Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul –
nghĩa là miền đất của Rồng sấm. Nằm ở phía đông dãy Himalaya, lọt thỏm
giữa Tây Tạng và Ấn Độ.
Đối với thế giới bên ngoài, vương quốc Phật giáo Bhutan được
coi là một Shangri-La (thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc) thời
hiện đại, do nguồn gốc văn hoá của đất nước này bắt nguồn từ văn hoá cổ
Tây Tạng.
Dấu ấn Phật giáo và nguồn gốc tôn giáo Tây Tạng có thể được nhìn thấy
từ bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước Bhutan.
Từ Việt Nam, để đến được với đất nước
Phật giáo Bhutan, nếu không phải đi theo đường công vụ, thì cách tốt
nhất là bạn phải liên hệ với các công ty dịch vụ du lịch lữ hành tại
Bhutan, để nhờ dịch vụ của họ về xin visa và tổ chức tour, vì Bhutan
chưa có cơ quan ngoại giao chính thức tại Việt Nam.
Các công ty này có thể được tìm thấy dễ
dàng trên internet, nhưng bạn nên chọn các công ty được liệt kê trên
trang web du lịch của chính phủ tại địa chỉ http://www.tourism.gov.bt/
Tại Bhutan, dịch vụ
du lịch được quản lý khá đồng bộ và chuyên nghiệp, đất nước này không
khuyến khích bạn tự do khám phá đất nước họ mà không có người hướng dẫn.
Bù lại, các tour du lịch được tailor - made (thiết kế) theo ý bạn một
cách linh động nhất.
Chỉ khi có visa và lịch
trình tour dự kiến, bạn mới có thể đặt được vé máy bay của hàng không
Bhutan (DrukAir), là hãng hàng không duy nhất được phép bay vào Bhutan.
Các chuyến bay chỉ có từ 2
địa điểm là Bangkok (Thái Lan) và Kolkata (Ấn Độ), cũng là điểm dừng
bắt buộc của chuyến bay từ Bangkok.
Mùa du lịch cao điểm là
tháng 3 - 4 và nhất là mùa lễ hội từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11 hàng
năm. Thông thường, do chính sách phát triển du lịch bền vững của
Bhutan với lượng khách được duy trì không vượt quá công suất phục vụ,
khách du lịch muốn đến thăm Bhutan thường đặt tour trước vài tháng
(chắc chắn hơn cả là trước 6 tháng cho mùa du lịch tháng 9).
|
Ở
Bhutan, dễ dàng bắt gặp những hình ảnh thanh bình như thế này
|
Chi phí du lịch Bhutan
thường được tính theo ngày, mới nghe có vẻ khá đắt đỏ (khoảng từ 200
USD/ngày), nhưng đó đã là bao gồm mọi thứ cần thiết cho chuyến du ngoạn
tại đất nước này (thuế du lịch của chính phủ, ăn, ở, đi lại, hướng dẫn
viên, quà lưu niệm – thường là sách, postcard về Bhutan), và sau khi đã
trải qua chuyến đi, cảm giác hài lòng của du khách sẽ nhường chỗ cho
nỗi băn khoăn về giá cả trước đó. Tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc chính
thức tại Bhutan, nên nếu bạn biết tiếng Anh, bạn không phải băn khoăn
về việc giao tiếp hàng ngày.
Người Bhutan trông vẻ
ngoài khá giống người Tây Tạng. Họ vẫn luôn mặc trang phục truyền thống
của mình (gho cho nam giới, kira cho nữ giới) trong cuộc sống hàng
ngày, nhất là đối với giới công chức và học sinh, sinh viên.
Là một đất nước Phật
giáo, hình ảnh các nhà sư ở mọi lứa tuổi có thể được bắt gặp ở bất cứ
đâu tại Bhutan. Trẻ em trai trong độ tuổi từ 6 - 9 đã bắt đầu cuộc sống
tu hành trong các ngôi chùa, nơi các nhà sư được học ngôn ngữ cổ của
kinh Phật, ngôn ngữ gốc của Bhutan và tiếng Anh. Các trẻ em này sau này
có thể chọn lựa cho mình một trong hai con đường: học giáo lý nhà Phật
và trở thành nhà sư, hoặc với đa số, là thấm nhuần về giáo và sống
cuộc sống bình thường với đức tin của riêng mình.
Mai Hương
|
Toàn
cảnh thủ đô Thimphu của Bhutan nhìn từ trên cao, nơi thiêng liêng
giăng đầy những lá cờ Phật mang lời nguyện cầu của người dân tới đức
Phật
|
|
Một
người nông dân ra thủ đô Thimphu bán nông sản, trên đường trở về nhà
đang chạm tay cầu nguyện. Ảnh chụp tại quảng trường Tháp Đồng hồ tại
thủ đô Thimphu
|
|
Cảnh
sát giao thông ở thủ đô Thimphu và bục chỉ đường với các họa tiết
trang trí thuộc “tám tướng cát tường” của Phật giáo Mật tông
|
|
Các
vật phẩm cầu may được làm bằng đất sét và đặt tại các hẻm núi, hang đá
|
Theo: SGTT