Làm thế nào để chiếm được trái tim của người Tây Tạng?
14/04/2010 06:54 (GMT+7)

“Mọi việc chúng ta làm, chúng ta thực hiện để bảo đảm rằng nhân dân sống một đời sống hạnh phúc hơn với lòng tự trọng hơn và làm cho công bằng hơn cùng hòa hiệp hơn trong xã hội chúng ta.” Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Hoa Ôn Gia Bảo phát biểu vào ngày 4 tháng Ba tại buổi khai mạc Quốc hội Trung Hoa (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ), ở Bắc Kinh. Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Lhasa, Tây Tạng (Trung Hoa) – Một vài ngày trước đây, Chính phủ của Ôn Gia Bảo đã chỉ định Gyaltsen Norbu, 20 tuổi,Trung Hoa đã chỉ định Gyaltsen Norbu, 20 tuổi, Ban Thiền Lạt Ma do Bắc Kinh dựng lên, là một trong 13 thành viên của Hội đồng Quốc gia của Hội nghị Cố vấn Chính trị Nhân dân Trung Hoa (CCPPCC), cơ quan cố vấn tối cao của quốc hội Trung Hoa.

 Sau khi trở thành viên của CPPCC, Norbu tuyên bố trách nhiệm quan trọng là ‘nhiệm vụ bảo vệ sự thống nhất và đoàn kết thiểu số’ (Tân hoa xã, 5 tháng Ba).  Mặc dù thế, quyền lực của Norbu như một thành viên của CPPCC được các nhà phân tích xem như biểu hiện tính đảng của Norbu trong phong cách chính trị hơn đối với bảo vệ sự thống nhất và đoàn kết thiểu số tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nó cũng là động tác thông tục biểu tượng cho sự “đối xử ưu đãi” đối với thiểu số Tây Tạng trong sự thực hiện chính sách một quốc gia thống nhất.  Từ những năm 1950, Trung Hoa đã cố gắng phát triển một nền tảng hổ trợ tạo nên sự ảnh hưởng cao độ những lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng “trung thành và yêu nước” đối với  đảng.

 Một động thái khác nữa là để nâng cao vị thế của Norbu, Bắc Kinh đã tổ chức vào năm 2006 Diễn đàn Phật giáo Thế giới nơi mà Norbu là một trong những người phát biểu then chốt tại lễ khai mạc.  Bất chấp sự bất thường của một chính quyền vô thần tổ chức một sự kiện tôn giáo, giới truyền thông đã trích lời Norbu nói rằng trách nhiệm của Phật giáo là “nuôi dưỡng lòng yêu nước và sự thống nhất quốc gia.”  Trong cuộc viếng thăm hiếm hoi vào năm 1999 đến Tu  viện Tashi Lhunpo, ngự tòa truyền thống của những Ban Thiền Lạt Ma ở Shigatse trong khu Tự trị Tây Tạng (TAR), Tân hoa xã cho hay rằng Norbu 9 tuổi lúc ấy trong khi tiến hành buổi lễ tôn giáo đã “khuyến nghị Phật giáo Tây Tạng phải vâng lời những hướng dẫn của Chủ tịch Jiang Zemin và yêu mến đất mẹ Trung Hoa xã hội chủ nghĩa.”


 Gyaltsen Norbu – Ban Thiền Lạt Ma Bắc Kinh dựng lên

 Trong 14 năm qua, Bắc Kinh đã săn sóc Norbu dưới một sự trông nom nghiêm ngặt; những di chuyển giới hạn xung quanh Bắc Kinh.  Khi 11 tuổi, Norbu cũng được  viếng thăm Thượng Hải và Zhejiang và  luôn được bao quanh bởi những bảo vệ vũ trang dày đặc và những nhân viên chính quyền.  Norbu thường được xuất hiện trên truyền hình với những lĩnh đạo Trung Hoa và chủ trì những buổi lễ tôn giáo.  Sự học vấn của Norbu chỉ ở Bắc Kinh, nơi một trường học đặc biệt dành cho “những vị Phật sống” (thuật ngữ Bắc Kinh dùng cho những lĩnh tụ tôn giáo tái sinh) gọi là Học viện Phật giáo Tây Tạng Cao cấp .Trung Hoa huấn luyện những lĩnh tụ tâm linh tái sinh của Tây Tạng.  Trong năm 2000, báo Nhân Dân cho hay sự “giáo dục” thành công hơn 50 “Phật sống” từ năm 1978 ở Bắc Kinh.  Trong những thời gian gần đây, một kiểu khôn khéo tinh vi của Bắc kinh để trấn áp , người ta đã thấy một học đường tương tự cho “Phật sống” đang được xây dựng tại quận Chushui (Quishu) ở Lhasa.  Năm ngoái, truyền hình quốc gia Trung Hoa đã chiếu hình những thước phim Gyaltsen Norbu trong chuyến viếng thăm công trình xây dựng trường  học.


 
 Gedhun Choekyi Nyima người được Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận là Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11

Trong 14 năm qua người ta cũng thấy một thái độ bác bỏ  của Trung Hoa đối với tất cả những lời kêu gọi và thỉnh cầu nhằm cho biết tin tức về  Gedun Nyima, được sự xác nhận của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, tuân theo truyền thống công nhận một vị hóa thân của Tây Tạng.  Năm 1995, ba ngày sau khi Nyima được công nhận, Gedun Nyima 6 tuổi và gia đình đã biến mất. Bắc Kinh sau đó đã cho hay rằng Gedun Nyima đang “được bảo vệ” mà không cho thấy một bằng nào về điều đó.  Sự thẩm tra xác nhận từ cộng đồng quốc tế hướng dẫn không ai khác hơn thành viên của Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, Mary Robinson đã thất bại để tìm ra bất cứ sự đáp ứng nào từ Bắc Kinh.

 Chính quyền ra lệnh dẹp bỏ hình ảnh của Nyima- Ban Thiền Tây Tạng.   Nhưng người Tây Tạng vẫn bàn tán trong thầm lặng số phận của Nyima trong khi xem những trò vui choáng ngợp của sự trình diễn xung quanh Norbu, cũng gọi là  “Ban Thiền JianZenmin” hay “Ban Thiền Trung Hoa” (Gya Panchen), theo cách gọi của người Tây Tạng.  (Norbu là người Tây Tạng).  Thí dụ, ở Tây Tạng, những video âm nhạc của những ca sĩ Tây Tạng hiện tại không đăng tải hình ảnh của Ban Thiền Bắc Kinh;  sự bất tuân rõ ràng cho thấy sự thật rằng hầu hết ca sĩ Tây Tạng thông thường thích trưng bày hình ảnh của những lạt ma bổn sư của họ trong những video, thay vì thế, họ trưng bày hỉnh ảnh của Đức Ban Thiền thứ 10 quá cố.

 Với Tu viện Tashi Lhunpo ở Shigatse hạ thành một nơi gặp gỡ của những mánh lới chính trị và Đức Ban Thiền thật sự vẫn trong vòng kềm tỏa của Bắc Kinh, những người Tây Tạng lưu vong đã xây dựng một Tashi Lhunpo ở quốc ngoại tọa lạc tại khu định cư Tây Tạng Bylakkuppe ở Nam Ấn.  Vào năm 2008 khi Nyima-Ban Thiền Tây Tạng được 18 tuổi, viện trưởng của Tu viện Tashi Lhunpo lưu vong, Khen Rinpoche Lobsang Tseten, nói với Trung tâm Tây Tạng ở Ấn Độ vì Nhân quyền và Dân chủ (TCHRD) rằng: “ở cấp độ của sự học vấn vào tuổi này, Đức Ban Thiền Lạt Ma đáng lẽ phải hoàn thành hay gần đến sự hoàn tất môn thứ hai trong năm môn quan trọng của Phật giáo Tây Tạng được biết là Trung Quán luận (Madhyamarg), cộng thêm với văn bản về tuệ trí toàn thiện (trí tuệ ba la mật).”  Với sự “biến mất” của ngài, Đức Ban Thiền Lạt Ma không thể tiếp nhận những khẩu truyền và những rèn luyện thiết yếu khác đến sự phát triển toàn diện của dòng truyền thừa rất quan trọng này trong Phật giáo Tây Tạng.

 Hệ thống hóa thân tái sinh là một trong những tin tưởng cốt tủy của truyền thống tôn giáo Tây Tạng.  Người Tây Tạng tin tưởng rằng những lạt ma tái sinh như những người thủ hộ truyền thừa là chìa khóa đến sự tồn sinh của tôn giáo Tây Tạng và hệ thống tín ngưỡng; họ bảo đảm sự tương tục của Phật giáo Tây Tạng qua hơn nghìn năm.  Sự lừa gạt của Bắc Kinh về việc tự dựng lên Ban Thiền Lạt Ma của họ đã xâm phạm cốt lõi của niềm tin này.  Nó cũng mở đường cho những hóa thân chính trị  bao gồm cả Đức Đạt Lai Lạt Ma và đe dọa căn bản thiết yếu của tôn giáo Tây Tạng, không thể duy trì mạng mạch tâm linh tôn giáo, chưa đề cập đến sự xung đột tôn giáo kéo dài, nó có thể đưa đến trong tương lai.  Không có Đức Ban Thiền Lạt Ma thật sự  dưới bầu trời Tây Tạng, ở đấy đã hình thành một khoảng trống mà ở đó nó đã gặm mòn dần cốt lõi văn hóa và tín ngưỡng Tây Tạng  , hệ thống giá trị , sự tồn tại đặc thù  xứng đáng như những con người của tự do để đúng là những con người thật sự của họ.  Những hậu quả không chỉ nằm trong phạm vi tôn giáo.

 Cảnh giác về sự liên hệ gần gũi giữa tôn giáo và đặc tính Tây Tạng của Bắc Kinh đã có từ sự bắt đầu nhắm đến Phật giáo Tây Tạng.  Vào những năm 1950, những tu viện, chùa chiền và cùng những kinh điển, tượng thờ, pháp khí đã bị tiêu hủy; và những sư thầy và sư cô là những đối tượng bị bạo hành thân thể và tấn công tư tưởng.  Cách mạng Văn hóa đã làm tiêu tan những gì điêu tàn còn sót lại được làm bởi những điều gọi là cải cách dân chủ trong những năm 1950.  Trở lại xa hơn vào năm 1962, ngay cả trước khi trận cuồng phong Cách mạng Văn hóa, Đức Cố Ban Thiền Lạt Ma, như phó chủ tịch CPPCC đã tuyên bố lưu tâm đến số phận của Phật giáo Tây Tạng:  ‘Những ai có kiến thức tôn giáo sẽ chết một cách chậm rãi, những công việc tôn giáo đang đình trệ, kiến thức không được truyền trao, có sự lo lắng về việc không có sự rèn luyện cho những người mới, và vì thế chúng ta thấy việc xóa bỏ Phật giáo, điều đã từng rộ nở ở Tây Tạng và được trao truyền những giáo huấn và giác ngộ.  Đây là điều gì đấy mà tôi và hơn 90% dân Tây Tạng không cam chịu được.”

 Ngày nay, lĩnh đạo tâm linh của bốn trường phái Phật giáo Tây Tạng và đạo Bon cổ truyền đang lưu vong.  Các ngài không phải là những người lưu vong tự nguyện như Bắc Kinh muốn ,chúng ta tin tưởng.  Các ngài bị đẩy khỏi đất nước của các ngài, bị áp lực phải tìm một không gian khác để làm sống lại một cách tự do niềm tin tôn giáo và văn hóa của các ngài.  Thiếu vắng những vị thầy tôn giáo cao cấp thường được viện dẫn như lý do chính tại sao nhiều tu sĩ nam nữ đã rời Tây Tạng để lưu vong.  Sự tiếp tục tận tụy một cách trung thành đến Đức Đạt Lai Lạt Ma của đồng bào Tây Tạng trong và ngoài quê hương Tuyết Sơn đã thúc đẩy Bắc Kinh đưa ra nhiều phạm vi mức độ khác nhau che đậy trong những hình thức hợp pháp để làm xói mòn thẩm quyền của ngài và tiêu huỷ truyền thống Phật giáo Tây Tạng mạnh hơn.  Do vì Đức Đạt Lai Lạt Ma là một biểu tượng vô cùng năng động của Phật giáo và đặc tính Tây Tạng, từ năm 1990, Bắc Kinh đã khuyến khích  vận động bôi nhọ chống lại lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng bên trong và ngoài quê hương Tuyết Sơn.

 Bên trong Tây Tạng, khu vực đã bị chính trị hóa cao độ, ngay cả chu kỳ sửa chửa hay xây dựng tu viện cũng cần sự chấp thuận của chính quyền.   Hội đồng Quản lý lắng nghe công bằng Dân chủ (DMCs) thiết lập từ những năm 1950 trong mỗi tu viện nhỏ hay lớn hành động như tai mắt của chính quyền.  Những thành viên một phần được bầu cử, một phần được chỉ định bởi Cục Công vụ Tôn giáo.  Bắc Kinh nói rằng DMC “tiếp nhận những hướng dẫn và hỗ trợ từ những bộ liên hệ của chính phủ trong trách nhiệm quan hệ tôn giáo” [100 Vấn đề về Tây Tạng, Bắc Kinh tuần báo, 1989].  Thêm nữa sống dưới sự giám sát, tu sĩ nam nữ phải tham gia tham dự những lớp tuyên truyền chính trị nơi họ được dạy bởi “những nhóm hành động’ để cam kết trung thành với đảng và tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Những quyển sách tay đặc biệt về “chống lại chủ nghĩa chia rẽ”, “tập huấn chính sách khu vực”, v.v…, được phân phát tại những lớp học “học tập cải tạo yêu nước” này.  Một số lớp học kéo dài hàng tuần và một số hàng tháng  nhưng không ai có thể phàn nàn đối với việc làm gián đoạn những lớp tôn giáo bình thường  và áp lực tâm lý mà tăng ni phải chịu đựng.  Tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma trong phát biểu và luận văn đòi hỏi trong những chương trình tẩy não như vậy được trình bày cho những người Tây Tạng sùng kính một cách sâu xa  là một hành động báng bổ cao độ nhất.  Những “nhóm hành động” thể hiện chức năng “những hiệp hội yêu nước” được điều hành bởi Cơ quan Quốc gia vì Quan hệ Tôn giáo (SARA) và Mặt trận Thống nhất của cộng đảng. SARA là một cơ quan được đặt trực tiếp dưới Hội đồng Quốc gia, cơ quan quyết định tối cao trong PRC.

 Những báo cáo nổi lên trong những năm gần đây về những tu sĩ đã không chịu nổi dẫn đến những vụ tự tử những hậu quả của những lớp tuyên truyền chính trị.  Trong một báo cáo tháng Sáu năm 2009 trình bày đến Phóng viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng, TCHRD liệt kê 17 trường hợp tự tử và hai trường hợp toan tính tự tử từ tháng Ba 2008 trong tăng ni.  Nhiều người đã tìm đường lưu vong để tránh sự tra tấn tâm lý này.

 Trên đường lưu vong đến Hoa Kỳ, nguyên viện trưởng của Tu viện Kumbum, Arjia Rinpoche nói rằng:  “Có phải nếu tôi còn ở lại Tây Tạng, có lẻ tôi sẽ bị cưỡng bức để tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôn giáo của tôi và để phục vụ chính quyền Bắc Kinh.  Điều này cũng có nghĩa là tham dự sự thực hành của chính quyền mà nó chống lại tôn giáo của tôi và niềm tin cá nhân của tôi.  Như viện trưởng Tu viện Kumbum, tôi sẽ bị áp lực để hỗ trợ chính quyền với sự chọn lựa Ban  Thiền Lạt Ma của họ để được người Tây Tạng công nhận.  Điều này sẽ vi phạm niềm tin sâu xa của tôi.  Tại thời điểm ấy, tôi biết rằng tôi phải xa xứ sở của tôi.”

 Vào năm 1998, sau khi nghe dự định của Bắc Kinh đưa ngài làm giáo thọ cho Gyaltsen Norbu, Arjia Rinpoche đã quyết định vượt biên.  “Đời sống chính trị của tôi đang phản bội tôn giáo và nguyên tắc đạo đức của tôi,” ngài đã viết trong hồi ký mới công bố ‘Con Rồng Sống Sót’:  Tường thuật của một lạt ma Tây Tạng 40 năm dưới sự thống trị của Trung cộng.

 Tu sĩ nam nữ cũng là mục tiêu trước nhất dưới cuộc vận động “Đập Mạnh”, còn gọi là hướng dẫn chống tội phạm đã sử dụng ở Tây Tạng để nhổ tận gốc những yếu tố chính trị phản động.  Việc bẻ gãy Phật giáo Tây Tạng đã được xác nhận chính thức tại Diễn đàn Hành động thứ Ba 1994.  Những cuộc vận động tuyên truyền chính trị và vô thần đã mãnh liệt không chỉ trong những học viện tôn giáo mà cũng trong những người cư sĩ trong những vùng hẻo lãnh và những khu vực chăn nuôi.   Những tài liệu như “Độc giả vì Khoa học và Kỹ thuật Phát triển và Tẩy trừ Mê tín” được lưu hành bởi Bộ Tuyên truyền của CCP để loại bỏ ảnh hưởng của tôn giáo.  Trong tháng Tám 2006, Zhang Qingli, bí thư của TAR đã nói với Der Spiegel:  “Chúng tôi đang tổ chức học tập yêu nước khắp mọi nơi, không chỉ trong những tu viện.”

 Trong năm 2000, tôn giáo được xác nhận như nhân tố chìa khóa của đặc tính Tây Tạng bởi Li Dezhu, thủ trưởng của cục Công việc Thiểu số, người đã thấy nó như mọt chướng ngại để ổn định và phát triển Tây Tạng.  Li cũng đã viết một “sách giáo khoa  về việc triệt tiêu những nền văn hóa độc lập và làm tan rả tôn giáo thiểu số bằng việc khuyến khích vật chất chủ nghĩa.” [Times Online, UK, March 28, 2008].  Trong một đề tài xuất bản năm 2007 trong một tờ báo đảng, “nhà lý thuyết chủng tộc của đảng”, như Li thường được biết đến, cũng kêu gọi cho một cuộc chấm dứt bảo tồn những nền văn hóa thiểu số và thay vào đó khuyến khích sự tái thời trang cho họ.

 Trong xã hội Tây Tạng, những lĩnh tụ tâm linh được sự tôn trọng sâu xa và sự sùng kính trong những đám đông.  Thiếu tính hợp pháp trong con mắt của người Tây Tạng, nhà chức trách thường tìm kiếm sự hổ trợ từ những lĩnh tụ tâm linh ảnh hưởng để hòa giải những cuộc tranh chấp hay thi hành luật lệ và mệnh lệnh.  Nhiều người trong họ liên hệ trong những hành động từ thiện trong cộng đồng của họ cộng thêm sự hướng dẫn đời sống và an ủy đến đại đa số quần chúng.  Bắc Kinh bực tức sự song  hành đạo đức và quyền lực này được thi hành với những lĩnh tụ tôn giáo được tôn kính cao độ mà sự ảnh hưởng của họ bao hàm cả sự chính thống hóa lẫn bất hợp pháp đối với sự thống trị của Bắc Kinh ở Tây Tạng.

 Tài liệu 19 hướng dẫn toàn bộ chính sách tôn giáo của PRC không cho phép tôn giáo trong môi trường công cộng và vì thế xem những hình thức tôn giáo truyền thống như tội phạm đặc biệt ở Tây Tạng nơi tôn giáo nối kết một cách phức tạp cả môi trường xã hội lẫn cá nhân.  Nó cũng đặt ra những vấn nạn cho những lĩnh tụ tôn giáo năng động xã hội ở Tây Tạng.

 Tenzin Delek Rinpoche là một trường hợp tiêu biểu.  Đã từng là vị lĩnh tụ Phật giáo tôn kính ở Lithang vùng Đông Tây Tạng, Delek hiện tại đang lãnh án tù chung thân, một bản án sai trái về “nổ bom và phân phát truyền đơn chia rẻ.”  Năm 2002, ngài đã bị bắt và tuyên án tử hình mà sau đó giảm xuống thành án chung thân.  Ngài là một nhà hảo tâm lớn, một người ủng hộ vô úy đến việc bảo tồn môi trường; và một thiền giả tôn kính giữa những người Tây Tạng và Trung Hoa.  Tháng Mười hai vừa rồi, một lĩnh tụ Phật giáo khác nữa từ vùng Kardze thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Phurbu Tsering Rinpoche đã bị tuyên án tám năm rưởi tù giam vì tội “sở hữu vũ khí và đạn dược bất hợp pháp cùng lạm dụng công quỷ xây dựng của chính quyền.”  Hai luật sư Trung Hoa đại diện cho Phurbu Rinpoche đã nói rằng những sự buộc tội thiếu “sự thật rõ ràng và không đủ bằng chứng.”

 Như một sự cần thiết đưa đến sự đổi mới, một số lĩnh tụ tâm linh để tránh sự quấy rầy của chính quyền đã cố gắng xây dựng những trại tu viện mới (gar) khác biệt với những tu viện rộng lớn truyền thống.  Những tu viện truyền thống đặc biệt những nơi xây dựng trước năm 1959, thường hấp dẫn sự chú ý với những nhân viên “giáo dục cải tạo”.  Nhưng những trại tu viện mới cũng gặp phải những thảm họa tương tự:  từ năm 2001, hơn 1000 thất tại học viện tôn giáo nổi tiếng Larung Gar ở tỉnh Tứ Xuyên đã bị phá hủy, tu sĩ nam nữ bị tống xuất bất chấp sự phản đối của họ.  Được thành lập bởi thượng sư uy đức Khenpo Jigme Phuntsok, có lúc lên đến 10.000 tăng ni bao gồm gần 1.000 học nhân Trung Hoa tu học tại đấy.  Chẳng bao lâu Khenpo Jig-Phun tạ thế qua những sự rắc rối có thể liên hệ với áp lực và khích động của sự phá hủy Larung Gar.  Cùng năm ấy, chính quyền đã phá hủy khu cư trú xuất gia tại Yachen Gar thuộc huyện Payul (Baiyu), tỉnh Tứ Xuyên tống xuất những học nhân bao gồm cả 1.000 người nói tiếng Trung Hoa từ Trung Hoa, Đài Loan, Tân Gia Ba, và Mã Lai Á.

 Năm 2007, những thập niên đè nén tôn giáo đạt đến điểm đen tối nhất “Tiêu chuẩn về Những Hóa Thân của Hoạt Phật trong Phật giáo Tây Tạng”  nó đã thiết lập những hình thức hợp pháp   của đảng Trung cộng công nhận và chọn lựa những hóa thân Tây Tạng.  Mọi tiến trình liên hệ đến sự tái sinh bao gồm sự đăng quang, học tập, và rèn luyện tôn giáo đặt dưới sự giám sát của đảng.  Một hóa thân không có sự chấp thuận của đảng là “bất hợp pháp” và “vô giá trị”.  Luật này không chỉ hợp thức hóa những gì hiện thực hàng thập niên và là một động thái quan trọng bởi chính quyền để ‘bình thường hóa’ và ‘tiêu chuẩn hóa’ Phật giáo Tây Tạng.  Sắc luật 2007 không chỉ là một cố gắng để ‘chính thống hóa’ Ban Thiền Bắc Kinh – người gần đến ngày sinh lần thứ 18 – mà nó cũng cung cấp cho Bắc Kinh một phương tiện “hợp pháp” để bào chữa và thông qua những sự can thiệp trong tương lai.  


 Đức cố Ban Thiền Lạt Ma thứ 10

 Tuy thế hy vọng tùy thuộc trong sự hiến dâng tuyệt đối đối với Gedun Choekyi Nyima và vị tiền thân của ngài là Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 trong những người Tây Tạng qua nhiều thế hệ.  Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 được biết đến sự can đảm và  bộc trực của ngài chống lại chính sách của Trung cộng tại Tây Tạng.  Trong kiến nghị bảy mươi nghìn mẫu tự của ngài, một bản cáo trạng chỉ trích sự thống trị của Trung cộng ở Tây Tạng, và những lời tuyên bố khác nhau đang được những thế hệ trẻ của Tây Tạng tìm đọc.  Bình luận về kiến nghị nổi tiếng năm 1962, cố giáo sư sử học Dawa Norbu đã viết, “Không một người Trung Hoa nào (có thể ngoại trừ Peng Dehuai), và chắc chắn không một lĩnh tụ quốc gia thiểu số khác nào, đã dám thách thức chính sách của cộng đảng về cơ bản trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi nó được thành lập năm 1949, như Đức Ban Thiền Lạt Ma đã làm năm 1962 và 1987.”

 Trong lời tuyên bố sau cùng năm 1989 tại Shigatse, Đức cố Ban Thiền Lạt Ma đã kêu gọi cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma được hợp tác với ngài để đề ra chính sách cho Tây Tạng. (Lúc ấy ngài đi cùng với Bí thư đảng ủy Tây Tạng Hu Jintao).  Cùng khoảng thời gian ấy, trong một bài báo trong Chinese daily, ngài đã viết rằng cái giá mà Tây Tạng đã trả dưới sự thống trị của Trung cộng lớn hơn những gì đạt được.  Ba ngày sau tuyên bố, ngài đã viên tịch để lại một chuỗi câu hỏi về những hoàn cảnh đưa đến sự ra đi đột ngột của ngài vào lúc mới 51 tuổi.

 Sự hy vọng cũng đặt trong những tiền lệ hình thành bởi đời sống và việc làm của Đức cố Ban Thiền Lạt Ma thứ 10.  Ngài làm khó khăn cho Bắc Kinh, để tạo nên một bản lề giữa thế chế của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma.  Ngài chứng minh rằng đàn áp và tuyên  truyền chính trị là những chiến lược yếu kém và ngu ngơ để chiến thắng trái tim Tây Tạng.  Nó liên hệ niềm hạnh phúc chân thật.  Nhưng không thể chối cãi rằng hạnh phúc chân thật xuất phát từ trái tim và khi trái tim bị giáng với những vết thương đã bị tổn thương thì  hạnh phúc vẫn là một giấc mơ khó nắm bắt.

 Có lẽ Wen có một định nghĩa khác về hạnh phúc.

 --***--

Panchen Politics: Can Beijing win Tibetan hearts?

By Tsering Tsomo, Phayul, March 23, 2010

Tuệ Uyển chuyển ngữ

25-03-2010

Các tin đã đăng: