31. Lâm Ngữ Đường, Lin Yutang (1895-1976), Tư tưởng gia Trung
Quốc, Chinese writer thinker, journalist and playwright
Phật
Giáo đã chinh phục Trung Quốc như là một triết lý và một tôn giáo, là
một triết lý cho các học giả và là một tôn giáo cho những người bình
dân. Trong khi Khổng Giáo chỉa có một triết lý về đạo đức, Phật Giáo
còn có một phương pháp lô-gíc, một môn siêu hình học và một lý thuyết về
kiến thức.
[Buddhism has conquered China as a philosophy and as
a religion, as a philosophy for the scholars and a religion for the
common people. Whereas Confucianism has only a philosophy of moral
conduct, Buddhism possesses a logical method, a metaphysics and a theory
of knowledge.]
32.
Marie B. Byles (1900-1979), tác giả người Úc, Australian
author and mountaineer
Người Tây phương mới đầu đến với Phật
Giáo có thể quen thuộc, hoặc với khoa học hiện đại, hoặc với thuật ngữ
Ki Tô Giáo, hắn ta nên luôn luôn ghi nhớ trong óc là Đức Phật không quan
tâm đến sự hiện hữu hay không hiện hữu của một Đấng Tối Cao hay bất cứ
đề xuất triết lý trừu tượng nào. Người chỉ quan tâm đến con đường, con
đường thực tiễn, theo đó sự khổ có thể chấm dứt, trong đời này cũng như
đời sau.
[Whether the Westerner who first approaches the
Buddha's teachings be accustomed to modern scientific or to Christian
terminology, he should always bear in mind that the Buddha was not
interested in the existence or non-existence of a Supreme Being or any
other abstract philosophical proposition. He was interested only in the
Way, the practical way, by which suffering may be ended, both here and
hereafter.]
33. Erich Fromm (1900-1980), Nhà Phân Tâm
Học và triết gia Đức, German American Psychoanalyst and Social
Philosopher
Phật Giáo giúp con người tìm ra một giải đáp cho sự
hiện hữu của chính mình, tuy nhiên giải đáp đó không mâu thuẫn với sự
hợp lý, sự hiện thực, và tính độc lập, những thành quả quý báu của con
người hiện đại. Nghịch lý thay, tư tưởng tôn giáo Đông phương lại thích
hợp với tư tưởng thuần lý của Tây phương hơn là tư tưởng tôn giáo của
chính Tây phương.
[Buddhism helps man to find an answer to the
question of his existence, yet which does not contradict the
rationality, realism, and independence which are modern man's precious
achievements. Paradoxically, Eastern religious thought turns out to be
more congenial to Western rational thought than does Western religious
thought itself. ]
34. Justice Christmas Humphreys
(1901-1983), Chánh án người Anh, Eminent British Judge
Phật
giáo là một hệ thống tư tưởng, một tôn giáo, một khoa học về tâm linh,
một lối sống hữu lý, thực dụng và bao quát. Trong 2500 năm Phật giáo đã
thỏa mãn nhu cầu tinh thần của gần một phần ba nhân loại. Tôn giáo này
hấp dẫn đối với những người đi tìm chân lý vì Phật giáo không có những
tín lý, đáp ứng được những nhu cầu về lý trí cũng như về tâm linh của
con người, nhấn mạnh về lòng tự tin đi đôi với độ lượng đối với những
quan điểm khác, bao gồm khoa học, tôn giáo, triết học, tâm lý học, huyền
nhiệm, đạo đức và mỹ thuật, nhắm vào riêng con người là kẻ sáng tạo ra
chính đời nay của mình và cũng chính mình là người phác họa ra số mạng
của mình.
[Buddhism is a system of thought, a religion, a
spiritual science and a way of life which is reasonable, practical and
all-embracing. For 2,500 years it has satisfied the spiritual needs of
nearly one third of mankind. It appeals to those in search of truth
because it has no dogmas, satisfies the reason and the heart alike,
insists on self-reliance coupled with tolerance for other points of
view, embraces science, religion, philosophy, psychology, mysticism,
ethics and art, and points to man alone as the creator of his present
life and sole designer of his destiny.]
35. Nancy Wilson
Ross (1901-1986), Ký giả Mỹ, American Journalist, War
Correspondent and Author.
Về sự thiết lập Tăng đoàn Phật Giáo,
Arnold Toynbee nói rằng đó là một thành quả xã hội lớn lao hơn là sự
thành lập hàn lâm viện Plato.
[Of the establishment of the
Buddhist Sangha, Arnold Toynbee has said that it was a greater social
achievement than the founding of the Platonist academy in Greece. ]
36.
