Nhận định về Đức Phật và Phật giáo của 100 danh nhân, trí thức trên thế giới (Phần 2)
23/06/2010 00:22 (GMT+7)

11. Sir Charles Bell KCIE, CMG ( 1870-1945), Nhà ngoại giao Anh, ( British Diplomat )

Đối với người Ki Tô Giáo, tình thương yêu là đức tính cao nhất; đối với người Phật tử, đó là Trí Tuệ, vì họ tin rằng vô minh là gốc rễ của sự xấu ác. Tình thương yêu cũng được đặt cao..Sự khoan dung và lòng từ bi đều đặt căn bản trên trí tuệ của Phật Giáo, có lẽ là lý do chính mà Trung Đạo của Đức Phật đã tồn tại qua 2500 năm .

(To the Christian, Love is the highest virtue; to the Buddhist, Wisdom, for they hold that ignorance is the root of all evil. Love, all the same, ranks high ......Tolerance and loving kindness, both based on Buddhist wisdom, are perhaps the chief reason why the middle way of Gotama has come down through 2500 years.)



12. Bertrand Russell (1872-1970), Triết gia, Nhà Toán học Anh, Giải Nobel.

* Về tất cả các tôn giáo lớn trong lịch sử, tôi ưa thích Phật Giáo hơn…Phật Giáo là một tổ hợp của suy lý và triết lý khoa học. Phật Giáo ủng hộ phương pháp khoa học và theo đuổi cứu cánh có thể gọi là duy lý. Trong Phật Giáo chúng ta có thể tìm thấy những giải đáp cho những câu hỏi như “Tinh thần và vật chất là gì? Cái gì quan trọng nhất? Vũ trụ có tiến tới một mục đích nào không? Vị thế của con người là gì? Có sự sống cao quý không?” Phật Giáo tiếp nối nơi mà khoa học không thể dẫn đến vì những giới hạn của dụng cụ khoa học. Sự chinh phục của Phật Giáo là chinh phục tâm của con người. Tôi cảm thấy rằng về phương diện trí tuệ và đức tính, Chúa Ki Tô không thể cao bằng một số người mà chúng ta biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ đặt Đức Phật và Socrates lên trên Chúa Ki Tô trong những phương diện này.”

(Of the great religions of history I prefer Buddhism… Buddhism is a combination of both speculative and scientific philosophy. It advocates the Scientific Method and pursues that to a finality that may be called Rationalistic. In it are to be found answers to such question of interest as "What is mind and matter? Of them which is of great importance? Is the universe moving towards a goal? What is man's position? Is there living that is noble?" It takes up where science cannot lead because of the limitations of the latter's instruments. Its conquests are those of the mind. I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands quite as high as some people known to history. I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.)

13. Giáo sư Saunders , Tổng Thư ký Văn hóa Y.M.C.A., India, Burma, Ceylon.

Không khó khăn gì khi chọn lựa đức Phật là một người được tôn sùng trong số những người vĩ đại của nhân loại.

(Lord Buddha could be very easily singled out as the one person known to man who received homage from the greatest number of mankind.)

14. Dr C.C. Jung (1875-1961), Nhà Phân Tâm Học [Swiss psychologist]

Là một sinh viên về tôn giáo tỷ giảo, tôi tin rằng Phật Giáo là tôn giáo hoàn hảo nhất mà thế giới chưa từng có.

(As a student of comparative religions, I believe that Buddhism is the most perfect one the world has even seen.)

15. Albert Schweitzer (1875-1 965), Học giả người Pháp, Nhà Thần học và Triết Gia, [French Scholar, Theologian and Philosopher, Winner of The Nobel Prize.]

Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ.

