Nhận định của 100 danh nhân, trí thức trên thế giới về Đức Phật và Đạo Phật (Phần 6)
02/07/2010 01:41 (GMT+7)

51. William Mac Quilty, Thuộc Hiệp Hội Địa Dư Hoàng Gia Anh, British Award winning film maker, Traveller and Fellow of The Royal Geographical Society.

Ngày nay khoa học đang thách đố tính chất hữu hạn của bộ óc con người, một bộ óc gồm có khoảng mười tỷ tế bào có thể kích thích bằng điện đã được đặt chương trình với những bản năng của chiều dài lịch sử và nhận thức được những khái niệm mới là đúng hay sai. Toàn bộ những tế bào này tạo nên nhân cách luôn thay đổi của chúng ta và bị cắt đi một phần bởi phẫu thuật hay thay đổi nhịp độ bằng những “sốc điện” sẽ thay đổi tính tình của chúng ta. Bằng những phương pháp thô thiển đó, lòng hiếu chiến có thể trở thành sợ hãi, lòng hận thù có thể trở thành lòng yêu thương – nhưng thật là tốt hơn nhiều những tính tình này được thay đổi bởi sự nhận thức sâu sắc về những thực tại mà triết lý của Đức Phật đã đặt trong tay của chúng ta.


[Today science is challenging the finite quality of the human brain, a brain consisting of some 10,000 million electrically stimulated cells programmed with the instincts of our long history and receptive to new notions whether true or false. The aggregate of these cells provides our ever-changing personality and their partial removal by surgery or altered rhythm by shock treatment changes our character. By such crude methods, aggression can be turned into fear, hatred to affection - how much better that they should be changed by appreciation of the realities that the philosophy of Buddha has placed in our hands. ]

52. Juan Mascan, Nhà Giáo Dục Tây Ban Nha, Spanish Academic and Educationalist, Lecturer at Cambridge University

Thông điệp của Đức Phật là một thông điệp hỉ lạc. Người đã kiếm ra một kho châu báu và Người muốn chúng ta hãy đi theo con đường dẫn tới kho châu báu đó. Người bảo chúng ta là chúng ta đang sống trong sự tối tăm sâu thẳm, nhưng Người cũng bảo chúng ta là có có một con đường dẫn tới ánh sáng. Người muốn chúng ta trổi dậy từ một đời sống mộng tưởng lên một đời sống cao hơn, một đời sống mà con người có tình thương yêu mà không có sự thù hận, con người giúp đỡ lẫn nhau mà không gây phương hại cho nhau. Lời kêu gọi của Người thì phổ quát, vì Người kêu gọi đến lý trí và đến khả năng tiềm ẩn trong mọi người chúng ta: chính chúng ta phải cố gắng. Đức Phật vĩ đại trong quá khứ chỉ chỉ đường. Người đã đạt được một viễn tượng hòa hợp cao siêu và trí tuệ bằng cách đặt chân lý tâm linh qua kinh nghiệm; và chỉ có kinh nghiệm mới có thể thỏa mãn đầu óc của con người hiện đại. Người muốn chúng ta phải quan sát và tỉnh thức và Người muốn chúng ta hãy tìm kiếm và thấy.

[The message of the Buddha is a message of joy. He found a treasure and he wants us to follow the path that leads us to the treasure. He tells man that he is in deep darkness, but he also tells him that there is a path that leads to light. He wants us to arise from a life of dreams into a higher life where man loves and does not hate, where a man helps and does not hurt. His appeal is universal, because he appeals to reason and to the universal is us all: It is you who must make the effort. The Great of the past only show the way.' He achieved a superior harmony of vision and wisdom by placing spiritual truth on the crucial test of experience; and only experience can satisfy the mind of modern man. He wants us to watch and be awake and he wants us to seek and to find. ]

53. Peter Mathiessen American Novelist, Naturalist and Explorer. Winner of The National Book Award in 1979

I have so often tried to isolate the quality of "Zen" which attracted me so powerfully to its literature and later to the practice of zazen. But since the essence of Zen might well be what one teacher called the moment-by-moment awakening of mind, there is little that may sensibly be said about it without succumbing to that breathless, mystery-ridden prose that drives so many sincere aspirants in the other direction. In zazen, one may hope ~ penetrate the ringing stillness of the universal mind.

54. Prof. Jacob Needleman, Học giả, Giáo sư Triết, Scholar, Author and Professor for philosophy at San Francisco State College

Trong những nhà tôn giáo lớn trên thế giới, không có người nào là hiện thân và sống với ý tưởng là thực thể chung cùng thì ngoài khả năng của đầu óc bình thường một cách trong sáng và tập trung tư tưởng như Đức Phật. Điều này phần nào giải thích tại sao những bài thuyết Pháp của Đức Phật không nói gì về, thí dụ như sự hiện hữu của một Đấng Cao Siêu hay về đời sống bất diệt..

[Of all the great religious teachers of the world, none has incarnated and lived the idea that ultimate reality is beyond the grasp of the ordinary mind with such purity and concentration as the Buddha. This, in part, explains why the Buddha's discourses say nothing about the existence of a Supreme Being, for example, or about immortality . .]

55. Lucien Stryk, tác giả , thi sĩ Mỹ, American author, poet and Winner of Isaac Rosenbaum Poetry Award

Phật Giáo, tốt đẹp hơn hầu hết các tôn giáo khác, có vẻ như thích ứng với đời sống hiện đại. Nhiều người cho rằng Phật Giáo là như vậy, ngoài các điều khác, không chỉ là một phương pháp tự tìm hiểu chính mình, mà còn là nguồn những ý kiến để định hướng xã hội chưa hề có sự tương đương trong Tây phương.

