Nhận định về Đức Phật và Phật giáo của 100 danh nhân, trí thức trên thế giới (Phần 3)
24/06/2010 00:31 (GMT+7)

21. Will Durant (1885-1 981), Sử gia Mỹ, American Historian and Pulitzer Prize Winner

Đức Phật giảng dạy qua đàm luận, thuyết trình và các bài dụ. Người tuyên bố đã giác ngộ nhưng không phải là do linh cảm; Người không bao giờ cho rằng một vị thần nào đó đã truyền cảm cho người. Trong cuộc tranh luận Người đã tỏ ra kiên nhẫn và quan tâm đến người khác hơn bất cứ bất cứ vị Thầy vĩ đại nào khác của nhân loại.

[Buddha' taught through conversation, lecturers and parables. He claimed enlightenment but not inspiration; he never pretended that a god was speaking through him. In controversy he was more patient and considerate than any other of the great teachers of mankind.]


22. Tiến sĩ Ambedkar, Ấn Độ

Phật giáo là một phong trào dân chủ, Phật giáo tôn trọng dân chủ trong tôn giáo, dân chủ trong xã hội, và dân chủ trong chính trị.

[Buddhism was a democratic movement, which upheld democracy in religion, democracy in society, and democracy in politics.]

23. Giáo sư Julian Huxley (1887-1975), Tổng Thư Ký UNESCO, British author, Zoologist and Director General of UNESCO

Thật là một dấu chỉ đáng kể về sự suy tư tinh tế của người Ấn rằng Đức Cồ Ðàm đã có cái nhìn sâu xa hơn những nhà duy tâm hiện đại vĩ đại nhất. Khuynh hướng về một tư tưởng giác ngộ ngày nay trên khắp thế giới không hướng về thần học, mà về triết học và tâm lý học. Tiếng ồn ào của quan niệm nhị nguyên thần học trôi dạt vào sự nguy hiểm. Những nguyên lý căn bản của thuyết tiến hóa và nhất nguyên luận đã được chấp nhận bởi các nhà tư tưởng.

[It is a remarkable indication of the subtlety of Indian speculation that Gautama should have seen deeper than the greatest of modern idealists. The tendency of enlightened thought of today all the world over is not towards theology but philosophy and psychology. The bark of theological dualism is drifting into danger. The fundamental principles of evolution and monism are being accepted by the thoughtful.]

24. C. D. Broad (1887-1971), Triết gia Anh, British Philosopher

Tôn giáo lớn duy nhất hấp dẫn đối với tôi là Phật Giáo; và theo tôi hiểu, thì tôn giáo đó là một triết lý của thế giới, một đường sống để cho con người xây dựng trên đó, thay vì là một tôn giáo theo nghĩa thông thường của thế giới.

[The only one of the great religions which makes any appeal to me is Buddhism; and that, as I understand it, is rather a philosophy of the world, and a way of life for the elite founded upon it, than a religion in the ordinary sense of the word.]

25. Tiến sĩ W. F. Jayasuriya, trong cuốn "Tâm lý và Triết lý Phật giáo"

Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nó đã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy.

[Buddhism is thus a religion, and there is a little room in it for ritual and ceremony. An act done with an idea of one?s own conditioning ceases to be a rite. Much of the seemingly ritual of present-day Buddhism, when seen thus are really not rites. ]

26. Jawaharlal Nehru (1889-1964), Thủ Tướng Ấn Độ ( Indian Prime Minister )

* Nếu một vấn đề nào đó cần được xét đến, vấn đề đó phải được xét đến trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật.

[If any question has to be considered, it has to be considered peacefully and democratically in the way taught by the Buddha]

* Ðức Phật vĩ đại hơn tất cả các lý thuyết và tín điều. Thông điệp vĩnh hằng của Ngài đã làm rung động nhân loại qua các thời đại. Có lẽ không một thời điểm nào trong lịch sử quá khứ mà thông điệp hòa bình của Ngài lại cần thiết hơn cho nhân loại đang đau khổ và cuồng loạn như hiện nay.

[The Buddha has been something greater than all doctrine and dogma, and his eternal message has thrilled humanity through the ages. Perhaps at no time in past history was his message of peace more needed for a suffering and distracted humanity than it is today.]

27. Arnold Toynbee (1889-1 975), Sử gia Anh, British historian

Phật Giáo đã biến đổi mọi nền văn hóa mà Phật Giáo đi tới, và Phật Giáo cũng biến đổi khi đi vào nền văn hóa đó. Phật Giáo đến với Tây phương có thể coi như là một biến cố quan trọng nhất trong thế kỷ 20.

[Buddhism has transformed every culture it has entered, and Buddhism has been transformed by its entry into that culture . . . . The coming of Buddhism to the West may well prove to be the most important event of the Twentieth Century.]

28. Aldous Huxley (1894-1963), Tư tưởng gia Anh, British author, Playwright and thinker

Quan niệm hiện đại về mối liên hệ trí thức của con người với vũ trụ đã được Đức Phật thảo luận trước qua giáo thuyết của Phật Giáo về sự ham muốn là nguồn gốc của ảo tưởng. Khi con người vượt thắng được sự ham muốn thì đầu óc con người được giải thoát khỏi ảo tưởng. Điều này đúng không chỉ đối với nhà khoa học, mà còn đúng với người nghệ sĩ hay triết gia. Sự vô chấp toàn hảo đòi hỏi những người khao khát nó, không chỉ là lòng từ bi, mà còn là sự thông minh để nhận thức được những uẩn hàm tổng quát của từng hành động, nhìn cá thể trong một hệ thống những mối liên hệ với xã hội và vũ trụ mà hắn ta chỉ là một phần tử. Về phương diện này, đối với tôi, Phật Giáo đã tự chứng tỏ là dứt khoát cao hơn Ki Tô Giáo.

[The modern conception of man's intellectual relationship to the universe was anticipated by the Buddhist doctrine that desire is the source of illusion. To the extent that one has overcome desire, a mind is free from illusion. This is true not only of the man of science, but also the artist and the philosopher. Perfect non-attachment demands of those who aspire to it, not only compassion and charity, but also the intelligence that perceives the general implications of particular acts, that sees the individual being within the system of social and cosmic relations of which he is but a part. In this respect, it seems to me, Buddhism shows itself decidedly superior to Christianity.]

29. R. Buckminster Fuller (1895-1984), Nhà phát minh và triết gia Mỹ, American Inventor, Social Engineer and Philosopher

Có thể có một ý nghĩa to lớn trong sự kiện là Pythagore ở Hi Lạp và Đức Phật ở Á Đông đã sinh ra cùng thời vào thế kỷ 6 trước Tây Lịch. Cả hai đều là những con người hoạt động hùng mạnh, nhận thức sâu sắc, đi ra khỏi một quá khứ lịch sử mà trong đó chỉ có các vua chúa mới đáng kể và con người chỉ là những con tốt đen có thể hy sinh, đã cung cấp cho nhân loại những lợi khí của toán học và triết lý để cho con người dùng về sau vĩnh viễn.

[There may be a great significance in the fact that Pythagoras in Greece and the Buddha in the Orient occur at the same time in the sixth century B.C. Both are powerfully, perceptively thinking and acting human individuals who, coming out of a past in which only mystically ordained kings counted and humans were omniexpendable pawns, produced mathematical tools and philosophies forever thereafter to employ. ]

30. J.Krishnamuri, Triết Gia Ấn, Indian philosopher (l895-1986 )

Nếu tôi biết là Đức Phật sẽ thuyết giảng ở đây ngày mai thì không có gì trên thế gian này có thể ngăn cản tôi đến nghe Người. Và tôi sẽ theo Người suốt đời.

[If I knew the Buddha would be speaking here tomorrow, nothing in the world could stop me from going to listen to him. And I would follow him to the very end.]

Theo GS Trần Chung Ngọc (sưu tầm & dịch - SH)

Các tin đã đăng: