41. Linh mục Thomas Merton (1915-1968), American
Catholic Priest, Author and Social Crtics
Phật Giáo là một
trạng thái của tâm hơn là một định chế chính thống có tổ chức. Phật
Giáo không đặt mục đích trên một sự cứu rỗi mang tính thần học mà là sự
làm sáng tỏ hoàn toàn tâm thức. Phật Giáo là một cách sống hơn là con
đường thờ phụng.
[Buddhism is much less a matter of organized
and institutional orthodoxy than a state of mind. Buddhism does not aim
directly at theological salvation but a total clarification of
consciousness. It is not so much a way of worshipping as a way of
being.]
42.
Egerton C. Baptist (1915-1983), Học giả, tác giả cuốn "Supreme Science
of the Buddha"
Phật Giáo bắt đầu ở chỗ khoa học chấm
dứt. Khoa học không cho chúng ta sự bảo đảm gì ở nơi đây. Nhưng Phật
Giáo có thể đáp ứng sự thách thức của thuyết nguyên tử, vì kiến thức ở
trên mức bình thường của Phật Giáo bắt đầu ở nơi mà khoa học chấm dứt.
Và điều này khá rõ ràng cho bất cứ ai đã nghiên cứu về Phật Giáo. Bởi
vì, qua thiền định, những cấu tử cỡ nguyên tử tạo thành vật chất đã được
thấy và cảm nhận, và những sự khổ, với sự sinh và diệt của chúng, đã tự
tạo ra trong cái mà chúng ta gọi là linh hồn hay ngã - ảo tưởng của
chấp ngã, như giáo lý của Đức Phật dạy.
[Buddhism begins where
science ends. Science can give no assurance herein. But Buddhism can
meet the Atomic Challenge, because the supramundane knowledge of
Buddhism begins where science leaves off. And this is clear enough to
anyone who has made a study of Buddhism. For, through Buddhist
Meditation, the atomic constituents making up matter have been seen and
felt, and the sorrow, or unsatisfactoriness (or Dukkha), of their
'arising and passing away' (dependent on causes) has made itself with
what we call a 'soul' or 'atma' - the illusion of Sakkayaditthi, as it
is called in the Buddha's teaching.” ]
43. John H.
Garabedian & Orde Coombs, tác giả, trong cuốn Eastern Religions In
The Electric Age”:
Chúa Ki-Tô đã chết – Phật còn sống.
[Christ is dead – Buddha Lives]
44. L. Adam Beck, Tác
giả Mỹ, An American Traveler and author
Những giáo lý
của vị Hoàng tử Ấn Độ thực sự không có gì phải e ngại khoa học. Phật
Giáo là, trong mọi trường hợp, một chân lý đã không chỉ ảnh hưởng đến
những tư tưởng gia xuất sắc của Hi Lạp và Rô-ma, mà còn đến những giáo
lý Ki Tô thuở ban đầu – sinh sau Phật Giáo khoảng năm, sáu trăm năm.
Phật Giáo dạy từ ái đối với mọi niềm tin, không bạo hành và chống đối
niềm tin nào khác với Phật Giáo, và đó là những điều có thể thấy dễ dàng
trong giáo lý của Phật Giáo.
[The teachings of the Indian
Prince has indeed nothing to dread from science. Buddhism is, at all
events, a truth which influenced not only the mightiest thinkers of
Greece and Rome, but also the beginnings of Christian teachings - which
it antedated by five or six hundred years. It may well claim kindred
with all the great faiths, persecuting and opposing none which differ
with it, and this for reasons which are easily seen in the teachings
themselves.]
45. Tiến sĩ Amadou-Mahtar, M
'Bow, Director - General, UNESCO
Thông điệp của Đức Thế Tôn về
chân lý, hòa bình, từ bi và lòng khoan nhượng nay vẫn thích hợp như đã
từng thích hợp trong nhiều thế kỷ trước. Thời gian qua đã làm cho ánh
hồng của Phật Giáo ngày càng sáng chói hơn. Chủ nghĩa vật chất lan tràn
và sự theo đuổi sự thành công cá nhân với mọi giá đã làm xói mòn tình
huynh đệ và cộng đồng. Trong những trường hợp như vậy, cần phải nhớ và
truyền bá thông điệp về từ bi của Đức Phật sao cho sự thù hận có thể
được thay thế bởi lòng thương yêu, thay thế tranh đấu bằng hòa bình, và
đối đầu bằng sự hợp tác.
[Lord Buddha's message of truth,
peace, compassion and tolerance is as relevant as it was many centuries
ago. The passage of time has made its flame shine with greater
luminosity. Rampant materialism and the pursuit of individual success at
all costs have eroded the ties of brotherhood and community. In these
circumstances, it is necessary to remember and propagate the message of
compassion of Lord Buddha so that hatred can be replaced by love, strife
by peace and confrontation by co-operation.]
46. Javier
Perez De Cuellar, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Secretary
General of United Nation
Thông điệp của Đức Phật về từ bi và
hiến thân phục vụ nhân loại thì nay thích ứng hơn bao giờ hết trong lịch
sử. Hòa bình, được hiểu như là viễn tượng vượt lên trên ranh giới quốc
gia là vấn đề cấp bách cho thời đại nguyên tử bất an của chúng ta.
[Buddha's
message of compassion and devotion to the service of humanity is more
relevant today than at any other time in history. Peace, understanding
and a vision that transcends purely national boundaries are imperatives
of our insecure nuclear age. ]
47. Andrew Harvey, tác
giả người Anh, British author, poet and Fellow of All Souls
College, Oxford
Tôi thấy triết lý Phật Giáo là luồng tư tưởng
làm cho tôi mê bởi sự phân tích bình tĩnh và căn bản về lòng ham muốn,
sự từ bỏ của Phật Giáo về mọi cường độ tự làm cho mình bi thảm mà tôi đã
sống theo đó, và sự hứa hẹn của Phât giáo về khả năng đạt được một sự
thành thật mạnh mẽ vô tư.
[I found Buddhist philosophy is a way
of thought that enthralled me by its calm and radical analysis of
desire, its rejection of all the self-dramatisiting intensities by which
I lived, and its promise of a possible strong and unsentimental
sincerity.]
48. Robert J. Hawke, Thủ Tướng Úc,
Rhodes Scholar, Trade Union Leader from 1983 and Prime Minister of
Australia
Quan niệm của Phật Giáo về chúng ta tiến tới trạng
thái không thể mô tả được qua một số kiếp thì về phương diện trí thức
thỏa mãn đầu óc của tôi hơn là niềm tin trong Ki Tô Giáo, rằng chúng ta
chỉ sinh ra có một lần và được ném vào những trường hợp có thể rất giàu
có hay vinh quang, nhưng chúng ta hoặc đến với Thiên Chúa hoặc không là
đặt căn bản trên một đời sống đó. Tôi chưa đến độ theo Phật Giáo nhưng
tôi thấy rằng, và vẫn thấy như vậy, Phật Giáo thì vô cùng hợp ý hơn là
triết lý của Do Thái – Ki Tô.
[Buddhist concept that you
progress towards the Ineffable through a number of existences seemed to
me much more intellectually satisfying than the Christian belief that
you come just once and are cast into circumstances maybe of great wealth
or of great moment, but that you come to God or don't come to God on
the basis of that one life. I was never on the point of embracing
Buddhism but I found, and still find, it infinitely more satisfying than
the Judeo-Christian philosophy.]
49. Gnanatiloka, học
giả người Đức:
Một số người cho rằng Phật Giáo là một
tôn giáo tối tăm buồn tẻ. Không phải vậy, tôn giáo này sẽ làm cho các
tín đồ sáng dạ và vui tươi. Khi chúng ta đọc những chuyện sinh ra đời
của Bồ Tát, vị Phật tương lai, chúng ta biết được rằng các Ngài đã tu
tập hạnh kiên nhẫn và chịu đựng đế hoàn thiện như thế nào, điều này sẽ
giúp chúng ta vui vẻ ngay cả trong lúc chúng ta gặp những khó khăn và
hoan hỉ trong sự an sinh của tha nhân.
[Some people thinhk that
Buddhism is a dark and melancholy religion.. It is not so; it will make
its followers bright and cheerful. When we read the birth stories of
Boddhisatva, the future Buddha, we learn hos He cultivated the
perfection of patience and forbearance, it will help us to be cheerful
even in the midst of grea troubles and to take delight in other’s
welfare>]
50. Prof. Walter Kaufmann, Triết gia Mỹ,
American philosopher and author .
Phao-Lồ ghép tình yêu thương
với đức tin và hi vọng, và nhận thức của ông ta về tình yêu thương dính
líu tới đức tin và hi vọng. Ông ta nói, “tình yêu thương” là “tin vào
mọi thứ, hi vọng vào mọi thứ”. Tình yêu thương tôi muốn nói đến không
tin vào mọi thứ, hi vọng mọi thứ. Tình yêu thương không phải là thứ
tình yêu thương mất đi khi không có hi vọng hay đức tin. Khi nào mà
tình yêu thương còn cần đến sự ủng hộ của đức tin và hi vọng, thì nó
chẳng hơn gì tình yêu rỗng tuếch của con trẻ. Đức Phật biết rằng tình
yêu thương mang đến “sự đau lòng và khổ sở, đau khổ, nuối tiếc và thất
vọng; và Người đã khuyên chúng ta đừng bị ràng buộc vào nó. Tình yêu
thương mà tôi coi như là một đức tính không phải là tình yêu thương mù
quáng của những tình nhân hay lòng tin cậy, tình yêu thương với hi vọng
của Phao-Lồ, mà là tình yêu thương mà Đức Phật biết và vẫn yêu, với đôi
mắt mở to..
[Paul couples love with faith and hope, and his
conception of love involves faith and hope: "Love," he says, "believes
all things, hopes all things." The love I mean does not believe all
things and hope all things. It survives disillusionment and persists in
despair. Love is not love that ceases without hope or faith. As long as
faith and hope support it, it is hardly more than puppy love. The Buddha
knew that love brings "hurt and misery, suffering, grief and despair";
and he advised detachment. The love I consider a virtue is not a blind
love of the lovers or the trusting, hopeful love of Paul, but the love
that knows what the Buddha knew and still loves, with open eyes. ]
Theo
Trần Chung Ngọc (sưu tầm & dịch - SH)