HÓA GIẢI v...v.
Suốt 20 năm từ 1930 đến 1951, nền Thống Nhất Phật Giáo nước
nhà thật sự bừng sáng. Qua bản Tuyên Ngôn thống nhất đạo Phật Việt đã được công
bố nhân lễ Phật đản ngày 8 tháng 4 năm tân mão (1951).
Bản Tuyên Ngôn nguyên văn:
“ Bánh xe Phật pháp xoay vần trên khắp quốc độ Việt Nam đến
nay đã hai mươi thế kỷ, nhân tâm, phong hóa, chính trị trong nước đều đã chịu
ảnh hưởng sâu xa tinh thần Phật giáo, tăng đồ và tín đồ từ Bắc chí Nam, một
lòng quy hướng Ðức Ðiều Ngự Thích Ca Mâu Ni sống trong Từ Bi Hỷ Xả và luôn luôn
xây dựng hòa bình. Nhưng sự đời không hòa nhịp với lòng mong mõi, hoàn cảnh,
trước đây đã chia ranh giới ba kỳ, nên Phật sự cũng phải tùy duyên, mặc dầu
Phật pháp bất biến....
“ Nay cơ duyên thuận tiện, Phật giáo Việt nam phải thống
nhất. Hơn nữa họa chiến tranh gieo rắc khắp nơi, nhân loại đang lâm vào cảnh
lầm than. Chính là lúc đạo Từ Bi vô thượng phải đem nước cam lồ “ tưới tắt lửa
sân, si”, để xây dựng hòa bình cho nhân loại.
“ Theo lời hiệu triệu của các bậc trưởng lão Hòa Thượng, một
hội nghị Phật giáo gồm 51 đại biểu, đã long trọng khai mạc ngày 1 tháng4 Phật
lịch 1495, tức ngày 6 tháng 5 dương lịch 1951, tại ngôi chùa lịch sử Từ Ðàm
(Thuận Hóa).
“ Sau bốn ngày thảo luận, toàn thể bội nghị đã quyết định
thống nhất Phật giáo toàn quốc Việt Nam lấy ngày Phật đản làm kỷ niệm thành lập
Tổng Hội Phật Giáo Việt nam và bầu một ban Quảng Trị Trung Ương, đặt trụ sở tại
Thuận Hóa (Huế); để thực hiện chương trình thống nhất mà hội nghị đã biểu
quyết.
Hỡi toàn thể Phật tử Việt Nam!
“ Chúng ta hãy san Phẳng những hình thức sai
biệt, cùng chung sức chung lòng làm tròn sứ mệnh kiến tạo hòa bình, gây mầm an
lạc, và nêu cao ngọn đuốc trí huệ của đức Thế Tôn”.