J. Robert Oppenheimer ( 1904-1967), Vật Lý Gia Mỹ, American
Physicist
“Thí dụ, nếu chúng ta hỏi, phải chăng vị trí của điện
tử (electron) không thay đổi? chúng ta phải trả lời “không phải vậy”;
phải chăng vị trí của điện tử thay đổi với thời gian? chúng ta phải trả
lời “không phải vậy”; phải chăng điện tử đứng yên? chúng ta phải trả
lời “không phải vậy”; phải chăng điện tử đang di chuyển? chúng ta phải
trả lời “không phải vậy”. Đức Phật đã trả lời như vậy khi được hỏi về
tình trạng của cái ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả
lời này không quen thuộc trong truyền thống của khoa học trong thế kỷ 17
và 18.”
[If we ask, for instance, whether the position of the
electron remains the same, we must say 'no'; if we ask whether the
electron's position changes with time, we must say 'no'; if we ask
whether the electron is at rest, we must say 'no'; if we ask whether it
is in motion, we must say 'no'. The Buddha has given such answers when
interrogated as to the conditions of a man's self after his death; but
they are not familiar answers for the tradition of seventeenth and
eighteenth century science. ]
37. Giáo sư Steve Hagen,
trong cuốn “Phật Giáo, rõ ràng và đơn giản” (Buddhism: Plain
& Simple)
Phật giáo thực sự không phải là một chủ thuyết
(Một “ism”). Phật giáo là một quá trình, một sự tỉnh thức, một sự mở
rộng lòng, một tinh thần tìm hiểu – không phải là một hệ thống đặt tất
cả trên niềm tin, hay ngay cả (như chúng ta thường hiểu) là một tôn
giáo. Đúng hơn phải gọi Phật Giáo là “sự giảng dạy của bậc tỉnh thức”,
hoặc “Phật Pháp”.
[Real Buddhism is not really an “ism”. It’s a
process, an awareness, an openness, a spirit of inquiry – not a belief
system, or even (as we normally understand it) a religion. It is more
accurate to call it “the teaching of the awakened,”, or the
Buddha-Dharma]
38. J. Bronowski (1908-1974), Tác giả và
Triết Gia Khoa Học Mỹ. American Author and Philosopher of
Science
Sự tiến hóa của con người gần đây chắc chắn là bắt đầu
bằng sự phát triển của đôi tay, và sự chọn lọc của bộ óc, đặc biệt dùng
để điều khiển đô tay. Chúng ta cảm thấy vui sướng trong những hành động
của chúng ta, cho nên đối với nhà mỹ thuật bàn tay là một biểu tượng
chính; thí dụ bàn tay của Đức Phật đã cho con người món quà tặng của
nhân loại trong một cử chỉ an lạc, món quà của vô úy.
[The
recent evolution of man certainly begins with the advancing development
of the hand, and the selection of a brain, which is particularly adept
at manipulating the hand. We feel the pleasure of that in our actions,
so that for the artist the hand remains a major symbol; the hand of the
Buddha, for instance, giving man the gift of humanity in a gesture of
calm, the gift of fearlessness. ]
39. U Thant (1910-
1974), Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Burmese Educator, Diplomat
and Secretary General of the United Nations
Là một Phật tử, tôi
được đào tạo để có tinh thần khoan nhượng với mọi thứ trừ sự bất khoan
nhượng. Tôi được nuôi nấng không chỉ để phát triền lòng khoan dung, mà
còn trân quý những giá trị tâm linh vào đạo đức, đặc biệt là lòng khiêm
nhường, nhân ái, từ bi, và, quan trọng nhất là, đạt tới một trình độ nào
đó về cân bằng nội tâm.
[As a Buddhist, I was trained to be
tolerant of everything except intolerance. I was brought up not only to
develop the spirit of tolerance, but also to cherish moral and spiritual
qualities, especially modesty, humanity, compassion, and, most
important, to attain a certain degree of emotional equilibrium.]
40.
Tiến sĩ E. F. Schumacher, CBE. (1911-1977), Học Giả Anh,
British Rhodes Scholar, Economist, Journalist and Economic Adviser to
The National Coal Board from 1950-1970
Trong khi những người
theo chủ nghĩa vật chất chỉ quan tâm đến vật chất thì Phật Giáo quan tâm
chính đến sự giải thoát. Nhưng Phật Giáo là “Trung Đạo” cho nên Phật
Giáo không đối kháng với sự thoải mái về vật chất. Không phải là của
cải ngăn cản con đường giải thoát mà là sự chấp vào của cải, không phải
là sự hưởng những thú vui lành mạnh mà là sự ham muốn những thú vui này.
[While the materialist is mainly interested in goods, the
Buddhist is mainly interested in liberation. But Buddhism is 'The Middle
Way' and therefore in no way antagonistic to physical well-being. It is
not wealth that stands in the way of liberation but the attachment to
wealth; not the enjoyment of pleasurable things but the craving for
them. ]
Theo Trần Chung Ngọc (sưu tầm &
dịch - SH)