Ngày 1 tháng 3 năm 2011 vừa qua, nhà xuất bản Watkins BooksWatkins
Review, số 26, trong đó, Ban Biên tập đã thiết lập danh sách của 100
nhân vật hiện nay còn sống, và đang có ảnh hưởng tâm linh lớn nhất trên
thế giới. Cứ mỗi ba năm, Watkins Books lại cập nhật danh sách một lần để
gửi đến 30.000 độc giả chọn lọc của nhà xuất bản. tại thủ đô London
(Anh quốc) đã phát hành ấn phẩm Mùa Xuân
Việc chọn lựa những tác giả và các
giảng sư tâm linh, mà những đóng góp của họ trong lãnh vực tâm linh (và
xây dựng ý thức tâm linh) đã tác động rôộg rãi trên thế giới, là một quá
trình không đơn giản.
Khi thiết lập danh sách nầy, Ban Biên tập của Watkins Books đã căn cứ trên nhiều yếu tố mà ba yếu tố chính là:
- Nhân vật đó hiện đang còn sống.
- Nhân vật đó phải đóng góp đặc thù trong lãnh vực tâm linh và có tác động toàn cầu.
- Tên (hoặc hoạt động) của nhân vật đó được rất nhiều người tìm kiếm trên Google (hiễn thị trong danh sách Nielsen Data quốc tế) và xuất hiện thường xuyên trong thế giới blogosphere.
Danh sách trong Ấn bản 2011 nầy có một số đặc điểm sau đây:
- Về giới tính thì 76% là đàn ông và 24% là đàn bà.
- Tuổi trung bình là 67 tuổi. Già
nhất là Thiền sư Nhật bản Kyozan Joshu Sasaki, 104 tuổi, trụ trì một
Thiền viện tại Mỹ. Trẻ nhất là tiến sĩ Vật lý Thiên thể học người Anh
Jeff Foster, 30 tuồi, bỏ nghề và chu du khắp thế giới để xiển dương một
cuộc sống “giác ngộ tâm linh”.
- Nhân vật đứng
đầu bảng là ông Eckhart Tolle, người Canada, tác giả của 2 cuốn sách nỗi tiếng
STILLNESS SPEAKS (Sức mạnh của Tĩnh Lặng, đã được Thiền sinh Nguyễn Văn Hạnh dịch ra tiếng Việt), The Power Of Now (
SỨC MẠNH CỦA HIỆN TIỀN PHI THỜI GIAN - Hồ Kim Chung - Minh Đức biên dịch) và
A New Earth (Một địa cầu mới). Không cổ súy cho một tôn giáo nào tuy có vận dụng
một số phạm trù triết học Phật giáo, ông Eckart Tolle chỉ triển khai
hiện tượng biến đổi của ý thức như một tỉnh thức tâm linh mà ông cho là
bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của con người.
- Nhân vật thứ nhì là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người Tây Tạng.
- Nhân vật thứ ba là tiến sĩ Wayne
W. Dyer, một chuyên gia Mỹ về kỹ thuật tư duy tích cực (positive
thinking) và hiện đang diễn giảng Đạo Đức Kinh của Lão Tử.
- Nhân vật thứ tư là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người Việt Nam.
- Nhân vật thứ năm là Diễn giả và Tác giả Mỹ gốc Ấn Độ Deepak
Chopra. Ông nguyên là một bác sĩ Sinh học Nội tiết (endocrinologist),
nhưng sau đó chuyển qua nghiên cứu và thực hành ngành y khoa lấy quan hệ
giữa thân và tâm làm phương pháp điều trị. Các tác phẩm rất thành công
của ông là Ageless Body (Thân thể không già), Timeless Mind (Tâm thức phi thời gian) và The Seven Spiritual Laws of Success (Bảy định luật tâm linh để Thành công).
Eckhart
Tolle--Đạt Lai Lạt Ma--Wayne
Dyer--Thích Nhất Hạnh--Deepak Chpra
Năm nhân vật tiếp theo trong Top-Ten
của danh sách 100 vị nầy là nữ tác giả Mỹ Louise Hay, nhà văn Brazil
Paulo Coelho, nữ điều hợp viên chương trình đàm thoại truyền hình Mỹ
Oprah Winfrey, triết gia Mỹ về tiến hóa tâm linh Ken Wilber, và nhân
vật thứ mười là nhà nữ sản xuất truyền hình Úc Rhonda Byrne.
Ngoài ra, trong số 90 nhân vật còn lại của danh sách nầy, cũng có một số trường hợp đáng lưu ý:
- Nhà làm phim người Chile Alejandro Jodorowsky đứng
thứ 14. Những phim của ông thường mang nội dung tâm linh sâu sắc với một thông điệp xã hội rất tiền phong (avant garde) như
El Topo (1970),
The Holy Mountain (1973) và
Santa Sangre (1989). Ông cũng đã thực tập Thiền quán một thời gian dài.
- Nhà cách mạng chống kỳ thị màu da Apartheid và trở thành Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đúng thứ 19.
- Tác giả Mỹ John Gray đứng thứ 24. Ông là tác giả của 17 cuốn sách đào sâu mối quan hệ phức tạp giữa người và người, mà tác phẩm nỗi tiếng nhất là Men are from Mars, Women are from Venus (1992)
- Tổng Giám mục Anh giáo Desmond Tutu đứng thứ 28. Ông là khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình 1984, người Nam Phi, nỗi tiếng với lời tuyên bố: “Khi
người da trắng đến, họ có cuốn Kinh thánh và chúng tôi có đất đai. Họ
bảo chúng tôi nhắm mắt cầu nguyện Chúa. Khi mở mắt, chúng tôi có cuốn
Kinh thánh, còn họ thì có đất đai của chúng tôi”.
- Giáo hoàng Biển Đức thứ
14 (Benedict XIV, tên đời là Joseph Alois Ratzinger trong danh sách), vị
chủ chăn của giáo hội Công giáo La Mã, đứng thứ 34.
- Tác giả Mỹ Dan Brown đứng thứ 42. Hai tác phẩm The Da Vinci Code và Angels and Demons,
hư cấu về những âm mưu thâm cung bí sử của Giáo hội Công giáo La Mã, đã
được dịch ra 28 thứ tiếng và tổng số ấn bản lên đến gần 100 triệu cuốn,
chưa kể cả tỉ người đã xem hai cuốn phim phỏng theo truyện nầy.
- Nữ giáo sư ngành tôn giáo tỷ giảo người Anh Karen Armstrong, đứng thứ 53.
Bà chủ xướng hòa đồng tôn giáo trên thế giới. Là một nữ tu sĩ Công giáo
cởi áo, bà rất khắt khe với Giáo hoàng và giáo hội Công giáo La Mã.
Ngoài những tác phẩm viết về Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo,…
bà đặc biệt nỗi tiếng với tác phẩm Buddha (2001), viết về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca lịch sử, để tặng em gái của bà là một Ni sư tu theo Phật giáo Đại thừa.
- Tác giả người Anh Stuart Wilde đứng thứ 66.
Ông viết và thường đi thuyết trình về các đề tài Siêu hình học và Ý
thức Nội tại. Ông đã viết 20 cuốn và được biết đến nhiều nhất là tác
phẩm The Taos Quintet: Miracles, The Force, Affirmations, The Quickening
- Lạtma Tây Tạng Sogyal Rinpoche đứng thứ 82.
Ngài là sáng lập viên Hệ thống Mật viện Quốc tế Rigpa, gồm hơn 100
trung tâm trên 23 quốc gia. Ngài cũng là tác giả cuốn sách nỗi tiếng The Tibetian Book of Living and Dying, được dịch ra 30 thứ tiếng và phát hành trong 56 quốc gia.
Nói chung, nhìn vào các nhân vật
được liệt kê, ta thấy đa số đều là những học giả và hành giả tìm về,
hoặc chịu ảnh hưởng của, đạo học Đông phương, mà Phật giáo là dòng chảy
chính. Dòng chảy đó đã được vận dụng như khuynh hướng chủ đạo để vừa
giải quyết các vấn nạn tâm linh vừa đề bạt một con đường sống sinh động
mà an bình trong thời đại hôm nay.
Trí Tánh ĐHT(Viết theo Watkins Review , 3/2011)