Shabdrung
Jigdrel Ngawang Namgyel, hậu thân của một Đạt Lai La Ma Bhutan là
Shabdrung Rinpoche tái sinh vào ngày 02 tháng 11 năm 2003. Sở dĩ gọi
ngài là một Đạt Lai La Ma của Bhutan là vì ngài từng lãnh đạo tinh thần
về chính trị lẫn tâm linh của nhân dân Bhutan từ ngày Phật giáo du nhập
vào đất nước nhỏ bé nằm trong lòng Hy Mã .
Tuy
mới 5 tuổi, sống trong căn nhà gỗ đơn sơ, nằm phía Tây, xa thủ đô
Thimphu nhiều cây số đường núi; khu vực hoang vắng, dân cư thưa thớt.
Ngài ít khi chơi đùa với những trẻ con cùng lứa; thường tỏ ra trầm tư.
Cha mẹ là một nông dân, gia đình nuôi một ít dê để lấy sữa và bò để
cầy bừa, Lúc ba tuổi, Ngài thường chập chững bước ra vuốt ve những chú
dê con dễ chịu.
Bầy
dê sau một ngày vào rừng kiếm cỏ, chiều về, chúng lân la quanh ngài;
những cặp sừng non của chúng cứ cạ vào Ngài như muốn được vỗ về; Vài
tiếng bập bẹ non nớt của ngôn ngữ Tạng, Ngài chúc phúc trước khi chúng
vào chuồng. Bầy chim sơn ca, chim cu, chim núi đủ loại, nhiều màu sắc
cũng ríu rít suốt ngày quanh thảo am nơi sơn cước. Chuông điện thoại
reo, người nhà của Ngài bắt máy, đáp lại đầu dây một cách lịch sự, rồi
trao cho Ngài;
Vâng,
thường thì những lời cầu xin chúc phúc, xin ý kiến những vấn đề lớn
không liên quan đến chính trị, đặt tên cho con… hoặc vấn an của những
người BhuTan ở nơi xa mà không tiện đến viếng. Tuy còn nhỏ, những câu
vấn đáp, những lời chúc lành thật khác lạ, người lớn bình thường cũng
khó có được lời lẽ như thế. Ngài thật thông minh!
Shabdrung
Rinpoche thứ 10
Cũng
như Tây Tạng, Bhutan là xứ sở của Thần thánh. Một quốc gia vỏn vẹn
47.000km2, trên dưới 2.300.000 dân. Phần lớn sống theo nông nghiệp. Được
Ngài Shabdrung Rinpoche (Shbdrung Ngawang Namgyal ) đời thứ nhất hướng
dẫn định canh định cư, cuộc sống từ đó ổn định. Vương quốc Bhutan là
quốc gia Nam Á, nằm hướng Đông của dãy Hy Mã. Có biên giới vòng cung như
lòng chảo, chạy dài tiếp giáp với India phía Tây, Nam và Đông; Phía Bắc
tiếp giáp với vùng tự trị Tibet thuộc Cọng Hoà Nhân dân Trung Hoa.
Bhutan nằm giữa hai khối thịt khổng lồ là Ấn độ và Trung quốc. Người ta
bảo rằng Bhutan trước kia là một phần của Nepal thuộc Ấn, sau được tách
ra thành những quốc gia riêng biệt. Nhưng nền văn hoá của Bhutan ảnh
hưởng sâu đậm từ Tibet. Ngôn ngữ khác với Tây Tạng, chữ viết giống
nhau, cũng như xưa kia, người Việt xài chung chữ Hán với Tàu, nhưng phát
âm khác nhau, vì thế văn hóa đôi bên chịu ảnh hưởng của nhau, trong đó
văn hoá tín ngư ỡng lấy Phật giáo làm quốc đạo, Hindu cũng bàn bạc
trong nhân gian với màu sắc thần bí đầy mê tín, mặc dù trước đây đạo
Sik cũng có ảnh hưởng.
Khi
Bhutan còn nội chiến, các thủ lĩnh chia Bhutan thành nhiều vùng để cai
quản, Trung Quốc, Nhật Bản cũng thế; Việt Nam vào thời Thập nhị sứ quân
và một số nước trên thế giới đều lâm vào tình trạng loạn quân loạn quan,
nhân dân đồ thán. Lúc bấy giờ, Ngài Shabdrung Ngawang Namgyal Rinpoche
người Tây Tạng qua Bhutan, vào năm 1616, với uy đức, Ngài dùng đạo hạnh
cảm hoá quần chúng, dần dà xã hội ổn định; Ngài đặt ra luật lệ, phong
tục, trang phục truyền thống, từ đó nhân dân tôn vinh Ngài là vị vua đầu
tiên của nhân dân Bhutan, tuy vậy, Ngài vẫn không tự nhận mình là vua
mà chỉ là người lãnh đạo Tâm linh cho nhân dân Bhutan. Truyền thống tôn
vương sơ khai được kéo dài đến ngày nay. Những vị lãnh đạo đất nước sau
nầy, khi lên ngôi, vẫn thường đến chùa lễ bái ra mắt trước tôn tượng của
Ngài.Từ cơ quan chính quyền đến nhà dân, đều có tôn ảnh của vị đầu
tiên lập quốc Bhutan. Các sư , mỗi ngày khi dùng cơm đếu dâng cúng trước
bàn thờ Ngài. Nhân dân Bhutan tự hào về chủng tộc của mình, vì thế quốc
kỳ có biểu tượng con Rồng sấm sét, (còn gọi là rồng lửa) nằm trên nền
vàng - đỏ ( do chữ Druk Yul, có nghĩa Land of the Thunder Dragon).Tên
Bhutan cũng có thể từ chữ Sanscrit. ( Bhu-Utthan: highlands ) mà hình
thành.
Do
hạnh nguyện giúp dân Bhutan, Ngài liên tục tái sanh vào xứ sở quạnh hiu,
bị cô lập với thế giới bởi rặng Hy Mã, xây dựng một chủng tộc có cuộc
sống bán khai thành một xã hội có nền tín ngưỡng , đạo đức thuần khiết,
một văn hoá và trang phục đặc thù như nhân dân Tibet, đó là vị tổ sơ
khai của vương quốc Bhutan., đã đoàn kết các bộ tộc. Thế nhưng, những
lần tái sanh sau nầy không được nhà nước công nhận kể từ khi Anh quốc
chi phối Ấn Độ, Tây Tạng và Bhutan. Anh Quốc làm đảo lộn mọi trật tự
trong đời sống của nhân dân Bhutan khi chiếm Bhutan vào năm 1907, đưa
một người tên Uggen Wangchuck lên làm vua thế tục, trị vì vương quốc
Bhutan, tước đoạt mọi quyền hành của Ngài, qua gần 300 năm tái sinh lãnh
đạo đất nước, lúc bấy giờ Ngài là một vị Shabdrung Rinpoche thứ 6 vừa
lên 5 tuổi! để tuyệt nọc mầm mống đe dọa quyền lợi chính trị mà nhân
dân Bhutan tôn sùng Ngài, đó là tâm lý chung của kẻ nắm quyền lực,
Wangchuck đệ nhất đã ám sát khi Ngài trên 20, và cũng từ đó, triều đại
Wangchuck kéo dài đến nay trải qua 5 đời vua.
Những
oan trái là nợ nần của nhau nhiều đời thế nào, Ngài Shabdrung Rinpoche
đời thứ bảy lại tiếp tục bị vua Wangchuck đệ nhị ám sát lúc Ngài được
29 tuổi. Và Wangchuck đệ tam lại thủ tiêu hậu thân lần thứ 8 của Ngài
khi Ngài chỉ mới lên 15, lần nầy người dân Bhutan không biết tông tích
thân xác của Ngài ở đâu.
Qua
huyền đàm của Ngài cũng như các vị Đạt Lai La Ma Tibet, báo trước
phương hướng, vị trí các Ngài chọn tái sanh, khi Ban giáo lễ phát hiện
hậu thân, họ thường mang các vật dụng của Ngài theo để thử sự phân biệt
của cậu bé, đồng thời, những đệ tử, người thân cận sẽ được Ngài nhận
diện một cách chính xác
:”
Mẹ,
vua Wangchuck đã giết con đấy..Con muốn đi thăm Thiền viện của con…con
muốn gặp các vị Lạt Ma trợ tế...” cứ những câu nói đột xuất từ
miệng đứa bé lên ba đã làm cho cha mẹ lo sợ, biết đây là hậu thân của
một Maha Guru, người mẹ hoang mang. Ba năm trước bà mẹ chuyển bụng
sanh, cha Ngài đi vắng, bổng xuất hiện một bà cụ bưng mâm ngũ quả đến
dâng hiến, hương trầm ngào ngạt khắp nhà, bên ngoài khỉ vượng gọi bầy hú
hý liên hồi; một luồng sáng trắng từ trên nóc nhà xuyên xuống chỗ nằm;
Ngài ra đời với một khuôn mặt thông thái, cặp mắt trí tuệ khác thường.
Cậu
của Ngài. là một trong những Lạt Ma giỏi về pháp thuật lẫn tâm linh,
được Đào tạo trong những học viện uy tín và qua các khoá huấn luyện tu
tập căn bản của các Thiền viện chuyên môn, biết rằng đây là hậu thân
của Shabdrung Rinpoche thứ 8, liền tìm cách đưa Ngài ra khỏi Bhutan.
Người mẹ đau lòng nhớ lại, vua Wangchuck đệ tam, từng sát hại Ngài
Shabdrung Rinpoche thứ 8 lại là chú ruột của vị tái sanh, con bà hiện
giờ. Một đêm tối tuyết phủ núi rừng Hy Mã, người đàn bà lầm lủi bế bé
trai theo chân người cậu Lạt Ma, băng rừng vượt núi để bảo toàn tánh
mạng một hài nhi vô tội. Đói lạnh, mệt mỏi, người đàn bà khốn khổ thủ
thỉ bên tai con, cậu bé ba tuổi hiểu được mức nguy hiểm trên đường trốn
chạy, cậu im lặng ngủ say trong túi vải đeo sau lưng mẹ. Ánh trăng
thượng tuần và những vì sao lẻ loi soi đường tiển bước.. Qua nhiều ngày
đường vất vả, xuống được đồng bằng India, người cậu Lạt Ma đến trình
diện với đồn Biên phòng, xin được tỵ nạn và che chở; Người mẹ ôm hôn và
nhìn con lần cuối, trao bé cho người anh, rồi thổn thức trở lại với núi
rừng. Ngài thực sự xa cha mẹ kể từ đó!
Chính
quyền India không lạ gì với những việc tái sanh, không ngần ngại việc
bảo trợ, Ngài được chính phủ Ấn che chở. Suốt thời gian được ăn học
trong các trường, rồi tốt nghiệp đại học Mande ở Himachal Pradesh,
không một người Bhutan nào được tiếp xúc với Ngài. Luôn được vệ sĩ bao
bọc. Khi trưởng thành, Ngài xin chính phủ Ấn được tự do; Ngài về làm nhà
theo kiểu Bhutan ở tại Manali, cũng vừa tròn 30 tuổi, lúc bấy giờ đồng
tộc Bhutan mới được phép tới lui thăm viếng. Trên đất Ấn lưu vong,
Shabdrung Rinpoche đời thứ 9 tức thế danh Ngài là Shabdrung Ngawang đã
lưu trú qua Himachal Pradesh, bổng nhớ lại cội nguồn Thành đạo của Đức
Bổn sư, Ngài lại về Bodhgaya, tạo cơ duyên cho các sư Bhutan mua đất lập
chùa; họ cũng từng tạm trú tại Việt Nam Phật Quốc tự; Trên đường du
hoá, được các tín đồ và chư Tăng cung thỉnh, ngài đến với vùng Pedong
tại Kalimpoy, Davjeeling. Quần chúng và chư Tăng Bhutan tới lui với ngài
rất đông, chẳng những thế, chư Tăng Tibet và những người Âu châu vẫn
đến xin Ngài chúc phúc cầu nguyện.
Nơi
Gaya, chùa Bhutan được xây dựng ba ngôi, trong đó một ngôi do chính phủ
Bhutan tài trợ. Phần lớn các sư Bhutan sống tại Ấn do nguồn kinh tế
của quần chúng Bhuta tiếp viện. Cũng như người Tây Tạng, Bhutan một số
người cũng thành đạt trên thương trường và kiên cố với đức tin.
Ở
India không có trường đào tạo tu sĩ theo hệ phái Bhutan, không có các
cao Tăng Lạt ma tiếp nối huấn luyện Ngài theo truyền thống và làm lễ cho
Ngài xuất gia, vì Bhutan là một quốc gia độc lập, không bị ngoại bang
thống trị như Tibet, vì thế không có thủ phủ của một chính phủ lưu vong ,
ngài vẫn để tóc như một cư sĩ, nhưng về tâm linh, chư Tăng và quần
chúng vẫn xem Ngài là một Thánh Tăng tái sanh lãnh đạo tinh thần cho họ.
Hình ảnh quắc thước của khuôn mặt nhân hậu đầy uy lực, tuy để tóc, ngài
vẫn khoác trên mình bộ quốc phục màu vàng, đội vương miệng tôn giáo.
(đặc biệt màu vàng chỉ dành cho vua đạo cũng như vua đời, khi một quân
vương nhậm chức như nhà vua trẻ nhất thế giới mới 28 tuổi, tốt nghiệp
đại học danh tiếng Oxford Anh quốc, - Jigme Khesar Namgyel Wangchuck,
được vua cha truyền ngôi, đã đến chùa làm lễ ra mắt sơ tổ lập quốc
Shabdrung Ngawang Namgyal Rinpoche đệ nhất vào ngày 06/11/2008 ).
vua
mặc áo choàng vàng theo truyền thống
đức
vua trẻ 28 tuổi Jigme Khesar Namgyel Chuck
Quốc
vương đời thứ tư tại vị, mặc dù biết Shabdrung Ngawang là hậu thân của
Shabdrung Rinpoche thứ 8 bị vua tiền nhiệm sát hại, nhưng giờ đây, Ngài
thuộc giòng tộc của mình, con của người anh trai mình, vả lại đang ở một
quốc gia khác, không có dấu hiệu đe doạ vương quyền thế tục. Hằng ngày
tin tức từ nhân viên thanh tra hình sự ( CID ) báo cáo mọi sinh hoạt của
Ngài cũng như chư Tăng Bhutan tại India; quốc vương biết rất rõ; trên
phương diện đổi mới đất nước Bhutan, nhà vua điện khí hoá đời sống cho
nhân dân, truyền thông đại chúng qua T.V. mạng lưới Mobile phone được
thiết lập. Internet cho tuổi trẻ xử dụng; một số tiện nghi đời sống của
thế giới bên ngoài được du nhập vào đất nước.
Chính sách mở cửa mà
nhiều thế kỷ Bhutan bị thế giới quên lãng, một thời Bhutan bị xem là u
tối như thời kỳ Dark Ages của Âu châu, mặc dù nhân dân Bhutan từng có
mặt rất sớm trước công nguyên vào năm 2000, đó là thời kỳ mà người bản
địa dùng đồ bằng đá; trước khi Phật giáo du nhập vào Bhutan ở thế kỷ
thứ 8 sau công nguyên do một Rinpoche Guru Tibet truyền sang thì nơi
đây đã có những loại tín ngưỡng bản địa như Sikkim và bùa chú, thế
nhưng vẫn không giúp xã hội tiến hoá hơn; Đến khi các Lạt Ma có trình độ
tâm linh cao, ổn định đức tin quần chúng thì đất nước có một chỉ số
hạnh phúc nhất định mặc dù tiện nghi vật chất còn nghèo nàn.
Bhutan
là một trong những nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Ấn khi
India giành được từ tay Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 8 năm 1949.
Bhutan,
1971 cũng được đưa vào Liên Hiệp Quốc làm quan sát viên trong ba năm
liền.
Và
Bhutan là quốc gia đầu tiên thực hiện triệt để cấm thuốc hút để bảo vệ
sức khoẻ cho cộng đồng.
Nhà
vua đã mạnh dạn cải tiến xã hội, mở rộng dân chủ, tổ chức bầu cử. Tuy
nhiên, chính quyền vương quốc Bhutan vẫn lo ngại việc cải tiến quá nhanh
sẽ gây xáo trộn truyền thống trong nước.Tuổi trẻ Bhutan đã mặc quần bò
áo thun, xài cellphone. Một số phụ nữ ghiền phim trên TV; quan hệ tình
cảm cũng thông thoáng dễ giải hơn, đã gây những phản ứng mạnh trong số
người bảo vệ truyền thống cha ông, cũng từ đó, một số gia đình sanh ra
bất hoà khi hai khuynh hướng và hai thế hệ chưa cùng nhịp cầu thông cảm.
Họ cố gắng quân bình giữa văn hoá truyền thống và văn minh thế giới.
Nhà vua trẻ nguyện sẽ theo chính sách của cha trên bước đường cải tiến
để nâng chỉ số hạnh phúc của người dân lên tầm mức khả dĩ. Vì nhà lãnh
đạo Bhutan quan niệm rằng chỉ số hạnh phúc của người dân quan trọng hơn
chỉ số DGP trong nước! vì thế Bhutan được xếp hạng thứ 8 trong số 12
quốc gia trên thế giới người dân có hạnh phúc nhiều nhất, mặc dù tổng
thu nhập bình quân đầu người chỉ 1.400 USD một năm. tuổi thọ chỉ đến
55.
Trước
những bộn bề đầy tiến bộ đó, quốc vương đời thứ tư không bận tâm đến
một Đạt Lai Lạt Ma của Bhutan như sự đe dọa theo tập quán.
Khí
hậu tháng tư đầy ngột ngạt, căn building ba tầng của Bhutan Temple tại
Bodhgaya xây dựng vào năm 1997 vẫn chưa hoàn chỉnh, cứ như lò lửa. Các
cửa mở tung cho thông thoáng, thế mà hơi nóng như phát ra từ lò nướng
bánh chapaty. Bải sân trống không một bóng cây nên cái nóng cứ táp vào
mặt. Ngài Shabdrung Rinpoche đời thứ 9 tay cầm quạt phe phẩy, ngồi
trên ghế trường kỷ để tiếp chuyện với các sư Tăng Bhutan, thỉnh thoảng
nói về một địa danh, một vấn đề như mơ hồ, hay một ẩn dụ khó hiểu. Từng
lọn tóc đen mướt cứ phất phơ theo cánh quạt. Thân hình vạm vỡ được phủ
hờ tấm choàng màu vàng mỏng. Một thoáng trầm tư chìm trong tĩnh mặc,
Guru như đang sống vào thế giới khác, các sư Tăng và tín đồ vẫn ngồi
bệt trên thảm len. Gương mặt Ngài sáng hồng lên, mở mắt nhìn đệ tử,
Người nói: năm nay mùa nóng, thầy không về Himachal Pradesh hay Pedong,
thầy phải nhập viện để điều trị vết ung thư trên mũi. Các con hãy chuyên
tu, giữ gìn truyền thống Phật giáo và văn hoá quê hương.
Chiều
hôm sau, chiếc xe bảy chỗ đến cổng chùa, đệ tử dìu Người ra, xe hướng
về Thành phố Nam Ấn, 5 tháng nằm viện, bệnh tình không thuyên giảm, Ngài
tỉnh táo căn dặn và từ giả quần chúng. Bầu trời Nam Ấn bổng mát dịu
khác thường, đám mây ngũ sắc vần vũ trên không, chim chóc ríu rít. Hai
giờ chiều mà như sắp hoàng hôn.
Những
ngày sau đó, Ngài và hai vị Lạt Ma thị giả vào sâu trong núi, ngài lưu
trú tại hang động, bắt đầu nhập định. Không bao lâu, trời đêm rừng núi
Hy Mã sáng rực quanh vùng ngài đang toạ thiền; tiếng gầm rú của muôn
thú vang rền; con voi phũ phục trước cửa hang nhiều ngày, bầy khỉ xôn
xao trên các nhánh cây gần đó, các vị Lạt Ma thị giả biết giờ chia tay
đã đến, đều chấp tay quỳ gối dảnh lễ. Mùi thơm lạ phảng phất . Sáng hôm
sau, một Lạt ma cầm miếng bông gòn để ngay mũi Ngài, biết chắc Ngài
không còn thở, sắc diện Ngài vẫn không thay đổi. Thời gian sau, đệ tử
mang nhục thân Ngài vẫn đang toạ kiết già, về thờ tại chùa Pedong.. 5
năm trôi qua, thân xác ngày càng khô lại mà không thối rữa. Như vậy chỉ
có nhục thân vị thứ nhất và thứ chín mới được bảo tồn.
Ngày
05 tháng 4 năm 2003 là thời điểm kết thúc 47 năm sống và lưu vong trên
đất khách của một đại sư Shabdrung Rinpoche đời thứ 9 của nhân dân
Bhutan!
Ngài
Shabdrung Rinpoche đời thứ 9
VỀ
ĐÂU MỘT CÁNH CHIM BẰNG !!!
Thưa
Lạt Ma, vì sao nhà vua Bhutan biết đây là tái sinh của Ngài Shabdrung
Rinpoche đời thứ 9, buộc phải đem về lại Bhutan? -Lạt Ma Tibet, một
khách tăng tình cờ viếng chùa cho biết.
Trong
giây lát im lặng, Lạt Ma nheo mắt, có lẽ do ánh nắng xuyên xuống từ
giàn hoa khô lá trong khu vườn nhiều cây của Việt Nam Phật Quốc Tự, hay
do đường xa từ Dheli về, nhọc nhằn! từ tốn, ngài đáp:
Theo
chúng tôi được biết, Bhutan họ cũng có nhiều cao Tăng Lạt ma rất giỏi,
truyền thống sinh hoạt tôn giáo giữa Bhutan và Tibet không khác nhau.
Ngài Karmapa của Tibet đã cho các Lạt Ma Bhutan biết địa điểm, tên cha
mẹ, dấu vết trên lưng của vị tái sinh; còn nhiều yếu tố khác để xác
định. Mặc dù Ngài Karmapa chưa hề đến Bhutan, chưa biết gì về gia thế
của vị tái sanh. Sau khi các Lạt Ma Bhutan về quê hương, tìm đúng cậu bé
cần tìm, chỉ sau hơn 10 tháng vừa tái sinh. Nhà ngài bên thung lũng
vắng, bổng nhiên xuất hiện giòng chảy của con suối trên vùng đất khô cằn
và hoa đào rộ nở cả núi rừng khi Ngài được hạ sanh
Karmapa
đặt tên cho vị tái sanh thứ 10 là Shabdrung Jigdrel Ngawang Namgyel.
Tháng thứ 11, cha mẹ cậu đồng ý cho đoàn Lạt Ma hầu cận vị tiền thân
mang Ngài ra khỏi nước. Chính quyền Bhutan chưa phát hiện việc tái sinh
nầy, chư Tăng hộ giá mang cậu đi không mấy khó khăn, vì thế không phải
băng rừng vượt núi như tiền thân của Ngài trước đây. Các Lạt Ma liên
lạc với chính quyền Ấn, họ đồng ý cho bảy cảnh sát bảo vệ, chu cấp cho
cha mẹ. Nuôi ăn học, cung cấp thầy giáo cùng mọi nhu cầu cần thiết.
Nhưng, sau đó chính quyền Bhutan phát hiện, buộc phải đem ngài về lại.
Sau khi bàn bạc cùng chính quyền Ấn, các Lạt Ma và ngài Karmapa xét thấy
không thể lưu giữ , vì gia đình cũng như chư Tăng sẽ gặp nhiều rắc rối
lớn. Đoàn hộ tống của chính quyền Ấn và chư Tăng Bhutan đã tiển Ngài qua
biên giới khi vừa hơn một năm tuổi.
Vị
khách Tăng kể tiếp:
Một vị tái sanh rất khác trẻ em bình thường,
thông minh đỉnh đạc, hiểu biết nhanh nhạy. Tuy hơn 10 tháng, chưa biết
nói, khi các Lạt Ma hỏi ai là thư ký , ai là thị giả, ai là tên nầy…với
ngón tay nhỏ như trái ớt non, Ngài chỉ đúng từng vị một. Trong đó, một
vị Lạt ma từng hầu cận Ngài hơn chục năm, gặp lại, cậu bé cười thật
thích thú.
Khách
Tăng im lặng, 9 giờ sáng, khí trời vẫn còn se lạnh thế mà vầng trán
sạm nắng của sư điểm lấm tấm mồ hôi; tiếng thở ra thật nhẹ dường như đủ
để người vơi bớt muộn phiền, Lat ma nói tiếp:
Chúng
tôi e rằng Ngài sẽ không được đi học, cho dù một tái sinh thông tuệ hay
một Guru vĩ đại mà không được tiếp tục khôi phục kiến thức, không được
hướng dẫn tu tập để khai mở kho tàng cũ, qua khỏi 10 tuổi cũng sẽ bị cùn
nhụt thôi. Chỉ cần 2 năm hướng dẫn là Ngài sẽ nhớ lại tất cả. Còn cả
tánh mạng nữa chứ?
Cùng
chia xẻ với niềm u uẩn của Phật giáo Bhutan, khách Tăng Tibet và mọi
người chìm vào tĩnh lặng. chim chóc vắng bóng; cây cối ngủ quên; không
gian ngưng đọng.
*
*
*
Nhân
viên an ninh canh gác cậu bé, hàng ngày ghi nhận, báo cáo cấp trên về
tên tuổi, số lượng khách đến thăm viếng, báo luôn những hiện tượng
không bình thường do cậu bé thể hiện. Từ khi các Lạt Ma đưa cậu về lại
Bhutan, không ai được lai vãng. Những tin tức về cậu bé vẫn được nhận
thường xuyên do gia đình hoặc quần chúng Bhutan truyền lại. Từ khi vị
tiền thân ra đi, thời gian năm năm đó hậu thân tái sinh lớn dần., tư
chất thông tuệ hiện rõ; hằng ngày cậu vẫn tiếp khách, vẫn chúc phúc, vẫn
dành thời gian tâm sự với bầy thú. Cậu không hề biết trong lúc nầy,
những trẻ con cùng tuổi đang được đến trường, đang tự do vui chơi với bè
bạn; cũng vậy, thế giới cũng không biết rằng, giờ nầy, cùng tuổi với
trẻ con trong những quốc gia tân tiến, có một con trẻ sống hiu hắt nơi
núi rừng băng giá, nhưng là một con trẻ phi thường đầy huyền thoại. Con
gà sống trong chuồng làm sao biết được sinh mạng của nó được quyết định
lúc nào! Nhưng nhân dân Bhutan tin rằng, vị vua trẻ có kiến thức quốc
tế, sẽ không bị định kiến truyền thống về một đe doạ vu vơ từ một đứa
trẻ được tâm linh nuôi dưỡng.
Mời
Ngài vào dùng sáng ạ! người nhà lên tiếng
Tại
sao mình phải ăn hở mẹ? Ngài ngây thơ hỏi
Không
ăn làm sao mà sống? mẹ đáp
Con
người chỉ sống bằng thức ăn thôi sao!
…………………..Người
mẹ ú ớ không biết giải thích thế nào!
Con
biết có những cái quan trọng hơn thức ăn mẹ à!
Cái
gì vậy ? người mẹ ngạc nhiên
Nếu
không thở, cũng đâu sống được hở mẹ!
Ừ ,
thì không khí cũng quan trọng như thế! mẹ đáp
Không
hiểu biết cũng đâu sống được hở mẹ?
Có
chứ, con vật, cây cối đâu cần hiểu biết mà vẫn sống đấy. mẹ cải lại
Con
người phải khác chúng chứ. Con người không hiểu biết cũng sống giống
như chúng thôi.
Thế
thì hiểu biết như thế nào mới đúng là con người? mẹ hỏi vặn
Phải
có tình thương, phải có học hỏi, phải có tâm…như các Lạt ma của con vậy
Ừ,
cũng phải. người mẹ chấp nhận. Trong tâm người mẹ quê mùa khốn
khổ nghĩ ngợi nhiều về tương lai của một con người như Ngài. Trên bầu
trời, tuy núi rừng, chim chóc biết được đường bay của chúng, nhưng xã
hội loài người, có những con người không quyết định được phận số của
mình. Nhiều người vẫn có tình thương đấy, nếu họ biết áp dụng bằng hành
động, thêm một lời nói, thêm một việc làm tích cực thì số phận những con
người như Ngài không bị mai một, không bị cô lập nơi rừng núi hoang vu,
không bị cách ly với xã hội, kiến thức sẽ tiếp tục khai mở và…
Cậu
bé năm tuổi nói rất sỏi, thỏ thẻ với bầy gia súc trước khi mở chuồng cho
chúng đi vào rừng kiếm ăn, đến trước nhà rửa tay, ngồi vào vị trí đã
được chuẩn bị sẳn. Cậu tự ăn, không muốn để ai phục vụ. Bên ngoài, ánh
dương làm sáng một góc rừng. Chẳng mấy chốc mặt trời sẽ tự do phô bày
nắng ấm cho chim chóc, thú rừng vui ca. Nhưng một con chim lạc bầy đang
kêu cứu giữa rừng hoang!!!