Hoà Thượng Thích Ấn Thuận
sau một
cơn bệnh cũ tái phát đã an tưòng thị tịch lúc 10h7’sáng ngày 04 tháng
06 năm
2005 (nhằm
28-04- Ất Dậu) tại bệnh viện Từ Tế huyện Hoa Liên - Đài Loan. Trụ thế
101
năm, giới lạp 75 hạ, pháp thể được lưu lại tại Truy Ân Đường của Đại
học Từ
Tế để tứ chúng chiêm ngưỡng và đảnh lễ. Ngày 06-06-2005 kim quan được
đưa về
và hoàn tại Phước Nghiêm tinh xá (Phước Nghiêm Phật học viện) ở huyện
Tân
Trúc – Đài Loan, lễ Trà tỳ và Nhập bảo tháp sẽ được cử hành vào ngày
11-
06-2005.
Sơ Lược Tiểu Sử Hoà Thượng
Thích
Ấn Thuận
Hoà Thượng Thích
Ấn
Thuận thế danh Trương Lộc Cần, sinh năm 1906,người tỉnh Triết Giang -
Trung
Quốc, là một vị Cao tăng của Phật Giáo Trung Quốc, Đài Loan trong thời
hiện
đại, một đời cống hiến cho sự nghiệp xiển dương Phật giáo Đại thừa.
Năm 1930, Ngài
xuất gia
với Hoà thượng Thích Thanh Niệm tại am Phúc Tuyền núi Phổ Đà, pháp danh
Ấn
Thuận, hiệu Thạnh Chánh, thọ giới tỳ kheo tại giới Đàn chùa Thiên Đồng
do
Hòa Thượng Viên Anh làm Đàn Đầu. Vào năm 1934 theo Hoà Thượng Thái Hư
vận
động phong trào Phục hưng phật giáo Trung Quốc cận hiện đại. Từng dạy
qua
các phật học viện tại Trung Quốc: Phật học viện Cổ Sơn, Phật học viện
Mân
Nam, Phật học viện Vũ Xương, Hán Tạng Giáo Lý Viện, Phật học viện Phật
Pháp
Vương. Vào đầu thập niên 40 Ngài đến Hương Cảng, Đài Loan hoằng pháp,
từng
nhậm chức Hội trưởng phật giáo Hương cảng, trụ trì chùa Thiện Đạo (Đài
Bắc
- Đài Loan), Sáng lập Phưóc Nghiêm tinh xá, giảng đường Huệ Nhật (Đài
bắc-
Đài Loan), Diệu Vân Lan Nhã Am (Gia Nghĩa - Đài Loan), Hoa Vũ tinh xá
(Đài
Trung - Đài Loan). Trải qua 75 năm hoằng pháp lợi sinh, tinh thông Tam
Tạng
kinh điển, từng đã đọc qua Đại Tạng Kinh, biên soạn hơn 40 tác phẩm,
được
kết thành hai tập Diệu Vân và Hoa Vũ,cũng như những tác phẩm khác:
1- Ấn Độ Chi Phật Giáo
2- Ấn Độ Phật Giáo Tư
Tưởng Sử
3- Nguyên Thủy Phật Giáo
Kinh
Điển Tập Thành
4- Thuyết Nhất Thiết Hữu
Bộ Vi
Chủ Đích Luận Thư Dữ Luận Sư Chi
Nghiên Cứu.
5- Sơ Kỳ Phật Giáo Chi
Khởi
Nguyên Dữ Khai Triển
6- Không Chi Thâm Cứu
7- Như Lai Tạng Chi Nghiên
Cứu
8- Trung Quốc Thiền Tông
Sử
9- Tạp A Hàm Kinh Luận Hội
Biến
10-Trung Quốc Cổ Đại Dân
Tộc Thần
Thoại Dữ Văn Hoá Chi Nghiên Cứu.
Sự thị tịch của
Ngài để
lại cho Phật Giáo Trung Quốc và Đài Loan niềm kính tiếc vô biên, và văn
hoá
Trung Quốc đã mất đi một vì sao sáng, 75 năm Ngài đã hy sinh biết bao
công
sức để thành tựu ngọn đuốc bất tận thắp sáng cho toà nhà Phật giáo Đại
Thừa
được sáng mãi, những tác phẩm Ngài để lại được xem là di sản tinh anh
qúy
giá của Phật giáo, những lời dạy của Ngài là tài sản tinh thần vô giá
đối
với tứ chúng đệ tử.