[Buddhism, better than most religions, seems to have adapted to modern life. Many considering it to be, among other things, not only a method of self discovery but a source of ideas for social orientation without equal in the West.]

56. Robert H Thousless, Học Giả Ki-Tô người Anh, MA., PhD, Sc.D. British. Distinguish Christian scholar, author, Fellow of the British Psychological Society and Fellow of Corpus Christi College, Cambridge.

Tôi tin rằng Phật Giáo rất thích hợp với tư tưởng của thời đại này. Căn bản là, những tư tưởng của Phật Giáo thì cùng loại với những đường lối suy nghĩ trong khoa học.

[I believe that Buddhism is very relevant to the thought of the present day. Basically, its thought is familiar to us because it is the same kind of thinking as that employed in science.]

57. Prof. Hugh Tinker, Giáo sư đại học Luân Đôn, Professor of government and politics at the school of Orient and African Studies, London University

Thời kỳ giữa thế kỷ 7 và 5 trước thời đại thông thường [Before Common Era] đã thấy xuất hiện một nhân vật vĩ đại nhất, “Ánh Sáng Của Á Châu”: Đức Phật Cồ Đàm. Một giáo lý diệt trừ tham, sân si, trong đó một Thiên Chúa toàn năng không có chỗ đứng, có vẻ như là yếm thế, tuy nhiên Phật Giáo không phải là tôn giáo tiêu cực mà đặt nặng trên ý chí tự do và lòng khiêm nhượng. Sự quan trọng của lòng từ bi. Lòng từ thiện và cúng dường, tất cả tổ hợp lại để tạo ra một tôn giáo của sự đầm ấm và tình thương yêu.

[The period between the seventh and fifth century BCE saw the birth of the greatest of all, 'the Light of Asia' Gautama the Buddha . . . A doctrine of annihilation of greed, hatred and delusion, in which an omnipotent God has no place, might seem one of profound pessimism, yet Buddhism was saved from being negative by the emphasis placed on free-will and humility. The importance of compassion, of charity and alms giving, all combined to generate a religion of warmth and love.]

58. Paul Carus, tác giả cuốn sách nổi tiếng "The Gospel of Buddha" , một cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Nhật, Trung Hoa, Đức, Pháp, Tây Ba Nha v...v...và là người đã bảo trợ cho Daisetz Suzuki sang Mỹ để truyền bá đạo Phật mà ông gọi là "Tôn Giáo của Khoa Học" tuy ông không phải là một Phật tử.

Paul Carus cho rằng: "Nếu các tôn giáo cổ Tây Phương được tinh khiết hóa bằng cách bỏ đi những sai lầm, nghĩa là những mê tín và điều vô lý trong đó, thì có thể hòa hợp được với Khoa học”. Paul Carus đã tán tụng Đức Phật như là: "Người đầu tiên thực chứng; người đầu tiên phát triển chủ nghĩa nhân đạo; người đầu tiên có tư tưởng tự do cấp tiến; người đầu tiên đả phá Thần tượng; và là nhà tiên tri đầu tiên về tôn giáo của khoa học."

59. Tiến sĩ E. Graham Howe, Bác sĩ người Anh, MB. BS. DPM. , Eminent British Physician

"Đọc một chút về Phật Giáo ta cũng có thể nhận thức được rằng, từ 2500 năm trước, Phật Giáo đã biết về những vấn đề mới về tâm lý nhiều hơn là chúng ta thường biết tới. Họ nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và cũng đã tìm ra phương thức giải quyết chúng. Ngày nay chúng ta chỉ khám phá lại trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương."

(To read a little Buddhism is to realize that the Buddhists knew, 2,500 years ago, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for. They studied these problems long ago and found the answers also. We are now rediscovering the ancient wisdom of the East.)

60. Sangharakshita, Học giả Anh, trong cuốn "Phật Giáo và Tây Phương: Sự Hội Nhập của Phật Giáo Vào Xã Hội Tây Phương" (Buddhism and The West: The Integration of Buddhism into Western Society), giải thích như sau:

Trong 2500 năm lịch sử, bất cứ tới đâu thì Phật Giáo cũng nhập vào nền văn hóa địa phương một cách phong phú và sinh động. Đối với Phật Giáo thì điều này có nghĩa là Phật Giáo có những dạng bày tỏ ý kiến và truyền thông mới cũng như những phương pháp truyền đạo khác biệt nhau một cách đáng kể. Phật Giáo đã mang tới những xã hội địa phương những lý tưởng mới, ý tưởng mới, lối sống đạo đức mới, và đời sống xã hội, văn hóa, nghệ thuật mới mẻ - thường là một sự biến đổi tận gốc.

Ngày nay Phật Giáo đang đi tới Tây phương, và căn cứ trên cách chấp hành nghiêm chỉnh những nguyên tắc và thực hành Phật Giáo của những người Tây phương thì chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa là lịch sử sẽ lại tái diễn. Phật Giáo đang tiến tới sự hội nhập vào các xã hội Tây phương.

(Wherever Buddhism has traveled during its 2500 year history it has entered into a rich and dynamic relationship with its host cultures. For Buddhism this has meant new forms of expression and communication as well as considerable differences in emphasis and approach. To its surrounding societies have come new ideals, new ideas, new ethical standards, fresh social, cultural, artistic life - indeed, rarely anything less than radical transformation.

Now Buddhism is coming to the West, and judging from the seriousness with which many Westerners are taking to its principles and practices, there can be no doubt that history is going to repeat itself. Buddhism is about to become integrated into Western society.)

Theo Trần Chung Ngọc (sưu tầm & dịch - SH)

Các tin đã đăng: