Thiền sư đưa văn hóa giấy Cao Ly đến với Nhật Bản
12/12/2011 14:14 (GMT+7)


Kỹ thuật chế tạo giấy đã lan rộng trên khắp thế giới và tất nhiên nó đã được truyền vào Bán đảo Hàn Quốc, nơi có vị trí địa lý giáp với Trung Quốc. Không có ghi chép chính xác nào cho biết ai, khi nào và bằng cách nào giấy đã được đưa vào Bán đảo này, song qua việc gửi các thư tịch cổ như “Thiên tự văn” sang Nhật Bản của quốc gia Bách Tế (Baekje - 百濟) vào năm 285 thì có thể đoán biết được rằng, vào khoảng thế kỷ 2, 3, giai đoạn đầu của thời Tam Quốc ở nơi đây, người ta đã học được thuật làm giấy song song với việc du nhập các thư tịch Hán văn từ Trung Quốc về vùng đất này.


Ngoài ra, cũng có ghi chép lịch sử viết rằng, " Baekchuji (Bạch Chuy Chỉ, loại giấy trắng và bóng) của Tân La (Silla - 新羅) rất được coi trọng ở Trung Quốc và Nhật Bản", cho thấy kỹ thuật chế tạo giấy thời Tam Quốc trên Bán đảo Hàn đã được biết tới với trình độ khá phát triển. Khác với thuật làm giấy bằng cách giã nhỏ sợi vỏ cây của Trung Quốc, giấy thời Tam Quốc trên Bán đảo Hàn Quốc nổi tiếng bởi lối sáng tạo độc đáo theo phương pháp vỗ đập đều lên các sợi dài, tạo ra sản phẩm đều đặn và cân đối. Người đã có công giúp cho thuật chế tạo giấy này được phát triển, tỏa sáng ra ngoài hơn nữa chính là nhân vật lịch sử của Hàn Quốc là Thiền sư Đàm Trưng (Damjing - 曇徴).

Đàm Trưng (Damjing - 曇徴) vừa là một Thiền sư, một nghệ sĩ, vừa là một họa sĩ của Cao Câu Ly (Goguryeo - 高句麗). Ban đầu, ông không có gì đặc biệt khiến mọi người phải để ý. Ngài sinh năm 579, đến năm 610, khi đã hơn 30 tuổi, Ngài mới vượt qua vương quốc Bách Tế (Baekje - 百濟)  để sang Nhật, tu tập thiền định và lập hạnh đầu đà (khổ hạnh. Thiền sư Đàm Trưng (Baekje - 百濟) đã kết duyên pháp lữ với một Thiền sư người Nhật pháp danh là Hojo ( - Pháp Định), Ngài hoằng dương Phật pháp và truyền bá một nền văn hóa đa dạng, đem lại cho nơi đây lối vẽ tranh màu, thuật chế tạo giấy và mực. Theo cuốn Nihon Shoki "Nhật Bản Thư kỷ - 日本書紀" một cuốn sách về lịch sử cổ đại của Nhật Bản thì Thiền sư Đàm Trưng (Damjing - 曇徴) thông thạo ngũ kinh là Kinh dịch, Kinh thư, Kinh thi, Lễ ký, Xuân Thu, đồng thời rất giỏi việc vẽ tranh, Ngài đã truyền vào Nhật Bản các phép chế tạo giấy và mực cũng như giúp cho người dân nơi đây biết về nghiên mực và cối xay sử dụng sức bò, ngựa. 


                               


Có thể thấy, hơn 1400 năm trước, người Nhật đã say sưa, đắm đuối với văn hóa của (Goryeo -  高麗) giống như sự cuồng nhiệt của họ trước sự ca nhạc và kịch truyền hình Hàn Quốc ở thế kỷ 21 này. Công đức của Thiền sư Đàm Trưng (Damjing - 曇徴) cho tới nay vẫn được người dân Nhật kính trọng bởi Ngài là người đã đem tới đây phương pháp làm mực và giấy. Đặc biệt, tác phẩm hội họa mà Thiền sư Đàm Trưng (Damjing - 曇徴) để lại với tài vẽ tranh vượt trội đến nay vẫn còn làm cho người xem, ai cũng phải rung động.

Bốn mặt tường bên trong tòa Kim Đường, gian chính của Pháp Long Tự (Horyuuji - 法隆寺) là hình họa của các vị thần tiên nơi thế giới Cực lạc với sự kết hợp hài hòa một cách khéo léo và tinh xảo giữa phong thái, dung mạo của con người và thần linh. Dưới thần bút vẽ tỉ mỉ, chi tiết này chứa đựng ý chí bền bỉ, nhẫn nại của các vị Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Phật Dược Sư đang hiện thân Niết Bàn tịch tĩnh, đem lại cảm giác hồi hộp, căng thẳng lẫn mừng vui. Pháp Long Tự (Horyuuji - 法隆寺) là kiến trúc bằng gỗ quý nhất hiện có của Nhật Bản và các bức bích họa do Thiền sư Đàm Trưng (Damjing - 曇徴) vẽ trong Kim Đường của chùa cũng rất nổi tiếng. Thật tiếc vì bích họa vốn có ở đây đều hư hỏng nặng sau vụ hỏa hoạn xảy ra năm 1949 và chúng chỉ còn được bảo quản tại kho cất giữ đồ quý hiếm. Tuy nhiên, mặc dù hiện tại chỉ có các bức họa phục chế được các họa sĩ tên tuổi của Nhật Bản, tái hiện nhưng cùng với Am Thạch Quật (Seokguram -  石窟庵) của Hàn Quốc và tượng Phật bằng đá ở hang đá Vân Cương, Trung Quốc, tranh bích họa tại Kim Đường của Pháp Long Tự (Horyuuji - 法隆寺) vẫn được coi là một trong ba tác phẩm nghệ thuật lớn của phương Đông.

Khi sang Nhật Bản, Thiền sư Đàm Trưng (Damjing - 曇徴) đã gặp thái tử Thánh Đức (Sotoku -聖徳太子), người đã phát triển nên văn hóa Asuka - 飛鳥時代, văn hóa Phật giáo đầu tiên của Nhật Bản. Ngài được vị thái tử này mời về nhà một thời gian rồi về sống tại Pháp Long Tự (Horyuuji - 法隆寺)  - ngôi chùa ở ngay gần đó và các bức bích họa tại tòa Kim Đường trong chùa, được biết là do Ngài vẽ cũng chính vào thời điểm này.

Pháp Long Tự (Horyuuji - 法隆寺) vốn được thái tử Thánh Đức (Sotoku -聖徳太子) gọi thợ xây người Bách Tế (Baekje -) sống ở Asuka - 飛鳥時代 đến xây sau khi phụ vương của thái tử là Dụng Minh Thiên hoàng (Yomei - 用明天皇) ngã bệnh vào năm 587. Sau suốt 17 năm ròng rã thi công, cuối cùng công trình kiến trúc này đã ra đời mang trong mình hơi thở của vương quốc Bách Tế (Baekje -). Năm 1989, khi bức tranh Bồ tát Quán Thế Âm màu sắc rực rỡ do Thiền sư Đàm Trưng (Damjing - 曇徴) vẽ sau 1300 năm được phát hiện dưới bức tranh phủ của bích họa trên tòa tháp 5 tầng ở Pháp Long Tự (Horyuuji - 法隆寺), mọi người mới nhìn nhận lại về tài năng hội họa của vị Thiền sư này. Thiền sư Đàm Trưng (Damjing - 曇徴), cho tới nay được xem là người Hàn Quốc đã đi tiên phong, đưa làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.

Và cho đến ngày nay, giấy đã không ngừng được cải tiến và thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Đi đến bất cứ đâu, ta cũng cảm nhận được sự hiện diện của giấy, từ những quyển sách, những tờ báo, những chiếc túi đựng cho đến những cuộn giấy vệ sinh,…Càng ngày, giấy càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.

 Thích Vân Phong  (Tổng hợp theo báo PG Korea)

Các tin đã đăng: