Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống
Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi
diệu của tính không từ Văn Thù Sư Lợi, trong khi Vô Trước (cùng với
Thiên Thân) truyền thừa những giáo nghĩa bao la của những sự thực hành
bồ tát từ Di Lặc.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)
Long
Thọ - Nagajuna sinh ra trong một gia đình bà la môn chắc chắn khoảng
giữa đầu hay đầu thế kỷ thứ hai sau Tây lịch ở miền Nam Ấn Độ, trong
vương quốc Vidarbha, ngày nay là vùng Maharashatra và Andhra Pradesh.
Ngài đã được tiên đoán trước trong nhiều kinh điển khác nhau, như Kinh
Lăng Già. Lúc sinh ra, một vị tiên tri dự đoán ngài sẽ chỉ sống trong
bảy ngày, nhưng nếu cha mẹ ngài cúng dường đến một trăm vị sa môn, ngài
có thể sống đến bảy tuổi. Lo sợ cho sự sống của ngài, vào lúc bảy tuổi,
cha mẹ Long Thọ-Nagajuna đưa ngài đến Đại học Tu viện Na Lan Đà ở miền
Bắc Ấn, nơi ngài gặp vị đạo sư Phật giáo Saraha. Saraha nói với ngài
rằng nếu trở thành một vị xuất gia và trì tụng mật ngôn A Di Đà, ngài sẽ
sống trường thọ. Long Thọ-Nagajuna làm như thế và rồi thì gia nhập tu
viện, nhận một tên là “Shrimanta.”
Tại Na Lan Đà, Long Thọ-Nagajuna học kinh điển hiển giáo và mật điển
tantra với Ratnamati – một hóa thân của Văn Thù Sư Lợi – và, với
Saraha, đặc biệt Tantra Bí Mật. Thêm nữa, ngài học thuật giả kim với
một vị Bà la môn, và đạt đến khả năng biến sắt thành vàng. Dùng khả
năng này, ngài có thể nuôi dưỡng những tu sĩ của Na Lan Đà trong nạn
đói. Cuối cùng, Long Thọ-Nagajuna trở thành Viện trưởng của Na Lan Đà.
Ở đấy, ngài đã tống xuất tám nghìn tu sĩ, những người không giữ gìn
giới luật xuất gia một cách thích đáng. Ngài cũng đánh bại năm trăm
người không phải Phật tử trong tranh luận.
Hai người trai trẻ, là hóa thân của những đứa con của long vương,
đến Na Lan Đà. Họ có trong họ những hương thơm tự nhiên của trầm
hương. Long Thọ-Nagajuna hỏi làm thế nào như thế và họ thú nhận với
ngài họ là ai. Long Thọ-Nagajuna rồi thì yêu cầu tinh dầu trầm hương
cho bức tượng của nữ Bồ Tát Tara và sự giúp đở của dòng dõi rồng để dựng
chùa chiền. Họ trở lại thế giới rồng và yêu cầu cha của họ, và ông nói
rằng ông chỉ có thể giúp nếu Long Thọ-Nagajuna đến thế giới của họ dưới
biển để giảng dạy cho họ. Long Thọ-Nagajuna đã đi, tiến hành nhiều lễ
cúng dường, và dạy cho loài rồng.
Long Thọ-Nagajuna đã từng biết rằng loài rồng có bộ Kinh Một Trăm
Nghìn Bài Kệ Bát Nhã Ba La Mật Đa và thỉnh cầu cho một bản. Khi Đức
Phật thuyết giảng về Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, tuệ trí toàn thiện, hay
tỉnh thức phân biệt sâu xa, loài rồng đã đem về long cung để bảo quản,
chư thiên một bản khác, và những chúa dạ xoa của thịnh vượng một bản
nữa. Long Thọ-Nagajuna đem về bản một trăm nghìn bài kệ, mặc dù long
chúng giữ hai chương cuối cùng để bảo đảm rằng ngài sẽ trở lại để giảng
dạy cho họ xa hơn. Sau này, hai chương cuối cùng được bổ xung vào với
hai chương cuối cùng của Kinh Một Trăm Nghìn Bài Kệ Bát Nhã Ba La Mật
Đa. Đây là tại sao hai chương cuối cùng của hai văn kiện duyệt lại là
giống nhau. Long Thọ-Nagajuna cũng đem về đất sét của rồng và xây dựng
nhiều chùa chiền và tháp miếu với nó.
Một lần, khi Long Thọ-Nagajuna đang giảng dạy Bát Nhã Ba La Mật Đa,
sáu con rồng đã đến và làm thành một bảo cái phía trên đầu ngài để che
ngài khỏi nắng mặt trời. Do bởi điều này, ngài có tên là Long-Naga. Và
từ sự kiện khả năng thiện xảo của ngài trong giảng dạy Phật Pháp đi
thẳng tới trọng điểm của vấn đề, giống như những mũi tên của nhà cung
thủ nổi tiếng Arjuna (tên một anh hùng của Ấn Độ cổ đại trong bộ kinh Ấn
giáo Bhagavad Gita), ngài có tên là Arjuna. Vì thế, ngài trở thành
được gọi là “Nagarjuna” hay Long Thọ.
Sau này Long Thọ đi lên miền Bắc Hải đảo (Bắc Lục địa) để giảng
dạy. Trên đường, ngài đã gặp một số trẻ con đang nô đùa trên đường.
Ngài tiên tri rằng một đứa trong chúng, tên là Jataka, sẽ trở thành một
vị vua. Khi Long Thọ trở lại từ Bắc Hải đảo, cậu bé trong thực tế đã
trưởng thành và trở thành vị vua của một vương quốc rộng lớn ở Nam Ấn.
Long Thọ đã ở lại với vị vua trong ba năm, dạy dỗ ông, và sau đó dành
những năm cuối cùng ở những nơi khác trong vương quốc ấy, tại Shri
Parvata, ngọn núi thiêng liêng trông xuống ngày nay là Nagarjunakonda
[1]. Long Thọ-Nagarjuna đã viết tác phẩm Quốc vương một Tràng Hoa Quý
Báu – Bảo Hành Vương Chính Luận (Ratnavati). Đây cũng là vị vua mà Long
Thọ viết tác phẩm Lá Thư Cho Một Người Bạn (Suhrllekha), vua tên là
Udayibhadra.
Một số học giả phương Tây xác quyết Vua Udayibhadra với Vua
Gautamiputra Shatakarni (trị vì 106- 130 sau Tây lịch) của triều đại
Shatavahana (230 trước Tây lịch đến 199 sau Tây lịch), hiện nay là
Andhra Pradesh. Một số xác quyết ông với vị vua kế là Vashishtiputra
Pulumayi (130 – 158 sau Tây lịch). Thật khó khăn để xác định vị vua này
một cách chính xác. Những vị vua triều đại Shatavahana là những người
bảo trợ bảo tháp ở Amaravati, nơi Đức Phật thuyết Mật điển Thời Luân
(Kalachakra Tantra) lần đầu tiên và nó gần Shri Parata.
Quốc vương Udayibhadra có một người con trai, Kumara Shaktiman,
người muốn trở thành vua. Mẹ ông ta nói với ông rằng ông ta sẽ chẳng
bao giờ có thể lên ngôi cho đến khi Long Thọ chết, vì Long Thọ và Quốc
vương Udayibhadra có cùng tuổi thọ. Mẹ ông ta nói hãy thỉnh cầu Long
Thọ cho thủ cấp của ngài và vì Long Thọ là người rất bi mẫn, không nghi
ngờ gì nữa ngài sẽ đồng ý ban cho ông. Long Thọ thật sự đã đồng ý,
nhưng Kumara không thể cắt đầu ngài với một thanh gươm. Long Thọ nói
rằng trong tiền kiếp, ngài đã từng giết hại một con kiến trong khi cắt
cỏ. Như một kết quả nghiệp báo, đầu của ngài chỉ có thể cắt rời với lá
của của cỏ kusha. Kumara làm như thế và Long Thọ lìa đời. Máu từ cái
đầu bị cắt đứt biến thành sửa và thủ cấp nói, “Bây giờ ta sẽ đi đến Cực
Lạc Tịnh Độ, nhưng ta sẽ nhập vào thân thể này lần nữa.” Kumara đưa thủ
cấp xa khỏi thân thể, nhưng như được kể lại rằng thủ cấp và thân thể
đang đi đến gần lại với nhau mỗi năm. Khi chúng hợp lại, Long Thọ sẽ
trở lại và giảng dạy lần nữa. Nói chung, Long Thọ đã sống sáu trăm năm.
Trong nhiều tác phẩm trên chủ đề kinh điển mà Long Thọ đã viết là
- Tập Họp Lý Luận, Collections of Reasoning - Nhập Trung
Luận, Madhyamakavata,
- Tập Họp Những Bài Kệ Tán, Collections of Praises.
- Tập Họp Những Giải Thích Mô Phạm, Collections of
Explanations.
Sáu Tập Họp của Lý Trí hay Nhập Trung Luận là:
- Những Bài Kệ Căn Bản của Trung Quán Luận, Tỉnh Thức Phân
Biệt - Discriminating Awareness - Prajna-nama- mulamadhyamaka-karika.
- Tràng Hoa Quý Báu – Precious Galand – Ratnavati.
- Hồi Tránh Luận Thích – Bác Bỏ Chống Đối – Vigrahavyavarti.
- Thất Thập KhôngTính Luận – Bảy Mươi Bài kệ Tánh Không –
Sunyatasaptati.
- Quãng Phá Kinh Danh – Vaidalya sutra nama.
- Lục Thập Tụng Như Ý Luận – Yuktishashtika.
Bao gồm Tán Dương Kệ Tập là:
- Pháp Giới Tán – Dharmadhatu stava.
- Chân Đế tán – Paramartha stava.
- Siêu Thế Gian tán – Lokatita stava.
Bao gồm Mô Phạm Thích Tập là:
- Giác Ngộ Tâm Luận – Bodhicittavana.
- Tập Kinh Luận – Sutrasamuccaya.
- Lá Thư cho Một Người Bạn – Suhrllekha.
Cũng được cho là của Long Thọ là vài luận giải về mật điển Tantra Bí
Mật, bao gồm:
- Phương tiện Thực chứng giản lược – Pindikrta sadhana.
- Phương pháp Thiền quán trên Tầng bậc Đầu tiên của Đại toàn
thiện Bí mật tantra phối hợp với nguyên văn của nó -
Shri-guhyasamaja-mahayogatantra-utpattikrama-sadhana-sutra- melapaka
- Năm Tầng bậc (Tầng bậc Hoàn tất) – Pancakrama.
Đệ tử nổi tiếng nhất của Long Thọ là Thánh Thiên (Aryadeva) tác giả
của Bốn trăm Bài kệ Luận thuyết trên những Hành vi của Du già Bồ tát và
vài luận giải của Tantra Bí mật.
--***--
[1] Nagarjunakonda (skt): Ðịa danh Phật giáo ở vùng Nam Ấn Ðộ. Theo
Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, người ta không được
biết gì về ngôi tháp lớn ở Nagarjunakonda hay đồi Nagarjunakonda cho
đến khi tháp nầy được phát hiện vào năm 1934. Tháp nằm trên mạn phía nam
của sông Krishna trong quận Guntur. Ðây cũng là một đại tháp vì có cất
giữ di hài của Ðức Phật, và có lẽ được xây vào thời vua A Dục. Tháp được
tân tạo và xây cất bổ sung bởi Santisiri cùng các mệnh phụ khác trong
hoàng tộc. Những người nầy được xem là đã có công giúp cho Phật giáo
phát triển tại Andhra trong thế kỷ thứ 3. Tháp nầy ngày nay tuy đã đổ
nát nhưng trông còn đồ sộ hơn tháp ở Amaravati. Hàng trăm công trình
điêu khắc thực hiện theo phong cách Amaravati đã được tìm thấy tại đây.
Qua các dòng chữ khắc trên các cây trụ Ayaga, người ta thấy rõ rằng
Nagarjunakonda, thành phố cổ của Vijayapuri, có tầm quan trọng to lớn
của một trung tâm Phật giáo đã có danh tiếng quốc tế. Nhiều tu viện đã
được xây cất tại nơi nầy để làm nơi trú ngụ cho tu sĩ Phật giáo thuộc
các tông phái khác từ nhiều nước đến như Tích Lan, Kashmir, Gandhara,
Trung Hoa, vân vân. Người dân Andhra giao thương với cả trong nước và
nước ngoài, họ đã có sự tiếp xúc sâu xa với xã hội La Mã thời ấy. Ðiều
nầy được chứng minh qua sự phát hiện những bản khắc và công trình điêu
khắc mô tả một chàng lính râu ria mặc áo chẽn, quần tây, và nhiều vật
dụng khác có nguồn gốc từ La Mã. Tại Andhra, các nơi như Guntapali, cách
ga xe lửa Ellore chừng 28 dặm, và Sankaram, cách Anakapalli một dặm về
phía Ðông, là những địa điểm nổi tiếng vì các công trình kiến trúc trong
đá. Các địa điểm khác trong vùng lân cận cũng được xem là có tầm quan
trọng trong thời đại của Phật giáo, điều nầy được xác nhận qua sự hiện
diện của các ngôi tháp cùng các di tích cổ tại đây. Các địa điểm đáng
chú ý nhất trong số nầy là Goli, Chezarta, Gummatia, Bezwada,
Garikapadu, Uraiyur, Kuvain, Chinve và Vidyadharpur. (Từ điển Phật học
Thiện Phúc)
--***--
Biography
of Nagarjuna
Alexander
Berzin
February
2006
Tuệ
Uyển chuyển ngữ
08-03-2010
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/teachers/lineage_masters/biography_nagarjuna.html