Trong
thời đại mới, tôi quan
niệm rằng, người Phật tử
không có quyền chỉ biết
đến Kinh điển, giáo lý
v..v.. của tôn giáo mình
mà còn phải mở mang kiến
thức trong những lãnh
vực khác như khoa học,
nhân văn, xã hội v..v..
và cả về các tôn giáo
khác, từ đó mới có thể
nhận thức đúng được giá
trị của Phật Giáo, không
những trong dân tộc mà
còn cả trong cộng đồng
thế giới. Là Phật tử,
chúng ta không thể đứng
ngoài xã hội mà phải đối
diện với tất cả những
vấn nạn của xã hội, cộng
đồng v..v.. trong đó có
những vấn đề cần phải
đối phó, vì chúng có ảnh
hưởng đến đời sống tâm
linh của chúng ta, cùng
công cuộc bảo vệ, duy
trì nền văn hóa Phật
Giáo nói riêng, nền văn
hóa Việt Nam nói chung,
trên đất nước.
Trong
thời đại mới, nghiên cứu
và bình phẩm về các tôn
giáo khác không còn là
điều cấm kỵ, mà chính là
một đòi hỏi trí thức
trong việc giáo dục quần
chúng, mở mang dân
trí.Điều này chúng ta
có thể thấy rõ nhất
trong phương trời Âu
Mỹ.Mở mang dân trí để
Việt Nam có thể học
những kinh nghiệm lịch
sử, theo kịp những tiến
bộ của nhân loại, và
giáo dục quần chúng để
duy trì tinh thần yêu
nước, tạo nên căn bản
dựng nước và giữ nước,
và nhất là để gìn giữ và
phát huy nền văn hóa cổ
truyền dân tộc, cũng là
nền văn hóa Phật Giáo,
coi đây như là một cách
bảo tồn phẩm cách quốc
gia.
Với
quan niệm như vậy, trước
hết, tôi xin được điểm
qua vài nét về hiện tình
Phật Giáo trên thế
giới.Ngày nay, thế giới
đã nhận thức được chân
giá trị của Phật
Giáo.Phật Giáo là một
Đạo [danh từ “tôn giáo”
theo nghĩa của Tây
phương không thích hợp
với Phật Giáo] mà cốt
tủy giáo lý về phương
diện xã hội là về lòng
từ bi và chủ trương hòa
bình.Hơn gì hết, Phật
Giáo lại là Đạo của trí
tuệ. Trí tuệ là đặc tính
quý báu nhất của con
người.Cách đây hơn
2500, Đức Phật đã dạy
chúng ta như vậy trong
Kinh Kalama: Người
khuyên chúng ta nên sử
dụng trí tuệ thay vì vội
tin. Phải chăng vì vậy
mà ngày nay hiện tượng
Phật Giáo nở rộ khắp nơi
trên thế giới, nhất là
trong phương trời Âu Mỹ,
đã là một sự kiện không
ai có thể phủ nhận.
Tuy
Phật Giáo đang phát
triển khắp nơi trên thế
giới, nhưng chúng ta
phải ghi nhận rằng, hiện
tượng này rõ rệt nhất
trong thế giới Tây
phương.Chúng ta biết
rằng, trong các xã hội
Tây phương, Ki Tô Giáo
đã là tôn giáo chủ lực
tinh thần của người dân
qua gần 20 thế kỷ.Trong
những xã hội này, Ki Tô
giáo, tôn giáo của "đức
tin",tự nhận là tôn
giáo tiến bộ và văn minh
nhất, tuyệt đối không có
chút nào mê tín, theo
nghĩa chỉ cần tin vào sự
cứu rỗi của một người Do
Thái, Giê-su, mà theo
các học giả, sau khi
nghiên cứu kỹ lịch sử,
đã đi tới điểm đồng
thuận là có một tiểu sử
bất minh, và vai trò
“cứu thế” của Giê-su chỉ
là một huyền thoại được
nền thần học Ki-Tô Giáo
dựng lên.Tín đồ Ki Tô
Giáo được dạy rằng, tin
như vậy thì sau khi
chết, đến ngày tận thế,
xác chết sẽ được Giêsu
làmcho sống lại và hợp
với phần hồn được lưu
trữ ở một nơi nào đó, và
sẽ được sống cuộc sống
đời đời bên Giê-su ở
trên Thiên đường.Phật
Giáo, tôn giáo của "trí
tuệ", bị Ki Tô Giáo coi
là thấp kém, hầu như
không được biết đến
trong thế giới Tây
phương cho tới hậu bán
thế kỷ 19. Vậy tại sao
hiện nay lại có hiện
tượng Ki Tô Giáo suy
thoái khắp nơi, trong
khi sự hâm mộ Phật Giáo,
nhất là trong giới trí
thức trong các xã hội
này, càng ngày càng gia
tăng.Muốn hiểu điều này
chúng ta không thể nào
tránh được việc bàn về
những tiến bộ trí thức
của con người, đưa đến
sự thay đổi của ảnh
hưởng Ki Tô Giáo trên
con người, và lẽ dĩ
nhiên, không thể không
bàn về chủ đề: cái gì đã
làm cho Phật Giáo hấp
dẫn Tây phương?
Sự
phát triển của Phật Giáo
trong thế giới Tây
phương có nhiều nguyên
nhân, nhưng tất cả có
thể thu về một mối.Đó
là: nhân loại đã nằm
trong một quá trình tiến
hóa liên tục, một quá
trình thiên nhiên trong
vũ trụ, không một thế
lực nào có thể ngăn chận
được.Sự tiến hóa về mọi
mặt của con người, nhất
là về mặt trí tuệ, tất
nhiên đưa đến sự thoái
hóa của những quan niệm,
lý thuyết và cả những
niềm tin tôn giáo đã lỗi
thời trong xã hội loài
người.Do đó, chúng ta
có thể nói rằng, ở Âu
Mỹ, sự phát triển của
Phật Giáo, một tôn giáo
“Duy Tuệ”, phản ánh sự
tiến hóa của trí tuệ
nhân loại, và dĩ nhiên
phải đưa đến sự suy
thoái của những niềm tin
không còn thích hợp với
trình độ hiểu biết của
con người ngày nay.
Vài Nét Về
Tình Trạng Suy Thoái Của
Ki Tô Giáo:
Sự
suy thoái của Ki Tô Giáo
ở Tây phương là một sự
kiện.Chính Giáo Hoàng
đương nhiệm, Benedict
16, cũng phải thú nhận
như vậy.Theo những tin
tức báo chí trên thế
giới và cả trên tờ thông
tin chính thức của
Vatican, tờ
L’Osservatore Romano,
vào những ngày 27, 28
tháng 7, 2005, thì Giáo
hoàng Benedict 16 đã lên
tiếng phàn nàn như sau:
“Những tôn giáo chủ đạo
ở Tây Phương có vẻ đang
chết dần vì các xã hội
càng ngày càng trở nên
thế tục và không còn cần
đến Thiên Chúa nữa”1
Và
những thống kê mới nhất
cũng cho chúng ta thấy
tình trạng này.Trong tờ
Chicago Tribune
ngày 19 tháng 6, 2006,
ký giả hải ngoại của tờ
báo, Tom Hundley, có một
bài tường trình, đăng
trên trang nhất, về tình
trạng Ki Tô Giáo ở Âu
Châu với chủ đề “Đức
Tin Phai Nhạt: Sự Suy
Thoái Của Ki Tô Giáo ở
Âu Châu” (Fading
Faith:The Decline of
Christianity in Europe)
trong đó có những đoạn
như sau:
Ở
Pháp và ở hầu hết các
quốc gia khác ở Âu Châu,
Ki Tô Giáo có vẻ như
đang đi xuống không
phương cứu vãn
[Christianity appears to
be in a free fall:Tác
giả dùng từ trong khoa
học: “free fall”, có
nghĩa là rơi xuống tự
do,càng ngày càng nhanh
mà không có gì ngăn cản
lại].Tuy 88% dân
Pháp nhận mình là tín đồ
Công Giáo, chỉ có 5% đi
lễ nhà thờ ngày chủ
nhật, 60% nói rằng họ
“không bao giờ”
(never) hoặc “hầu
như không bao giờ”
(practically never)
đi lễ nhà thờ [Đối
với người Công Giáo Việt
Nam, không đi lễ nhà thờ
ngày chủ nhật là một
trọng tội, giáo hội dạy
vậy].Không còn phải
bàn cãi gì nữa, Công
Giáo đang đối diện với
một cơn khủng khoảng
nghiêm trọng… Một lễ
ngày chủ nhật điển hình
trên khắp nước Pháp là
hình ảnh của một linh
mục già nua trước một
đám phụ nữ cũng già
nua.Odon Vallet, giáo
sư tôn giáo ở đại học
Sorbonne nói: “Lễ Mi-sa
thật là chán (Mass
is boring), lễ tiết
chẳng có gì hay
(the ceremony isn’t
beautiful), nhạc
cũng tệ (music is
bad), bài giảng
không có gì hấp dẫn
(the sermon is
uninteresting).
Năm
1990, linh mục David
Rice dòng Đa Minh xuất
bản cuốn Lời Nguyện
Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo
(Shattered Vows: Priests
Who Leave), đưa ra kết
quả nghiên cứu của ông
sau khi đi khắp nơi tổng
cộng 38 ngàn dặm (khoảng
60 ngàn cây số) để phỏng
vấn và tìm hiểu đời sống
của các linh mục bỏ đạo:
Một trăm ngàn ( 100,000
) linh mục Ca-tô Rô-ma
đã bỏ đạo trong 20 năm
qua – cứ mỗi 2 giờ đồng
hồ lại có hơn một linh
mục ra đi.
Hầu
như phân nửa số linh mục
Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là
để lập gia đình – chưa
tới 25 năm sau khi được
tấn phong.Vatican không
nói tới cuộc di dân này,
nhưng đó chính là cuộc
khủng khoảng nghiêm
trọng nhất mà giáo hội
phải đối diện, kể từ khi
có cuộc Cải Cách Tin
Lành.
2
John
Cornwell, một tín đồ
Công Giáo và cũng là một
chuyên gia về Công Giáo
và Vatican, tác giả 2
cuốn sách nổi tiếng về
Vatican: A Thief in
the Night và
Hitler’s Pope, đã
viết thêm một tác phẩm
về Công Giáo nhan đề
Từ Bỏ Đức Tin: Giáo
Hoàng, Giáo Dân, và Số
Phận của Công Giáo
(Breaking Faith: The
Pope, The People, and
The Fate of
Catholicism), xuất
bảnnăm 2001,trong đó
chương đầu viết về
Một Thời Đại Đen Tối
Của Công Giáo
(A Catholic Dark
Age).Trong chương này,
tác giả John Cornwell
đưa ra
tình trạng suy thoái
trầm trọng của Công Giáo
ở khắp nơi trên thế
giới, đặc biệt là ở Anh,
Mỹ, và Pháp như sau:
-
Số tín đồ
mang con đi rửa
tội giảm sút, vì
ngày nay
người ta nhận
thức được rằng
chẳng làm gì có
tội ở đâu mà
phải đi rửa;
-
đám cưới tổ
chức không cần
đếnlinh mục,vì
hôn phối có thể
hợp thức hóa
ngoài nhà thờ và
bí tích hôn
phối đã mất hết
ý nghĩa;
-
giới trẻ
không buồn đến
nhà thờ, vì
chẳng thấy gì
hấp dẫn trong
những lời giảng
đi ngược thời
gian của các
linh mục;
-
số từ bỏ đức
tin gia tăng, vì
người ta
không còn chịu
chấp nhận một
đức tin mù quáng;
-
từ 1958 đến
nay, số vào nghề
linh mục giảm đi
2/3 v..v..
-
Tình trạng ở
Châu Âu, trước
đây là cái nôi
của Công
giáo,thật là
thê thảm.
-
Ở Tây Âu
(Western
Europe), từ 30
đến 50% các
giáo
xứ không có linh
mục.
-
Ở Ý, 90%
theo Công Giáo
nhưng chỉ có 25%
đi lễ nhà thờ
ngày chủ nhật,
giảm 10% kể từ
đầu thập niên
1980,
số
người vào học
trường Dòng giảm
một nửa.
-
Ở Ái Nhĩ Lan
(Ireland), xứ
Công giáo, số
người cảm thấy
mình được ơn kêu
gọi tụt xuống từ
750 năm 1970 còn
91 năm 1999, số
linh mục được
tấn phong từ 259
xuống 43 trong
cùng thời gian.
-
Trong một
hội nghị đặc
biệt vào năm
1999,
các
giám mục Âu Châu
tuyên bố rằng
các dân tộc
trong toàn lục
địa Âu Châu đã
quyết định sống
“như là Thiên
Chúa không hề
hiện hữu”
3
-
Ở Nam Mỹ,
tình trạng cũng
không khá
hơn.7000 tín đồ
mới có một linh
mục.Chỉ có 15%
giáo dân đi xem
lễ ngày chủ
nhật.
-
Theo một hội
nghị quốc gia
của các giám mục
Ba Tây thì
mỗi
năm có
khoảngsáu trăm
ngàn tín đồ bỏ
đạo
4
Âu
Châu và nhiều nơi khác
trên thế giới đã trở
thành “vô thần”.Đây là
một hiện tượng bất khả
đảo ngược [free fall] vì
nó phù hợp với sự tiến
bộ trí thức của nhân
loại nằm trong luật Tiến
Hóa của vũ trụ.
Vài Nét Về Sự
Thức Tỉnh Trí Thức Ở Tây
Phương:
Tôn
giáo Tây phương, Ki Tô
Giáo, vẫn được coi, hay
tự nhận, là tôn giáo mạc
khải, tôn giáo duy nhất
có giá trị trên thế
gian.Vậy tại sao Phật
giáo đã làm cho Tây
phương thức tỉnh, và
thức tỉnh khỏi cái
gì?Mặt khác, nếu nền
văn minh tiến bộ Tây
phương mà Ki Tô Giáo
thường nhận là nền văn
minh Ki Tô Giáo thật sự
có giá trị về vấn đề đạo
đức, tâm linh, thì tại
sao thế giới Tây phương,
nhất là giới trí thức
hiểu biết, lại không hài
lòng với tôn giáo truyền
thống của mình mà lại
thấy Phật Giáo hấp dẫn?
Nghiên cứu kỹ vấn đề,
chúng ta thấy thật ra sự
thức tỉnh của Tây phương
không phải trong thời
đại này mới xảy ra mà đã
bắt nguồn từ sự tiến bộ
trí thức của con người
ít ra là từ cuộc
Cách Mạng Khoa Học
(The Scientific
Revolution) vào đầu thế
kỷ 17, từ Thời Đại
Lý Trí(The Age of
Reason) vào thế kỷ 18,
Thời Đại Khai Sáng
(The Age of
Enlightenment) vào thế
kỷ 19, và Thời Đại
Phân Tích (The Age
of Analysis) vào thế kỷ
20.Những thời đại này
đã kéo con người Tây
phương ra khỏi Thời
Đại Của Đức Tin
(The Age of Faith), một
thời đại mà sự thống trị
của Công Giáo La Mã đã
đưa Âu Châu vào 1000 năm
được biết dưới tên
Thời Đại Trung Cổ
(The Middle Ages) hay
Thời Đại Hắc Ám
(The Dark Ages), hay
Thời Đại Của Sự Man Rợ
Và Đen Tối Trí Thức
(The age of barbarism
and intellectual
darkness).
Qua
các thời đại trên, sự
tiến bộ trí thức của con
người đã từ từ văn minh
hóa Ki-Tô Giáo, và riêng
đối với Công Giáo La Mã,
theo John E. Remsburg,
đã tước khỏi những bàn
tay đẫm máu của Công
Giáo những bó củi để
thiêu sống người và
những thanh gươm để giết
người trong mấy trăm năm
xử dị giáo và săn lùng
phù thủy.Mặt khác, sau
khi Martin Luther ly
khai với giáo hội Công
Giáo vào đầu thế kỷ 16,
không công nhận chế độ
giáo hoàng, để lập ra hệ
phái mà Công Giáo gọi là
Phản Thệ (Protestantism)
mà chúng ta thường biết
dưới cưỡng từ Tin Lành,
thì Thánh Kinh bắt đầu
được dịch ra những tiếng
địa phương, và cũng bắt
đầu từ đó, những công
cuộc nghiên cứu Thánh
Kinh và về nhân vật
Giê-su trong Thánh Kinh
phát triển.Kết quả của
những công cuộc nghiên
cứu này là người ta khám
phá ra rằng,
Thánh Kinh không phải là
những lời mạc khải của
Thiên Chúa như giáo hội
thường dạy cho các tín
đồ, mà chứa rất nhiều
sai lầm, mâu thuẫn, về
thần học cũng như khoa
học.Ngoài ra,
những công cuộc khảo cứu
này cũng đưa ra hình ảnh
của một Giê-su lịch sử
khác hẳn với vai trò
thần linh có khả năng
cứu rỗi mà giáo hội Công
Giáo đã tạo dựng
lên.Những kết quả
nghiên cứu trí thức sâu
rộng về mọi mặt của
Ki-Tô Giáo đã tác động
trên não bộ của người
Tây phương.Và cũng từ
đây, những tín
lý, tín điều, cũng như
những tín lý mà giáo hội
Công Giáo gọi là "bí
tích" đã không còn chỗ
đứng trong những xã hội
Tây phương, ở trong cũng
như ở ngoài giáo hội.Bởi
vậy nên mới có tình
trạng sa sút của Công
Giáo ở Tây phương như
John Cornell đã trình
bày trong cuốn sách của
ông.Để cho vấn đề được
rõ ràng, sau đây chúng
ta sẽ duyệt qua vài tài
liệu điển hình, kết quả
của những công cuộc
nghiên cứu về nền Thần
Học Ki Tô Giáo, về Thánh
Kinh cũng như về nhân
vật Giê-su.
Russell Shorto, người đã
tổng duyệt những công
cuộc nghiên cứu về
Giê-su trong 200 năm, đã
viết như sau trong cuốn
Sự Thực Trong Phúc
Âm (Gospel Truth):
Điều quan trọng nhất là,
tác động của quan điểm
khoa học ngày nay đã
khiến cho các học giả,
ngay cả những người được
giáo hội Công giáo bảo
thủ cho phép nghiên cứu,
cũng phải đồng ý là phần
lớn những điều chúng ta
biết về Giê-su chỉ là
huyền thoại...
Các học giả đã biết rõ
sự thật từ nhiều thập
niên nay – rằng Giê-su
chẳng gì khác hơn là một
người thường sống với
một ảo tưởng– họ đã dạy
điều này cho nhiều thế
hệ các linh mục và mục
sư.
Nhưng những
vị này vẫn giữ kín không
cho đám con chiên biết
vì sợ gây ra những phản
ứng xúc động dữ dội
trong đám tín đồ. Do đó,
những người còn sống
trong bóng tối là những
tín đồ Ki Tô bình thường.
5
Trong
cuốn "Theo Đúng Như
Trong Sách: Những Thảm
Họa Trong Quá Khứ Và
Hiện Tại Của Quyền Lực
Thánh Kinh" (Going
By the Book: Past and
Present Tragedies of
Biblical Authority),
Mục sư Ernie
Bringas, tốt nghiệp môn
thần học tại đại học
United Theological
Seminary ở Dayton,
Ohio,nhận định rằng:
Với sự tái khám phá
phương pháp khoa học
trong thế kỷ 16 ở Âu
Châu và sự tiến triển
tiếp theo của thời đại
Khai sáng trong thế kỷ
18, một sự phân
tíchThánh Kinh một cách
thuần lý hơn là điều
không thể tránh được.Trong
một thế giới đang trở
thành hướng theo tinh
thần khoa học, những mô
tả về Chúa đi trên sóng,
về ma quỷ, thiên thần,
những câu chuyện về sự
sống lại của Chúa,và
nhiều hiện tượng khác,
càng ngày càng khó có
thể chấp nhận như là
những sự thực lịch sử.
Trong những năm
1835-1836, cuốn
"Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời
Sống của Giê-su"
(The Life of Jesus
Critically
Examined)củaD.F.Straussđãquymột
số chuyện trong
Tân Ước là "huyền thoại"
và định nghĩa những câu
chuyện phi lịch sử như
trên là sự biểu thị của
một chuỗi những ý tưởng
tôn giáo.Ngày nay, kết
quả những cuộc nghiên
cứu phân tích tiếp tục
hỗ trợ vàxác nhận sự
khẳng định này.
Đa số các
học giả coi những chuyện
trong Tân Ước và bảy
giáo lýgiáo hội đưa ra
sau đây đều là huyền
thoại:
1.Đức
Mẹ đồng trinh
2.
Hiện thân của
Chúa(Thượngđế
hiệnthân thành người,
nghĩa là, Thượng đế là
Giê-su.)
3.Nhiệm
vụ cứu rỗi của Chúa
4.Sự
sống lại của Chúa.
5.
Sự thăng thiên của Chúa
(Thân xác Chúa bay lên
trời 40 ngày sau khi
sống lại)
6.
Chúa trở lại trần (để
làm sống lại những người
chết cho ngày phán xét
cuối cùng)
7.
Ngày phán xét cuối cùng
(Chúa Cha phán xét luận
tội mọi người trong ngày
Giê su trở lạitrần thế)
6
Nhận
định trên của Mục sư
Ernie Bringas đã chứng
tỏ rằng nền tảng tín
ngưỡng của Ki Tô Giáo
nói chung đã không còn
hấp dẫn trong thế giới
Tây phương, thế giới của
khoa học, của suy lý.
Thật vậy,niềm tin cốt
tủy của Ki Tô Giáo là về
huyền thoại con người sa
ngã (tội tổ tông), bị
Thượng đế phạt, cho nên
cần đến sự cứu chuộc của
Giê-su, người con trai
duy nhất của Thiên Chúa
(God's only son) được
phái xuống trần để chuộc
cái tội tổ tông cho nhân
loại,nay đã trở thành
chuyện khiến cho người
có đầu óc khó có thể tin
được vìthuộc loại mê
tín và vô nghĩa như Giám
Mục John Shelby Spong đã
viết như sau trong cuốn
Tại Sao Ki Tô Giáo
Phải Thay Đổi Hay Chết(Why
Christianity Must Change
or Die),
trang99:
Nhân loại
chúng ta không sống
trong tội lỗi.Chúng ta
không sinh ra trong tội
lỗi.Chúng ta không cần
phải rửa sạch cái tì vết
tội tổ tông trong lễ rửa
tội.Chúng ta không phải
là những tạo vật sa ngã,
mất đi sự cứu rỗi nếu
chúng ta không rửa
tội.Do đó, một đấng cứu
thế có nhiệm vụ khôi
phục tình trạng tiền sa
ngã của chúng ta chỉ là
một sự mê tín trước thời
-Darwin và một sự vô
nghĩa sau thời -Darwin.7
Giám
mục Spong nhận định
không sai, vì
chính Giáo hoàng John
Paul II đã lên tiếng
chính thức trước thế
giới, công nhận thuyết
Big Bang về nguồn gốc vũ
trụ, thuyết Tiến Hóa về
nguồn gốc con người, và
phủ nhận sự hiện hữu của
thiên đường và hỏa ngục
như được mô tả trong nền
thần học của Ki Tô Giáo.
Do đó, những huyền thoại
trong Ki Tô Giáo như
“tội tổ tông”, nhiệm vụ
“cứu chuộc” của Giêsu,
đời sống đời đời trên
thiên đường, người không
tin Giêsu bị đầy xuống
hỏa ngục v..v.., tất cả
đã không còn có một giá
trị nào trong thế giới
ngày nay.Nhưng
hiển nhiên là đa số tín
đồ Ki Tô Giáo bình
thường trên thế giới,
nhất là những tín đồ
Công Giáo trong những ốc
đảo ở Việt Nam, không hề
biết đến những sự kiện
đã xảy ra trong chính
tôn giáo của mình, cho
nên họ vẫn tiếp tục bị
các “bề trên” bưng bít
che dấu, và tiếp tục bị
lừa dối trong những niềm
tin mà nay đã trở thành
những điều mê tín của
thời Trung Cổ.Thật là
tội nghiệp.Chúng ta đã
thấy, việc mở mang dân
trí thật là quan trọng
như thế nào, nếu chúng
ta muốn đất nước của
chúng ta được cập nhật
hóa bởi những thông tin
mới nhất về vấn đề tôn
giáo.
Nếu
những huyền thoại về
Giê-su nay đã không còn
chỗ đứng trong giới hiểu
biết thì vai trò củaCha
Giê-su (God) ra
sao?Trong cuốn
Những Phê Bình về Thiên
Chúa (Critiques of
God), biên tập bởi Peter
A. Angeles, trong đó có
16 tác giả phê bình về
mọi lý luận thần học của
Ki Tô Giáo, trang xiii,
chúng ta có thể đọc đoạn
sau đây:
Những niềm
tin vào những đấng siêu
nhiên đã biến khỏi nền
văn hóa của chúng ta.Bất
cứ sự sùng tín nào về
Thiên Chúa cũng đang trở
thành mờ nhạt trong nền
văn hóa của chúng
ta.Thiên Chúa đã mất đi
trụ xứ trong không gian
như là một nước trên
Thiên đàng.Ông ta cũng
mất đi chỗ đứng trong vũ
trụ như là đấng đã sáng
tạo ra nó từ hư vô.Không
phải là Thiên Chúa bị
đẩy ra một vùng xa lắc
xa lơ.Không phải vì ông
ta trở thành một trừu
tượng vô thân thể
(không nam không
nữ).Mà vì
chúng ta nhận thức ra
rằng chẳng làm gì có
Thiên Chúa để mà nói
tới.
8
Trong
cuốn Thoát Ly Khỏi
Thiên Chúa: Lấy Lại Khả
Năng Tìm Hiểu
(Freedom From God:
Restoring The Sense of
Wonder, Almador Pub.,
2001), Mục sưHarry
Willson viết, trang 55,
59:
Trong đầu óc
của rất nhiều người biết
suy tư, lương thiện và
có thiện chí, Ki Tô Giáo
đã trở thành không còn
thích hợp,
vì nó
đòi hỏi con người dự
phần quá nhiều vào những
điều vô nghĩa.
Bất cứ khi nào, một
người nào đó
[Giáo hoàng của
Công Giáo]
tự nhận mình
là đại diện của Thiên
Chúa trên trái đất, hay
"đại diện của Chúa Ki Tô
trên trái đất", hay bất
cứ điều nào như vậy,là
hắn ta đòi hỏi thế giới
phải tin vào điều vô
nghĩa.
Thật là kinh
hoàng khi vẫn có nhiều
triệu người [Công
giáo]tin như vậy.
9
Về
cuốn Kinh Thánh của Ki
Tô Giáo, có một điều mà
giới hiểu biết về Kinh
Thánh đã biết ngay từ
đầu thế kỷ 20 là:
Các học giả
Âu Châu đã phân tích
cuốn Kinh Thánh kỹ hơn
bao giờ hết, và kết luận
của họ là: Kinh Thánh
không phải là cuốn sách
do Thượng đế
[của Ki-tô giáo]
mạc khải mà
viết ra, như các Ki Tô
hữu đã tin, do đó không
thể sai lầm.Thật ra, đó
chỉ là một hợp tuyển lộn
xộn những huyền thoại cổ
xưa, truyền thuyết, lịch
sử, luật lệ, triết lý,
bài giảng đạo, thi ca,
chuyện giả tưởng, và một
số ngụy tạo rất hiển
nhiên.
10
Và
chúng ta hãy đọc nhận
định của một học giả
Công Giáo, Joseph L.
Daleiden, trong cuốn
The Final Superstition,
trg. 174, như sau:
Có rất ít, nếu có, điều
sáng tác độc đáo trong
giáo pháp mà người ta
cho là của Giêsu.
Giống như
chính huyền thoại về
Giêsu, những quan điểm
mà Giêsu diễn đạt chỉ là
một mớ hổ lốn những ngụ
ngôn và luân lý mà chúng
ta có thể thấy trong
những đạo cổ xưa của Ai
Cập, Babylon, Ba Tư, Hi
Lạp, Phật, Khổng, Ấn
Độ...Một điều rõ
ràng:Ki Tô Giáo, một
tôn giáo sinh sau đẻ
muộn trong lịch sử các
tôn giáo, chỉ cóp nhặt
những quan điểm, ý kiến
của Do Thái Giáo và các
tôn giáo gọi là dân
gian.
Trong cuốn "Nguồn
Gốc Luân Lý Trong các
Phúc Âm", Joseph
McCabe (Một Linh
Mục Công giáo) đã
trích dẫn những quan
điểm luân lý trong Phúc
Âm mà người ta cho là
của Giêsu song song với
những quan điểm luân lý
tương đương và yhệt của
các tác giả Do Thái và
dân gian.
11
Sự
thức tỉnh của Tây phương
không chỉ thuần túy là
vì những giá trị tín
ngưỡng Tây phương nay đã
sụp đổ mà còn vì một
khía cạnh khác không kém
phần quan trọng.Đó là
cái lịch sử của Ki Tô
Giáo.Ngày nay, các học
giả ở trong cũng như ở
ngoài các giáo hội Ki Tô
đã xác định rằnglịch sử
Ki Tô Giáo làmột lịch
sử đen tối, đẫm máu
nhất, đưa đến việc Giáo
hoàng tiền nhiệm John
Paul II phải xưng thú 7
núi tội lỗi của Công
Giáo đối với nhân loại
và xin được tha thứ.Đề
tài này không thuộc nội
dung của bài viết cho
nên tôi xin phép được bỏ
qua.
Trên
đây chỉ là một số tài
liệu điển hình nói về
những nguyên nhân và
tình trạng suy thoái của
Ki Tô Giáo tại phương
trời Âu Mỹ.Chúng
ta nên để ý là tất cả
những tài liệu trên đều
được viết bởi các học
giả và giới chức lãnh
đạo trong Ki Tô Giáo,
không có một tài liệu
nào của ngoại đạo hay
của bất cứ tôn giáo hay
ý thức hệ nào khác.Tôi
đặc biệt nhấn mạnh điểm
này.
Sự suy thoái của
tôn giáo Tây phương
tuyệt đối không phải vì
sự "xâm lấn" của Phật
Giáo để cướp đi tín đồ
của các tôn giáo Tây
phương, vì lịch sử Phật
Giáo trải dài hơn 2500
năm nay đã chứng tỏ
rằng, Phật Giáo chưa bao
giờ làm đổ một giọt máu
hay cưỡng bách bất cứ ai
trong quá trình truyền
đạo. Sự suy
thoái của tôn giáo Tây
phương là điều tất nhiên
phải xảy ra khi mà người
Tây phương, ít ra là
trong giới trí thức hiểu
biết, đã thức tỉnh để
nhận ra thực chất tôn
giáo truyền thống của
mình và cùng lúc nhận ra
được chân giá trị của
Phật Giáo.Đây là một
điểm rất đặc biệt mà
chúng ta cần ghi nhận,
vì nếu Phật Giáo
không có chân giá trị
thì không thể nào đi vào
thế giới Tây phương, nơi
đây sự tiến bộ trí thức
đã tạo nên truyền thống
đặt nặng tinh thần khoa
học, thực dụng, lôgic,
và quyền được thắc mắc,
nghi ngờ và chất vấn,
một truyền thống không
xa lạ gì với Phật Giáo,
nhưng bị phủ nhận trong
truyền thống của Ki Tô
Giáo.
Đưa
ra tình trạng suy thoái
của Ki Tô Giáo nói
chung, Công Giáo nói
riêng, ở phương trời Âu
Mỹ, và sự phát triển của
Phật Giáo ở phương trời
này, tôi không có mục
đích nào khác là nêu lên
một sự kiện lịch sử, và
một sự kiện lịch sử thì
không thiên vị, không có
tính chất phe phái.Đây
cũng là điều cần thiết
để cho người Việt chúng
ta thấy rõ một sự kiện
khác là:vì bị suy thoái
và không còn cơ cứu vãn
ở Tây phương, nguyên là
cái nôi của Ki Tô Giáo,Ki
Tô Giáo đã có kế hoạch
vớt vát qua sách lược
xâm lăng văn hóa và tôn
giáo ở Á Châu, trong đó
có Việt Nam.Đây
là một vấn nạn nghiêm
trọng mà Việt Nam phải
đối phó.Tôi sẽ
trở lại vấn đề này trong
một phần sau.
Chúng
ta thấy rằng, từ những
công cuộc nghiên cứu mới
nhất về Thánh Kinh, về
nhân vật Giê-su, về Ki
Tô Giáo nói chung, giới
thức giả Tây phương đã
thức tỉnh và nhận ra
rằng, từ thế hệ này qua
thế hệ khác, trải qua
2000 năm lịch sử, từ khi
Giê-su sinh ra đời, con
người Tây phương đã bị
giam chặt trong một đức
tin thuộc loại mù quáng,
không cần biết, không
cần hiểu.Hơn
nữa, trước những cảnh
chiến tranh triền miên,
thiên tai, bệnh tật,
cảnh khổ, cảnh chết đói
ở những nước kém mở mang
ở Phi Châu, bất cứ người
nào còn có đầu óc suy
tưđều không còn có thể
chấp nhận luận điệu thần
học về một Thiên Chúa
toàn năng, toàn trí, và
những thuộc tính của
Thiên Chúa như : "Thiên
Chúa quá thương yêu thế
gian...", "Giê-su yêu
tất cả mọi người",
"Giê-su đến để mang một
tin vui, tin vui tình
thương, tin vui tự
do..." v..v..
Tất
nhiên, khi đã mất niềm
tin, về nền tảng tín
ngưỡng cũng như về thực
chất hành trì của các
giáo hội Ki Tô, con
người Tây phương cần
phải đi tìm một cái gì
khác để bù đắp vào nhu
cầu tâm linh của
mình.Tất cả những tôn
giáo độc thần khác như
Hồi Giáo, Do Thái Giáo,
bản chất đều như nhau,
không thể thỏa mãn nhu
cầu tâm linh thích hợp
với thời đại này của
người Tây phương.Do đó,
Tây phương đã phải đi
tìm sự uyên thâm về tư
tưởng ở Đông
phương.Đông phương có
Phật Giáo, Lão Giáo,
Khổng Giáo, và Ấn Độ
Giáo.Ấn Độ Giáo thờ
nhiều thần, không thích
hợp với người Tây
phương.Khổng giáo là
những triết lý về xã hội
và có những điều nay
không còn hợp thời.Lão
giáo thì thoát tục, xa
lìa trần thế.Chỉ còn có
Phật Giáo, vừa là một
tôn giáo nhân chủ và
nhân bản, vừa là một hệ
thống triết lý thực dụng
chẳng bao giờ lỗi thời,
vừa có tinh thần khoa
học, cho nên có thể nói
là thích hợp với con
người Tây phương
nhất.Một cuốn sách xuất
bản mới đây của Vicky
MacKenzies đã chứng minh
sự kiện này.Cuốn sách
có tên là Tại Sao
Lại Là Phật Giáo? Người
Tây Phương Đi Tìm Kiếm
Sự Uyên Thâm Của Trí Tuệ
(Why
Buddhism?Westerners In
Search Of Wisdom), nxb
Tronsons, Anh quốc, và
đề năm xuất bản là
2003.Sau đây chúng ta
sẽ đi vào vài chi tiết
để tìm hiểu xem cái gì
của Phật Giáo đã hấp dẫn
Tây phương.
Vài Nét Về Sự
Chấp Nhận Phật Giáo Ở
Tây Phương:
Sự
thức tỉnh trí thức ở Tây
Phương đã làm cho Tây
Phương nhận rõ được chân
giá trị của Phật
Giáo.Không được tiếp
xúc với Phật Giáo và
Phật Giáo thường bị
xuyên tạc bởi Ki Tô
Giáo, và nhất là sống
trong định chế toàn trị
như Công Giáo trong
nhiều thế kỷ, nên người
dân Tây Phương thường
biết rất ít về thực chất
của Phật Giáo.Tuy Phật
Giáo đã được Tây phương
biết đến từ hậu bán thế
kỷ 19 với Paul Carus và
người ông bảo trợ,
Daisetz T. Suzuki, rồi
sau đó với những bậc trí
thức nổi danh trong xã
hội Tây phương về những
công cuộc nghiên cứu
Phật Giáo như Edwin
Arnold, Rhys Davids,
Edward Conze, Christmas
Humphreys, Theodore
Stcherbatsky,
Sangharakshita v..v..
nhưngPhật Giáo hầu như
chỉ được biết tới trong
giới trí thức có thể nói
là rất giới hạn.Phải
đến hậu bán thế kỷ 20,
khi đức Đạt Lai Lạt Ma
rời Tây Tạng sang định
cư ở Ấn -độ, cộng với
cuộc vận động cho hòa
bình, chấm dứt chiến
tranh của Thiền sư Nhất
Hạnh, và cuộc tranh đấu
của Phật Giáo ở Nam Việt
Nam vào năm 1963, đại
chúng trong thế giới Tây
phương mới biết nhiều
đến Phật Giáo, và từ đó
Phật Giáo mới bắt đầu
phát triển mạnh ở Tây
phương.
Trong
sự phát triển nhanh
chóng của Phật Giáo này,
Phật Giáo Việt Nam đã
góp phần không
nhỏ.Trước đây Tây
phương, đặc biệt là giới
trí thức, chỉ biết tới
Phật Giáo qua những khảo
luận trí thức của một số
học giả.Trong cuộc
chiến ở Việt Nam, cuộc
vận động cho hòa bình
của Thiền Sư Nhất Hạnh,
cuộc tranh đấu của Phật
Giáo đưa tới cao điểm là
cuộc tự thiêu của Bồ Tát
Thích Quảng Đức và một
số Tăng Ni, Phật tử khác
đã làm vang động thế
giới.Hình ảnh ngọn lửa
từ bi bốc lên từ nhục
thân Bồ Tát Thích Quảng
Đức ngồi trong tư thế
kiết già, lưng ngay, cổ
thẳng, vững như trái
núi, đã được truyền đi
khắp thế gìới làm chấn
động nhân tâm thế giới
và làm cho thế giới xúc
động.
Người
Tây phương, quen thuộc
với phương pháp bành
trướng hay bảo vệ Ki-Tô
Giáo bằng gươm đao, súng
đạn mà họ cho rằng để
vinh danh Chúa, cho nên
lúc đầu không hiểu nổi
hành động tự thiêu của
các Phật tử.Nhưng sau
khi hiểu rõ Phật Giáo
hơn, họ hiểu rằng hành
động tự thiêu là một
hành động đại hùng đại
lực, từ bi tích cực, để
chuyển hóa, thức tỉnh
lương tâm con người đang
chìm đắm trong màn vô
minh dày đặc, chứ không
phải là vì hận thù hoặc
vì danh lợi trong những
mục đích chính trị.Từ
những nhận thức này,
người Tây phương đã bị
hấp dẫn bởi những sắc
thái vị tha, cao cả, xả
thân, và nhân bản của
Phật Giáo.Và, với đầu
óc tiến bộ của xã hội
Tây phương, thiên về suy
lý và tin vào khoa học,
người Tây phương một khi
đã đi vào Phật Giáo đều
nhận thấy cái tinh thần
khai phóng, chân thực,
từ bi, hòa bình, và hữu
hiệu của giáo lý và các
phương pháp hành trì của
Phật Giáo.
Năm
1969, John H. Garabedian
& Orde Coombs xuất bản
cuốn Những Tôn Giáo
Đông Phương Trong Thời
Đại Điện Tử
(Eastern Religions In
The Electric Age), hình
bìa ngoài là hàng chữ
lớn viết lên tường:
Chúa Ki-Tô Đã Chết -
Phật Đang Sống
(Christ Is Dead - Buddha
Lives), nội dung nói về
cuộc nổi giậy đạo đức ở
Mỹ (moral revolt in
America), phân tích tại
sao hàng triệu giới trẻ
đang vứt bỏ những truyền
thống của họ và tìm kiếm
những giải đáp mới trong
những tư tưởng và tôn
giáo Đông phương (Why
millions of young people
are rejecting their own
traditions and seeking
new answers in the ideas
and religions of the
East).Hiển nhiên Phật
Giáo đã cung ứng cho họ
một món ăn tinh thần mà
họ khao khát.Hãy nhìn
vào số trí thức Tây
phương trong các tôn
giáo độc thần đã đi theo
Đức Đạt Lai Lạt Ma học
Đạo, hay theo Thầy Nhất
Hạnh học Thiền và số
Kinh điển, sách Phật
Giáo v..v.. đã được xuất
bản ở Âu Mỹ thì chúng ta
có thể thấy ảnh hưởng
của Phật Giáo trên thế
giới Tây phương ngày nay
như thế nào.
Năm
1994, Stephen Batchelor
xuất bản cuốn Sự
Thức Tỉnh Của Tây Phương
(The Awakening of the
West), nội dung viết về
lịch sử tiếp xúc của
Phật Giáo với Tây
phương.Cuốn sách được
giới thiệu như sau:
"Cuốn "Sự Thức Tỉnh Của
Tây Phương" là một cuốn
viết rất hay về lịch sử
tiếp xúc của Phật Giáo
với Tây phương trong
2000 năm qua - một cuốn
sử biên về những cơ hội
bỏ lỡ, sự kiêu căng văn
hóa, thảm kịch chính
trị, và những giấc mộng
không thành.Từ thời đại
đế Alexandre, các vua
chúa và giáo hoàng Tây
phương đã mong mỏi kiếm
được quyền lực bằng cách
chinh phục Á Châu.Qua
nhiều thời kỳ họ đã phái
từng đợt sứ giả và các
nhà truyền giáo tới Á
Châu để tiếp xúc với
những người "ngoại đạo",
nhưng
tâm thức hẹp hòi của
người Tây phương đã làm
cho những người này
chẳng biết được bao
nhiêu về Phật Giáo.
Ngày nay
Phật Giáo được coi như
là một tôn giáo phát
triển nhanh nhất và là
một trong những phong
trào tinh thần có ảnh
hưởng nhiều nhất ở Tây
phương."
12
Sau
đây là một trường hợp
điển hình về sự thức
tỉnh của con người Tây
phương ra khỏi những mê
lầm của tôn giáo truyền
thống của mình: sự xuất
bản cuốn Tinh Túy
Của Phật Giáo (The
Essence of Buddhism),
tác giả là John
Walters.
Cuốn
sách nhỏ này, vào khoảng
150 trang, rất đặc biệt,
vì đó là tác phẩm của
một người trưởng thành
trong truyền thống Ki
Tô, được dạy Phật Giáo
là một tôn giáo yếm thế,
vô vọng, một dạng sơ
khai của chủ thuyết hiện
sinh v..v.., và tin rằng
Ki Tô Giáo là tôn giáo
duy nhất có ích cho nhân
loại.Nhưng sau một
chuyến du hành Thái Lan,
Miến Điện, Tích Lan, ông
ta đã thấy tận mắt thực
chất của Phật Giáo, hoàn
toàn không như những
điều ông đã được nhồi
vào đầu từ khi còn
nhỏ.Ông bèn suy nghĩ
lại, tìm hiểu lịch sử và
so sánh Ki Tô Giáo với
Phật Giáo.Ông nghĩ tới
“những sai lầm và
tội ác của những Giáo
hội Ki Tô và những giới
chức lãnh đạo trong quá
khứ” (the blunders
and crimes of the
churches and their
leaders in past ages),
những lễ tiết (rituals)
trong Ki Tô Giáo mà ông
cho là có tính cách
“mê tín tàn bạo”
(sadistic superstition)
và so sánh với“một
trong những sự vinh
quang nhất của Phật Giáo
là tinh thần khoan
nhượng” (one of the
greatest glories of
Buddhism is its
tolerance).
Chân
giá trị của Phật Giáo đã
làm cho John Walters
thức tỉnh, thức tỉnh
khỏi những điều sai sự
thực, mê muội mà tôn
giáo truyền thống của
ông đã đầu độc đầu óc
ông từ khi ông còn
nhỏ.Và đây là sự thức
tỉnh về tư duy, một khả
năng quý báu nhất của
con người.
Vài Nét Về
Phật Giáo Việt Nam:
Có
thể nói Phật Giáo là Đạo
của dân tộc, Đạo “làm
người” của dân tộc Việt
Nam. Vì Phật Giáo là một
Đạo nhân chủ và nhân
bản, coi con người đúng
nghĩa là con người, rất
phù hợp với truyền thống
anh hùng, yêu nước của
dân tộc Việt Nam, nên
ảnh hưởng của Phật Giáo
trên nền văn hóa dân tộc
Việt Nam quả thực là to
lớn, khó có thể lường
được. Thật vậy, ảnh
hưởng của Phật Giáo trên
nền văn hóa dân tộc thực
là sâu đậm, sâu đậm đến
độ người ta không còn
phân biệt được đâu là
văn hóa Phật Giáo và đâu
là văn hóa dân tộc. Đây
là một sự kiện không ai
có thể phủ bác. Sở dĩ
như vậy là vì Phật Giáo
đã đi vào dân tộc Việt
Nam, không bằng con
đường giáo điều khô
cứng, không bằng con
đường ru ngủ dân chúng
(có tác dụng như thuốc
phiện) với những hứa hẹn
hão huyền, mà bằng con
đường trí thức, con
đường phát triển trí
tuệ, tự lực tự cường, và
nhất là không chống lại
những truyền thống của
dân tộc Việt Nam. Với
những giáo lý nhân bản
và những triết thuyết
cao siêu, phù hợp với
tinh thần khoa học, Phật
Giáo đã đáp ứng được
những đòi hỏi suy luận
trí thức của giới có
học. Với bản chất hòa
bình, bao dung, bình
đẳng, và những giáo lý
giản dị, Phật Giáo cũng
đã đáp ứng được khao
khát của giới bình dân,
ít học. Từ đó, Phật Giáo
đã đi vào dân gian, hội
nhập trong dân gian,
trên mọi giới, để tạo
nên một tinh thần Phật
Giáo dính liền với một
tinh thần yêu nước cao
độ của người Việt Nam.
Có thể nói, Đạo Phật là
nền tảng đạo đức và tinh
thần không thể thiếu của
người dân Việt Nam.
Kể từ
khi Phật Giáo du nhập
vào Việt Nam đến nay đã
ngót hai mươi thế kỷ,
Phật Giáo chưa bao giờ
phản bội dân tộc, liên
kết với kẻ ngoại xâm,
giết hại đồng bào. Phật
Giáo Việt Nam chưa bao
giờ nhận lệnh của bất cứ
chức sắc ngoại quốc nào,
lệ thuộc bất cứ một tổ
chức chính trị hay tôn
giáo quốc tế nào. Và
cũng nhờ đó mà Việt Nam
đã bao lần thành công
trong việc đánh đuổi
ngoại xâm, từ những thế
kỷ đầu cho tới hạ bán
thế kỷ 20. Với một lịch
sử du nhập như vậy chúng
ta hẳn không lấy làm lạ
khi thấy tinh thần Phật
Giáo thể hiện sâu đậm
trong mọi bộ môn của nền
văn hóa Việt Nam như văn
chương, thi ca bác học
cũng như bình dân, trong
nghệ thuật, kiến trúc,
điêu khắc v.v...
Phật
Giáo không thể đứng
ngoài dân tộc, do đó,
ngoài trách nhiệm tinh
thần đối với Phật Giáo,
mọi Phật tử, Tăng cũng
như Tục, còn phải có bổn
phận đối với quốc gia
dân tộc, một bổn phận
nặng nề hơn, vì sự tồn
vinh của dân tộc cũng là
sự tồn vinh của Phật
Giáo. Nếu chúng ta không
hiểu được điều này thì
không bao giờ có thể
hiểu được cái sinh lực
Phật Giáo trong lòng dân
tộc. Muốn duy trì cái
sinh lực Phật Giáo này
trong lòng dân tộc,
người Phật tử phải tích
cực trong nhiệm vụ chung
là bảo vệ và hiển dương
Đạo Pháp, song song với
nhiệm vụ xây dựng xã
hội, đất nước.