(He gave expression to truths of everlasting value and advanced the ethics not of India alone but of humanity. Buddha was one of the greatest ethical men of genius ever bestowed upon the world. )

16. Herman Hesse (1877-1962) , tác giả người Đức, giải Nobel, [German author and winner of the Nobel Prize]

Nay trong lãnh vực này, những bài Pháp của Đức Phật là một nguồn và mỏ (để khai thác) phong phú và sâu sắc chưa từng có. Nội dung trí thức trong giáo thuyết của Đức Phật chỉ là một nửa tác phẩm của Người, nửa kia là đời sống mà Người đã sống, và những thành quả của Người.

[Now in this realm Buddha's speeches are a source and mine of quite unparalleled richness and depth. The intellectual content of Buddha's teaching is only half his work, the other half is his life, his life as lived, as labour accomplished and action carried out. ]

17. Albert Einstein (1879-1955) , Vật Lý Gia Đức, Giải Nobel [German physicist, Winner of the Nobel Prize ]

Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo chung cho cả vũ trụ. Tôn giáo đó phải vượt ra ngoài ý tưởng về một God và không cần đế những tín lý và môn thần học.. Tôn giáo đó phải bao trùm cả hai lãnh vực tự nhiên và tâm linh, phải được đặt căn bản trên thực nghiệm về mọi sự việc, tự nhiên và tâm linh và sự hợp nhất đầy ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng được các điều đó. Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được những nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo.

[The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should he based on a religious sense arising from the experience of all things, natural and spiritual and a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism. ]

* Tôi không thể quan niệm một Thượng đế thưởng phạt tạo vật của chính mình (I cannot conceive of a God who rewards and punishes his creatures)

18. Tiến sĩ S. N. Dasgupta:

Không có một tôn giáo nào của Ấn Độ có trước Phật Giáo có thể nói là đã có thể thiết lập một quy tắc đạo đức và tôn giáo có giá trị phổ cập cho mọi người.

(None of the pre-Buddhist religions of India may be said to have been able to formulate a code of ethics and religion that was universally and compulsorily valid for all.)

19. Beatrice Webb (1881-1943), Kinh tế gia và nhà xã hội người Anh [ British Economist, Socialist] .

Về phương diện lô-gíc và đạo đức thì Đức Phật đứng trên Chúa Ki Tô và triết lý của Đức Phật thì cao hơn những lời giảng dạy trong Tân ước. Không giống như niềm vui sướng thô thiển vĩnh viễn (trên thiên đường) và sự đầy đọa đời đời (dưới hỏa ngục) của giáo hội Ki-Tô, giáo lý về Nghiệp thì hòa hợp với những sự thừa nhận của khoa học hiện đại về tính phổ quát của luật nhân quả và tính bền bỉ của lực.

(The Buddha and his philosophy seemed logically and ethically superior to the Christ and the teachings of the New Testament. Unlike the crude eternal bliss and eternal damnation of the Christian Church, the doctrine of Karma seemed in harmony with such assumptions of modern science as the universality of causation and the persistence of force.)

20. Frederick Nietszche (1884-1900), Triết Gia Đức [German philosopher]

Phật Giáo thì hiện thực hơn các tôn giáo khác cả trăm lần. Khái niệm về God đã bị loại bỏ ngay lúc khái niệm này xuất hiện, không có chuyện phải cầu nguyện ơn trên. Không có sự phân loại có tích cách bắt buộc. Hoàn toàn không có sự cưỡng chế, ngay cả trong cộng đồng những người tu hành. Do đó Phật Giáo không chống lại các tín ngưỡng khác. Giáo lý Phật Giáo không chống lại bất cứ cái gì vì giáo lý đó chống lại sự trả thù và lòng thù nghịch.

[Buddhism is hundred times more realistic than other religions. ..The notion of God is done away with as soon as it appears, prayer is out of the question. No categorical imperative. No coercion at all, not even within the monastic community. Hence it also does not challenge to fight against those of different faiths. Its teaching turns against nothing so impressively as against the feeling of revengefulness, animosity. ]

Theo GS Trần Chung Ngọc (sưu tầm & dịch - SH)

Các tin đã đăng: