Nhận định về Đức Phật và Phật giáo của 100 danh nhân, trí thức trên thế giới (Phần 1)
23/06/2010 00:16 (GMT+7)

1. Arthur Schopenhauer (1788-1860), Triết gia Đức [German Philosopher]:

* Nếu tôi lấy những kết quả triết lý của tôi như là một thước đo chân lý, tôi phải thừa nhận rằng Phật Giáo đứng trên mọi tôn giáo trên thế giới. (If I were to take the results of my philosophy as a yardstick of the truth, I would concede to Buddhism the pre-eminence of all religions of the world.)



2. Thomas Henry Huxley (1825-1895), Khoa học gia Anh:

Phật Giáo là một hệ thống tín ngưỡng không biết đến Thượng đế theo nghĩa của Tây phương, không công nhận con người có một linh hồn và coi niềm tin vào một sự sống vĩnh hằng là một sai lầm, dạy con người không tìm bất cứ ở đâu ngoài nỗ lực của chính mình để đi đến giải thoát, và trong sự tinh khiết nguyên thủy của mình, không bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ của chính quyền thế tục, tuy vậy đã lan truyền nhanh chóng đến một phần đáng kể trên thế giới, và vẫn còn là một tôn giáo trội nhất của một phần lớn của nhân loại.

[Buddhism is a system which knows no God in the Western sense, which denies a soul to man and counts the belief in immortality a blunder, which bids men to look to nothing but their own efforts for salvation, which in its original purity knew nothing of the vows of obedience and never sought the aid of the secular arm, yet spread over a considerable portion of the world with marvellous rapidity, and is still the dominant creed of a large fraction of mankind.]

3. Sir Edwin Arnold (1832-1904), Thi sĩ Anh [Poet laureate of England]:
Cho nên, về thời điểm, hầu hết các tôn giáo khác đều trẻ trung đối với Phật Giáo, cái tôn giáo đáng kính này, cái tôn giáo bao gồm trong đó sự vĩnh hằng của một niềm hi vọng phổ quát, sự bất diệt của tình thương yêu không giới hạn, một phần bất khả phá hủy về niềm tin vào tính thiện sau cùng, và sự khẳng định hãnh diện nhất về sự tự do của con người chưa từng có.

[In point of age, therefore, most other creeds are youthful compared with this venerable religion, Buddhism, which has in it the eternity of a universal hope, the immortality of a boundless love, an indestructible element of faith in final good, and the proudest assertion ever made of human freedom.]

4. William James (I842-I9I0), Triết Gia và nhà Tâm Lý Học Hoa Kỳ [American philosopher and psychologist]:

Tôi không biết nhiều về Phật Giáo và có thể sai, và chỉ để bầy tỏ quan điểm tổng quát của tôi; nhưng hiểu rõ giáo lý Phật Giáo về “Nghiệp Báo”, trên nguyên tắc tôi đồng ý với giáo lý đó.

I am ignorant of Buddhism and speak under correction, and merely in order the better to describe my general point of view; but as apprehend the Buddhistic doctrine of karma, I agree in principle with that.]

5. T.W.Rhys Davids (1843-1922), Giáo sư đại học Anh [Professor, the first person to hold a chair in Comparative Religion in a British university]:

* Không thể phủ nhận là có một sự đẹp đẽ chân thật Á Đông trong những biểu thị mà Phật Giáo dùng; và có những căn bản chân thật thích thú cho sự sinh ra của Phật Giáo. Chưa từng có trong lịch sử thế giới một hệ thống nào được xếp đặt mà lại thực sự thoát ra khỏi một doanh nghiệp siêu nhiên, rất độc lập và ngay cả đối nghịch với niềm tin về một linh hồn, niềm tin vào Thượng đế, và hi vọng vào một đời sống sau.

Tôi đã khảo sát mọi hệ thống tôn giáo lớn trên thế giới, Phật Giáo và các tôn giáo khác, tôi không thấy một giáo lý nào có thể vượt trội hơn, về sự tốt đẹp và sự bao quát, của Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế của Đức Phật.

[It cannot be denied that there is a real beauty of an Oriental kind in the various expressions which the Buddhists use; and that there was real grounds for the enthusiasm which gave them birth. Never in the history of the world had such a scheme been put forth, so free from any superhuman agency, so independent of so even antagonistic to the belief in a soul, the belief in God, and the hope of a future life...

Buddhist or non-Buddhist, I have examined every one of the great religious systems of the world, in none of them I have found anything to surpass, in beauty and comprehensiveness, the Noble Eightfold Path and the Four Truths of the Buddha.]

* Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, tha thiết kêu gọi con người không nên làm hại một sinh vật, không nên cầu nguyện, tán tụng, hay hy sinh (tử vì đạo) cho các Thần. Với tất cả tài hùng biện trong lệnh truyền của Ngài, đấng Vô Thượng Sư hùng hồn tuyên bố là các thiên chúa, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ.

[For the first time in human history the Buddha admonished, entreated and appealed to people not to hurt a living being, not to offer prayer of praise or sacrifice to gods. With all the eloquence as his command the exalted one vehemently proclaimed that gods are also in direction need of salvation of themselves.]

* Tôi không biết có một tài liệu nào trong suốt chiều dài lịch sử của Phật giáo qua nhiều thế kỷ mà các tín đồ Phật giáo ở trong những thời kỳ siêu đẳng như vậy mà có một sự bạo hành nào của người phật tử đối với những người có niềm tin khác.

[There is no record known to me in the whole of the long history of Buddhism throughout the many centuries where its followers have been for such lengthened periods supreme, of any persecution by the Buddhists of the followers of any other faith.]

6. Rabindranath Tagore (1861-1941), Nhà Giáo Dục và Thi sĩ Ấn, Giải Nobel Văn học ( Indian poet and educationalist. Winner of The Nobel prize.):

Phật Giáo là sức mạnh tâm linh trong lịch sử, làm cho số lớn các sắc dân ngăn cách nhau bởi những chướng ngại về không gian khó khăn nhất, về những sự khác nhau về ngôn ngữ và phong tục, về các nền văn minh khác nhau, sáp lại gần với nhau. Động lực của Phật Giáo không nằm trong thương vụ quốc tế, trong sự xây dựng đế quốc, trong sự tìm hiểu khoa học, trong sự thúc đẩy chiếm cứ những miền đất mới. Đó là một nỗ lực hoàn toàn vô vị lợi để giúp nhân loại đi đến mục tiêu cuối cùng của mình [tự giải thoát].

[Buddhism was the first spiritual force, known to us in history, which drew close together such a large number of races separated by most difficult barriers of distance, by difference of language and custom, by various degrees and divergent types of civilization. It had its motive power, neither in international commerce, nor in empire building, nor in a scientific curiosity, nor in a migrative impulse to occupy fresh territory. It was a purely disinterested effort to help mankind forward to its final goal.]

7. Alfred North Whitehead (1861-1947), Toán gia và Triết gia Anh [British mathematician and philosopher]:

* Trong lịch sử, Phật Giáo là một thí dụ vĩ đại nhất về bộ môn siêu hình học áp dụng. [Buddhism is the most colossal example in the history of applied metaphysics.]

8. Sir Francis Younghusband (1863-1942), Nhà thám hiểm và ngoại giao Anh (British explorer, diplomat.)

Vì Ngài đã chứng tỏ trong đời sống của Ngài những gì Ngài giảng dạy đều thực tế và hợp lý nên Ngài đã tạo nên một ảnh hưởng lớn trong nhân loại… Ấn tượng của Đức Phật trên nhân loại thật là sâu đậm..

(It was because he showed in his life what he taught was both practical and reasonable that he exerted such a mighty influence upon mankind. The impression Buddha made was deep.)

9. H. G. Wells ( 1866-1946), Sử Gia và Nhà Xã hội học Anh (British historian, socialist.)

* Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh.

[Buddha in a different language called men to self-forgetfulness five hundred years before Christ. In some ways he was nearer to us and our needs. Buddha was more lucid upon our individual importance in service than Christ, and less ambiguous upon the queation of personal immortality.]

* Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là một huyền thoại. Đàng sau nhiều chuyện thần kỳ về Đức Phật, tôi cảm thấy Ngài cũng là một Người. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài. Tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng vị kỷ. Lòng vị kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn những cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng vinh hoa phú quý trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc sống cho chính mình.

[You see clearly a man, simple, devout, lonely, battling for light, a vivid human personality, not a myth. Beneath a mass of miraculous fable I feel that there also was a man. He too, gave a message to mankind universal in its character. Many of our best modern ideas are in closest harmony with it. All the miseries and discontents of life are due, he taught, to selfishness. Selfishness takes three forms: one, the desire to satisfy the senses; second, the craving for immortality; and the third the desire for prosperity and worldliness. Before a man can become serene he must cease to live for his senses or himself. ]

* Phật Giáo vẫn còn tồn tại trên nhiều vùng lớn của thế giới. Có thể khi tiếp xúc với khoa học Tây phương, và lấy cảm hứng bởi tinh thần của lịch sử, giáo lý nguyên thủy của Đức Cồ Đàm, làm sống lại và tinh khiết hóa, có thể sẽ giữ một phần to lớn trong chiều hướng số phận của nhân loại. Những giáo lý căn bản của Đức Phật, như được trình bày rõ từ sự nghiên cứu các nguồn tài liệu nguyên thủy, thì thật là rõ ràng và đơn giản và hòa hợp nhất với những ý tưởng hiện đại. Phật Giáo vượt lên trên những sự tranh cãi, là thành quả của một trong những sự thông minh sâu thẳm mà thế giới chưa từng biết. Phật Giáo đã đóng góp cho sự tiến bộ của nền văn minh và văn hóa chân thật của thế giới hơn bất cứ ảnh hưởng nào khác trong lịch sử nhân loại.

[Over great areas of the world it still survives. It is possible that in contact with Western science, and inspired by the spirit of history, the original teaching of Gotama, revived and purified, may yet play a large part in the direction of human destiny. The fundamental teachings of Gotama, as it is now being made plain to us by study of original sources, is clear and simple and in the closest harmony with modern ideas. It is beyond all disputes, the achievement of one of the most penetrating intelligence the world has ever known. Buddhism has done more for the advance of world civilization and true culture than any other influence in the chronicles of mankind. ]

10. Mahama Gandhi ( 1869-1948), Tư tưởng gia Ấn Độ ( Indian Thinker)

Tôi không do dự mà tuyên bố rằng tôi đã lấy rất nhiều cảm hứng từ đời sống của Đấng Giác Ngộ. Á Châu có một thông điệp cho toàn thể thế giới… Không để chỉ cho Á Châu mà để cho cả hoàn cầu, Á Châu phải học lại thông điệp của Đức Phật và truyền giao đến cho cả thế giới. Tình thương yêu không bờ bến của Đức Phật trải xuống cả những súc vật thấp hèn cũng như là cho con người. Và Người nhấn mạnh đến sự thanh tịnh của đời sống.

(I have no hesitation in declaring that I owe a great deal to the inspiration that I have derived from the life of the Enlightenment One. Asia has a message for the whole world.. For Asia to be not for Asia but for the whole world, it has to re-learn the message of the Buddha and deliver it to the whole world. His love, his boundless love went out as much to the lower animal, to the lowest life as to human beings. And he insisted upon purity of life.)

Theo GS. Trần Chung Ngọc (sưu tầm & dịch - SH)

Các tin đã đăng: