Bài Phát biểu của Đại Tăng chánh,Đại Lão Hòathượng Yoshimizu Daichi (Kiết Thủy Đại Trí)
Cuộc đời và sự hoằng hóa của Pháp Nhiên(Honen) thượng nhân. Và trào lưu của Văn Hóa Phật Giáo của Vua Lý Công Uẩn
29/07/2010 09:42 (GMT+7)

Đại Lão Hòathượng Yoshimizu Daichi (Kiết Thủy Đại Trí) Trụ trì Nhật Tân Cốc( Nisshinkutsu, Tokyo); Tịnh An Tự(Joanji, saitamaken) và HT từng làm việc giảng dạy các khóa thực tiển PG, khóa kinh sư, khóa hoằng pháp, bảo hộ sư cho các phạm nhân.Và đặc biệt hơn nữa, đã từng đến vn vào thời chiến tranh, vận động phong trào đấu tranh đòi lại sự hòa bình cho VN, nhờ sự mời của HT Tâm Giác, HT Thiên Ân, HT Hộ Giác, HT Thanh Kiểm, HT Trí Quảng….cho đến nay HT hàng năm về VN để giao lưu, cống hiến giảng đạo cho đông đảo Phật Tử VN.

Người dịch PTS Ngành Phạn Văn Học PG ĐH Taisho, Tokyo Thích Nữ Tâm Trí

 

 

1.Trào lưu Xã hội

Giữa thời đại Heian tư tưởng Tịnh Độ phát triển, hầu như mang hình thức quí tộc rất mạnh. Tuy nhiên sau chiến loạn Bảo Nguyên(1156) thiên thai hỏa hoạn liên tục diển ra, do ảnh hưởng sự thịnh suy hưng vong của hai dòng tộc Nguyên Bình(genhei), sự chuyển biến từ quí tộc đến thường dân, qua đó đã làm cho người dân thấu hiểu được sự vô thường của nhân sinh, cùng với trào lưu nhận thức tư tưởng mạc pháp, họ đã rơi vào trạng thái bất an. Quán xét thế giới hiện tại là thế giới duệ độ, không ít nhiều người nguyện được sanh về thế giới cực lạc. Vận mệnh cải cách ra đời để mong cầu tôn giáo ở địa vị tín ngưỡng mà có thể thực hành một cách đơn giản mang tính thường dân nhằm mang lại hiện thực. Vào cuối thời Heian đầu thời Kamakura, vị tăng Nhật Bản ra đời đó là Ngài Pháp Nhiên(Honen) đạo hiệu Nguyên Không(Genku), đã nhanh chống sáng lập tư tưởng Tịnh Độ, một tông phái thứ dân, nhằm xóa bỏ hoàn toàn sắc thái mang tính quí tộc.

 

2.Cuộc đời của Pháp Nhiên

Pháp Nhiên (1133-1212) Trường Thừa năm thứ 2, Ngài sanh ra tại Nước Mỹ Tác, Cửu Mễ Nam Điều Đạo Cương, Cha tên là Đạm Gian Thời Quốc(Umaru Tokukuni), tướng quan trông coi lãnh thổ, nữa đêm do Minh Thạch Định Minh(Akashi SadaAkira) xung kích, đã bị thương nặng, do nguyên nhân đó mà cha Ngài qua đời, trước khi cha Ngài qua đời đã căn dặn Ngài rằng : con đừng vì sanh mạng của cha đi trả thù, mà hãy xuất gia qui y cửa Phật, nghe theo lời cha, vào 9 tuổi, Ngài xuất gia trở thành để tử của Quang Giác(kangaku) chùa Bồ Đề(bodaiji), sau đó Ngài học Thiên Thai học(tendaigaku) dưới sự chỉ dẩn của Hoàng Viên(Koen) ở Núi Tỷ Duệ(Hiezan) mà Ngài biết được qua quyển sách “Phù Tang lượt kí” (Fusoryaki), nhân tiện đó Ngài ẩn tu tại Hắc Cốc Biệt Sở(kurodanibestusyo) đã thọ giới viên đốn(endonkai) và Vãng Sanh Yếu Tập(Ojyoyosyu) từ Duệ Không(eiku) đệ tử của Lương Nhẫn(ryonin), sau đó Ngài cố gắng làm lan rộng giới Phật Giáo học tại Đông Kinh(kyoto) và Nại Lương(Nara).nhưng cũng không hiểu quả mấy, do đó Ngài trở về lại Hắc Cốc tụng kinh nghiên cứu. và cuối cùng Ngài giác ngộ lý chân thật bổn nguyện A Di Đà, là dựa trên đoạn kinh “nhất tâm chuyên niệm Di Đà danh hiệu, hành vãng tọa ngọa bất môn thời tiết cửu cận, niệm niệm bất xã giả, thị danh chánh định tụ, thuận bỉ Phật nguyện cố” xã bỏ tạp hạnh, và đã đề sướng một lòng chuyên tu phương pháp niệm phật. Lúc bấy giờ vào Thừa An năm thứ 5(1178), đúng 43 tuổi.

 

3.Hoằng hóa và Pháp Nạn

Pháp Nhiên xuống núi Tỷ Duệ, xây dựng thảo am, tại Đông Sơn Kiết Thủy (higashiyamayoshimizu, Tri Ân Viện ngày nay), và thuyết giáo về vấn đề chuyên tu niệm phật. Nếu xưng danh niệm phật, thì sẽ được vãng sanh mà không phân biệt giai cấp, nam nữ, ngoài ra, Ngài nhanh chống nâng cao sự quan tâm tôn giáo của mọi người, chính vì thế, lời dạy và tư tưởng của Ngài đã lan rộng mang tính quần chúng.

Càng lan rộng phương pháp niệm phật, càng bị các vị tăng ở trên núi Tỷ Duệ va phái Nam Đô là phái không chấp nhận phương pháp niệm phật, ảnh hưởng áp lực mang tính chính trị. Thỉnh thoảng cũng bị thưa kiện đình chỉ niệm phật. Đối với việc này, Nguyên Cửu năm Nguyên(1204), Pháp Nhiên liền viết “thất cá điều chế giới”(sichikajyoseikai) cùng với chử kí của hơn 190 vị môn đồ, và gửi đến Chân Tính(sinsyo) vị chủ tọa Thiên Thai, nhằm muốn làm sáng tỏ vấn đề này. Tiếp năm sau đó, lại có sự kiện tụng cấm kị niệm phật từ Nam Đô Chùa Hưng Phước(kofukuji), và cùng với sự xáo trộn về mặt chính trị của triều đình, tháng 2 Kiến Vĩnh năm thứ 2 (1207) nhận lời tuyên ngôn đình chỉ niệm phật, kết quả 4 người tử tội, 7 người bị lưu đày.

Như vậy Pháp Nhiên đã trải qua giai đoạn lưu đày ở vùng Tứ Quốc(sikoku). Vài năm sau, ngài về chùa Thắng Mao ở Nhiếp Tân, tháng 11 Kiến Lịch năm Nguyên (1211) nhận ân xá, và ngài sống tại Đông Sơn Đại Cốc(higasiyama otani, sau chùa Thanh Thủy,ngày nay), Kiến lịch năm thứ 2 ngày 23 tết, ngài nhờ Nguyên Trí viết thay thế ngài thơ di chúcNhất mỗi khởi thỉnh vănngày 25 tết, ngài thị tịch đúng 80 tuổi.

Cũng nhờ pháp nạn này, mà ngược lại phương pháp niệm phật được phổ cập nhiều địa phương, Nguyên Lục năm thứ 10(1697) Pháp Nhiên được ban thụy hiệu Đại Sư Viên Quang, và đúng vào buổi viễn kị(onki:húy kị) lần thứ 50 năm đã được gia thụy danh hiệu Đại Sư, vị tổ của Tịnh Độ tông.

 

4.Lưu truyền

Trước tác của Ngài Pháp Nhiên tuyển trạch bổn nguyện niệm phật tập,nghịch tu thuyết pháp』『tịnh độ tam bộ kinh chú thích, trong đó đặc biệt trước tác tuyển trạch bổn nguyện niệm phật tậptrở thành thánh điển của Tịnh Độ tông ngày nay. Trước tác này, đã bao hàm một cách giản khiết giáo nghĩa của Tịnh Độ tông, tuyển trạch cốt lõi niệm phật bổn nguyện, sức thuyết phục sự nêu cao chân dung từ bi của Di Đà. Nhờ vậy, sau khi Pháp Nhiên nhập diệt, Nam Đô và các chúng đồ trên núi Tỷ Duệ đã nhận chịu sự xa lánh, bách hại. Tuy nhiên tín ngưỡng thâm sâu trong lòng dân chúng dù bị đàn áp mang tính chính trị đi chăng nữa, thì vẩn không thể nào kiềm chế đè nén được.

Các môn Đệ và tín đồ của Pháp Nhiên không chỉ từ tăng lữ, quí tộc, võ sỹ, mà còn đến cả thứ dân, đông không thể nào điếm được. Trong đó về tăng lữ có Thánh Quan Phòng Biện Trường(Trấn Tây Nghĩa:chinzeigi), Thành Giác Phòng Hạnh Tây(chư hành bổn nguyện nghĩa), Thiện Huệ Phòng Chánh Không(Tây Sơn Nghĩa), Thiện Tín Phòng Thân Loan(nhất hướng nghĩa)... đó là 6 phái , thêm Thế Quan Phòng Nguyên Tín(tỳ giã môn đồ), Pháp Liên Phòng Tín Không(bạch hà môn đồ), Chánh Tín Phòng Thậm Không(sa ngã môn đồ).... đó là 3 phái, và thêm An Cư viện thánh giác, lại nữa những người có quan tâm niệm phật , học giả đương thời như: Từ Nhân, Hiển Chơn chủ tọa Thiên Thai tông, và các tín đồ thì gồm có Cửu Điều Hiềm Thật, Đằng Nguyên Thật Tông, Bình Kì Thân....

5.Tử tưởng và lời dạy

Tư tưởng tuyệt đối của Pháp Nhiên là tuyển trạch bổn nguyện niệm phật tập, Hắc Cốc thượng nhân ngữ đăng lụctrong đó ngài đã nêu tam tâm “ chí thành tâm, thâm tâm, hồi hướng phát nguyện tâm” và không ít nhiều về biểu kí nào là chúng sanh tội ác thâm trọng」「phàm phu vọng tưởng điên đảotrước tiên Ngài cho rằng : chúng sanh bao hàm chính bản thân ngài tội lỗi nặng nề, tham giận kiêu căng, từ đó chúng ta cần phải bắt đầu cầu con đường giải thoát tối hậu, để cứu độ chúng sanh

Thông thường, Pháp Nhiên thuyết “chuyên tu niệm phật” dựa trên nền tảng xưng danh niệm phật trong Quán Kinh Sớcủa Thiện Đạo. Trước tác tuyển trạch bổn nguyện niệm phật tậpcủa Pháp Nhiên mà Tôi đã nêu ra ở phía trên, mỗi chương có trích dẩn lời của Đạo Trắc và Thiện Đạo, và ngài đưa ra kiến giải của ngài một cách sâu sắc, nhằm khẳng định rõ ràng chúng sanh phải tinh cần niệm phật, dựa vào bổn nguyện, nguyện lực của A Di Đà.

Pháp Nhiên nhờ sự ảnh hưởng của 2 vị tổ này, Ngài chỉ ra con đường dị hành và nan hành, để vãng sanh tịnh độ không gì khác hơn thực hành chánh hạnh. Mà để thực hành chánh hạnh, căn bản dựa trên tinh thần “tịnh độ tam bộ kinh”.

Ngài đem lại cho dân chúng 1 cái nhận thức trước tiên đó là phàm phu, chính vì vậy ngài khuyên phải lấy “niệm phật vi tiên”(chuyên tu niệm phật) để vãng sanh tịnh độ.

6.nhìn chung

Chúng tôi thuộc PG tịnh độ tông, do ngài Pháp Nhiên sáng lập, hiện nay PG tịnh độ tông tính cả toàn quốc gồm 9000 ngôi chùa, và có 12000 tăng lữ. Chúng tôi đang chuẩn bị tinh thần để tổ chức lễ húy kị 800 năm của Pháp Nhiên thượng nhân vào năm 2011. Hy vọng rằng chỉnh phủ và PGVN sẽ tham gia cùng chúng tôi. Tuy PGVN và Phật Giáo Nhật Bản đều du nhập từ các nước lan cận vào, song các vị tổ của PGNB đều là người Nhật. Còn Phật Giáo vào Việt Nam, các vị tổ ở Việt Nam hầu như là các vị tổ của các nước lân cận, thế nhưng nhìn lại lịch sử, thì thấy rõ ràng Vua Lý Công Uẩn cũng từ thuở nhỏ cũng được đem vào chùa sớm, và được sự bảo hộ của vị sư Vạn Hạnh, theo như Tôi nghĩ, nhờ sự tiếp cận và có duyên lành đến Phật Pháp sớm, do đó về cuộc đời và sự nghiệp, trì vì, nối ngôi, xây dựng bờ cõi, phát triển tôn giáo chính trị...mọi tư tưởng, việc làm hành động, giao tiếp ứng phó vào thời Lý ở bản thân Ngài, đều thể hiện một vị vua khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương, hết sức anh minh, triệt tác, mà trong phật giáo thường hay khuyến khích, ai đó thật tâm với đạo, ai đó có hoài bảo xây dựng quốc gia, hộ trì phật pháp, thì chắc chắn sẽ có chư thần gia hộ, chư phật gia trì, chư pháp hiển hiện. Pháp Nhiên cũng giống như thế(như đã nói ở trên).  

Đây phải chăng, đó là điểm hết sức tương đồng giữa Vua Lý Công Uẩn và Pháp Nhiên. Tuy, đời Kamakura, với đời Lý, về mặt lịch sử thời gian, hơi chệnh lệch rất xa, nhưng dù ở thời đại nào đi chăng nữa, thì tính nhân cách, đạo đức, và lí tưởng sống của mỗi thời đại vẫn mang tính đồng nhất,bất dị. Qua đó chúng ta thấy, Pháp Nhiên người NB, sáng lập tịnh độ tông Nhật Bản, thanh danh rạng ngời từ thời Kamakura đến nay, còn Vua Lí Công Uẩn làm rạng rỡ Phật Giáo đời Lý.đã cống hiến cho nhân loại nói chung và cho giới PG nói riêng. Trong mỗi hành giả chúng ta, là người hậu học, lấy Phật làm gốc, lấy Tổ làm đầu, lấy vua làm cha để học tập, nên ai cũng cần phải trang bị cả Thiền lẫn Tịnh và thanh danh. Thực hành được như thế là chúng ta đang thực hành “ngủ chủng chánh hạnh” và “tam vô lậu học”. 

 

Các tin đã đăng: