Thánh Đức Thái Tử với Phật Giáo và thời đại Khảo sát toàn diện trọng tâm
Bài Phát biểu của Đại Tăng chánh, Đại Lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi (Kiết Thủy Đại Trí).
30/07/2010 00:40 (GMT+7)

Đại Lão Hòa Thượng Yoshimizu Daichi , Trụ trì Nhật Tân Cốc( Nisshinkutsu, Tokyo); Tịnh An Tự (Joanji, Saitamaken) và Hòa thượng từng làm việc giảng dạy các khóa thực tiễn Phật giáo, khóa kinh sư, khóa hoằng pháp, bảo hộ sư cho các phạm nhân. Và đặc biệt hơn nữa, đã từng đến Việt Nam vào thời chiến tranh, vận động phong trào đấu tranh đòi lại sự hòa bình cho Việt Nam, nhờ sự mời của Hòa thượng Tâm Giác, hòa thượng Thiên Ân, Hòa thượng Hộ Giác, Hòa thượng Thanh Kiểm, Hòa thượng Trí Quảng….cho đến nay Hòa thượng hàng năm vẫn về Việt Nam để giao lưu, cống hiến, giảng đạo cho đông đảo Phật Tử Việt Nam.

 

                                                                      

1.Thánh Đức Thái Tử với Phật Giáo:

       Vị Thiên Hoàng Dụng Minh(Yomei) cha đẻ của Thánh Đức Thái Tử cũng là một vị thiên hoàng đầu tiên qui y tam bảo. Sự quyết tâm sáng suốt đó đã được ghi trong “Nhật Bản Thư Kỉ” nguyên nhân đã đưa Ngài đến với Phật Giáo là: Sau khi xảy ra xung đột phân tranh giữa hai dòng quý tộc Soga và Mononobe(phái Vật bộ)

       Tuy nhiên nguyện vọng qui y tam bảo của Dụng Minh Thiên Hoàng đã không được toại nguyện, sau khi Thiên Hoàng qua đời thì dòng tộc Soga đã thắng dòng tộc Mononobe dòng tộc Mononobe có nghĩa là phái bài Phật (bác bỏ Phật Pháp)

     Khi Phật Giáo truyền vào sau nửa thế kỉ, phái Vật Bộ cũng qui tập và thống nhất lại với phái Soga và sau đó phái Soga đóng vai trò chủ đạo truyền bá chánh pháp và khai mở con đường “Phật Pháp hưng long”.

       Mã Tử đã thỉnh mời chư tăng từ Bách Tế sang và ở thời đại Phi Điểu (Asuka), Nhật Bản bắt đầu xây dựng tự viện và khu già lam. Vào thời đại này họ cũng suy nghĩ từ cụm từ “Phật Pháp Hưng Long”, lấy danh hiệu các tự viện “Pháp Hưng Tự”(ngôi chùa hiển dương Phật pháp hưng thịnh, phát triển). Pháp Hưng Tự cũng được chú trọng và thời đại này là một ngôi chùa đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Nhật Bản.

       Mặc khác Dụng Minh Thiên Hoàng kế thừa lại cho Thánh Đức Thái Tử và khuyên ngài nếu đến với Phật Pháp thì nhất định dòng họ thiên hoàng sẽ chuyển hướng một cách trọng đại, huy hoàng.

     Kể từ khi ngài chuyển hướng đến Phật Pháp đây là một bước ngoặc rất lớn cho dòng tộc Thiên Hoàng sau Thiết Minh[1]

       Thế nhưng Dụng Minh Thiên Hoàng đã rất kỳ vọng vào Phật Giáo ở sự bình ổn, tai qua nạn khỏi của bệnh tật, điều này được ghi trong “Nhật Bản Thư Kỉ”. Mục đích của Dụng Minh Thiên Hoàng là đến với Phật Giáo chỉ mong cầu ở “hiện thế lợi ích”. Về điểm này nó cũng khá tương đồng với tư tưởng cầu thần thánh ban phước lành, tiêu trừ bệnh tật ở thời kì Thiết Minh và Mẫn Đạt. Ngược với tư tưởng đó Phật Giáo trong lòng Thánh Đức Thái Tử, ngài đã không có khuynh hướng là cầu lợi ích ở đời này.

       Khi xung đột giữa hai dòng tộc đã tạc tượng gỗ cúng hiến cho chùa Tứ Thiên Vương để cầu chiến thắng. Sau đó, Ngài được nối ngôi với chức vị Thánh Đức Thái Tử lúc đó đúng mười bốn tuổi.

       Đối với Thánh Đức Thái Tử giáo lí văntu của Phật Giáo, thì Ngài chiêm nghiệm rất chu đáo nhất là văn: nghe. Và chính vì thế mà Ngài đã không có tính cách là chấn hộ quốc gia. Nghĩa là ở Ngài khi đề cập đến Phật Giáo với vấn đề tinh thần nội tại của mỗi cá nhân trong xã hội thì tự mỗi cá nhân đó hiểu mình hiểu người chứ ít nhấn mạnh đến yếu tố chú thuật bùa ma. Hiểu và giác ngộ Phật Pháp ở Ngài đã thể hiện qua nội dung ở điều thứ mười bảy.

 

       Các điều khoản trong điều thứ mười bảy là sự kiến giải trong tư tưởng Phật Giáo[2]. Đây là một tư tưởng bao hàm cả nội dung hiến pháp quy kết lại thành hai, nếu phối hợp nội dung tư tưởng Phật Giáo mang tính toàn diện trùng hợp thì sẽ thấy rõ điều 2 và điều 10 trong hiến pháp này.

a)         Điều 2: “Quy kính tam bảo”. Tại sao phải quy kính tao bảo?

       Ở trong mỗi một con người không ai mà không có lòng ác, mà nếu là người ác biết tu, biết quy đầu thì chắc chắn họ sẽ được hướng thiện. Vì chính tam bảo là “cực tông của vạn quốc chung quy của tứ sanh” nên khiến mọi loài tam hữu lánh xa điều ác, hướng mọi người về cái thiện nghĩa là thuyết qui y tam bảo là thuyết dạy con người thoát ly từ điều ác.

Khi giải thích điều lệ quy kính tam bảo mà chúng tôi thường hay trích dẫn trong “Thắng Man Nghĩa Sớ” mà Thánh Đức Thái Tử đã viết ra. “Hành thiện chi nghĩa, bổn tại qui y, kim dục quảng minh, vạn hành chi đạo, cố dĩ qui y, vi thủ giả, sở dĩ ưu bà tắc giới kinh văn, nhược bất y tam bảo, thụ giới, giới bất hiền cường như thọ vô tiêu[3]

       Điều tối cao của việc hành thiện là phải qui y tam bảo, qui y thọ giới, tác dụng của giới là nhấn mạnh sắc thái của đạo đức nên cung kính tam bảo là kính trọng giới, hành đạo đức này là thực hành được 3 mục tiêu của tiền đề. Giới có thể cho đó là một nguyên lý hành động trong cuộc sống của mỗi người quy y Phật Giáo.

       Do đó khi đề cập đến tam kinh nghĩa sở (Pháp Hoa Kinh, Thắng Man Kinh, Duy Ma Kinh) mà bao gồm cả Thắng Man Kinh Nghĩa Sớ do Thánh Đức Thái Tử trước tác. Ở phần nào cũng rất cần kiểm thảo về sự chú giải, giải thích độc đặc của Thái Từ, mà đến nay tam kinh nghĩa sớ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tư tưởng Phật Giáo của Thái Tử.

 

 b)     Điều 10: Ngài đã thuyết “ tuyệt phẫn, hủy sân” con người ai cũng có cái tâm của mình, tâm đó là ngã chấp, phán đoán thị phi thiện ác, thì lúc nào cũng bị chi phối bởi ngã chấp. Ví dụ Ngã không hẳn đó là thánh, mà cũng không hẳn đó là người ngu, đồng dạng với phàm phu. Do đó không giận giữ với người khác ngược lại phải lo sợ sự sai lầm của mình. Bên cạnh đó chúng ta cũng đừng quyên phát tưởng “cộng thị phàm phu nhĩ” ở đó thế giới con người khi quanh quẩn trong ngã chấp thì dĩ nhiên thế giới Phật Pháp lìa xa ngã chấp. Chúng ta thử khảo sát lời nói của Thái Tử như sau

 

  Điều 1: Khi được đăng lưu trữ trong quyển “Thiên thọ quốc biên” có ghi “thế gian hư giả, duy Phật thị chơn”

  Điều 2: Trước khi nối ngôi thái tử và khi gần lâm chung Ngài nói với chư Vương Tử Thần : “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng lành”. Câu này ở trong “Thất Phật Thông Giới Kệ” của kinh Niết Bàn.

Về điều này trong “Nhật Bản thư kỉ” tự bản thân Sơn Hầu Đại Hưng Vương cũng có thệ nguyện :mãi mãi nghe và phụng hành giáo pháp. Từ đó chúng ta có thể xem giới luật và qui y tam bảo có sự liên quan chặt chẽ. Vế trước biểu hiện tính nội tại hư giả nó xuất hiện tính phủ định tâm tư tình cảm nằm trong tư tưởng sử Nhật Bản, mà ở điều này chúng ta nên chú trong nó [4].

Khi chúng tôi kiểm thảo những điều mà Thánh Đức Thái Tử truyền để lại trong điều 2 và điều 10 của hiến pháp thứ 17 thì rõ ràng:

-            Thứ nhất : Thái Tử đối với Phật Giáo đã không đề cao vai trò lợi ích hiện tại mà suy nghĩ vấn đề đạo đức và hành thiện, và quy kính tam bảo rất cần thiết cho vấn đề hành thiện.

-            Thứ hai : mục đích đưa mỗi cá nhân hướng tới hành thiện dựa trên tinh thần “chư ác mạc tác chúng thiện phụng lành”.

-            Thứ ba : bắt đầu và kết thúc vấn đề tinh thần củacá nhân」=「phàm phucùng chí hướng là hộ trì quốc gia, tam bảo.

Thánh Đức Thái Tử nhận chức từ Suy Cổ Thiên Hoàng và ngài lên nhiếp chính đến 49 tuổi. Khi giữ vai trò nhiếp chính ngài đã triển khai từ vấn đề quy chế, chế định mục 12, điều hiến pháp 17 đến vấn đề thay đổi 2 mặt : nội chính và ngoại giao; đối Tùy(Trung Quốc) ngoại giao, mở  ra đường lối xây dựng quốc gia Phật Giáo.

 

2. Khóa tu nhân Vương hội – Phật Giáo quốc gia

“Thị nguyệt thử tư phụng sách tạo, nhất bách cao tọa, nhất bách nạp cà sa, Thuyết nhân vương bát nhã chi hội”

 

     Thánh Đức Thái Tử đã nhanh chóng dựa vào thuyết Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh (gọi tt là Nhân Vương Kinh). An trí trăm tượng Phật Bồ Tát, A la hán, tượng Tì Kheo, thỉnh trăm vị pháp sư giảng sáng chiều 2 thời, giảng đọc tụng kinh, cầu nguyện sao cho quân địch của các nước khác không xâm chiếm lãnh thổ, thờ trăm vị quỷ thần đến nghe kinh và hộ trì quốc gia [5]. Thật ra trong “Nhật Bản Thư Kỉ” cũng đã có nói về nhân vương hội vào năm thứ 6 thời Tế Minh tháng 5.

       Khóa tu nhân Vương Hội là muốn đối ứng với sự triển khai tình thế quân sự chính trị của bán đảo Triều Tiên. Tại vì lúc bấy giờ bán đảo Triều Tiên sau thế kỉ thứ 6 Cao Câu Lệ, Bách Tế, Tân La, đời Đường có sự liên hiệp với nhau để phòng địch thủ thế nhưng triều đình Tế Minh vì quá trung thực do đó năm Nguyên (688) do sự thình cầu của Tân La, Đường đã cho binh lính đi đánh Cao Câu Lệ [6] [7], cùng với năm đó binh lính nhà Đường đã xung kích đánh Cao Câu Lệ chiến thắng mà không được vẻ vang [8]. Một năm sau bách tế và Tân La cũng ẩu đả nhau [9]. Thêm vào đó binh lính nhà Đường cũng bị thua [10]. Ở Nhật Bản lúc đó bắt đầu tổ chức khóa tu nhân Vương Hội là tháng 7 năm thứ 6 đời Tế Minh.

       Tân La và Đường phối hợp nhau để đánh Bách Tế và Bách Tế bị diệt hại một cách thảm thương, vua Từ Nghi Bách Tế và Thái Tử cũng bỏ mạng [11]. Vào mùa tết cùng năm đó tình thế của bán đảo Triều Tiên gặp nghiêm trọng như thế, nên đã truyền tin đến triều đại Đại Hòa (Yamato). Để phòng vệ quốc thổ nên nhân vương hội được tổ chức dựa trên tinh thần Phật Giáo.   Tháng 7 năm thứ 6 đời Tế Minh Bách Tế đã diệt vong, triều đình Yamoto lập nên phương châm phục hưng cứu giúp Bách Tế bằng cách cho binh sĩ, vũ khí, lương thực chuyển sang Bách Tế năm thứ 2 (663) Minh Trí thiên hoàng bại chiến, triều đình Yamato vẫn tiếp tục.

       Nói tóm lại, sự biến đổi tình thế quân sự ở bán đảo Triều tiên đặc biệt nguy cấp đến sự tồn vong của Bách Tế, và sự lên ngôi nhiếp chính khẩn cấp của Nhật Bản đã tiến bước đối sách quân sự chính trị mà triều đình Yamoto nhờ tổ chức khóa tu Nhân Vương Hội mà tôi nghĩ Tế Minh đời thứ 6 đã được Nhật Bản mời sang.

 

3.Trào lưu của Nhân Vương Hội – vai trò của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

(phần này sẽ nghi luận tại hội thảo khác)

 

4. Khảo sát về cách thống trị quốc gia của Thánh Đức Thái Tử

         Tổ quốc chúng tôi, nói trên lịch sử đất nước, thống nhất lại một mặt là chỉ có từ khi ngài Thánh Đức Thái Tử ra đời. Thánh Đức Thái Tử là người lập nên đất nước Nhật Bản, dựa trên ý nghĩa mang tính thực chất. Bài viết này sẽ khảo sát, phân tích về một nhân vật mang ý nghĩa như thế nào thì chúng tôi mạng phép dựa trên hệ tư tưởng so sánh,nhằm so sánh các vị đế vương vĩ đại vùng lãnh thổ châu Á.

Như các bạn đã biết, Nhật Bản là một đất nước bị cô lập theo vành đai Châu Á, đã bị cách ly cuộc sống nhân loại, về điều này tôi muốn khảo sát thêm lịch sử từ các nước lân cận. Nội trong 100 năm trở lại đây, Nhật Bản mới hình thành và chuyển mình để có một vai trò trên thế giới mang tính tích cực hướng ngoại.

Chính điều này, trở nên một điều toàn mỹ, có thể nói cũng là một bộ phim quay lại cho toàn thế giới xem. Về điểm này làm cho chúng ta hết sức chú ý đến ý nghĩa mang tính lịch sử toàn thế giới. Ý nghĩa mang tính lịch sử toàn thế giới mà ngài Thánh Đức Thái Tử là người đã lập nên quốc gia trên thực tế đó, bởi lẽ ngài đã thiết lập nên một quốc gia thống nhất, một quốc đảo Nhật Bản nhỏ hẹp này. Có thể nói đã hình thành trên lập trường quốc gia mang tính phổ biến.

Mỗi một quốc gia mang tính phổ biến ở đây nghĩa là một quốc gia được hình thành nên bởi vị đế vương đã chính thức tồn tại pháp lý, thực hiện những điều như vượt qua sự khác nhau của thời đại, vượt qua sự dị biệt của dân tộc.

          Có thể nói đây là một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử, mà lịch sử đó dựa lần đầu tiên ảnh hưởng nhiều nền văn hóa đa dạng trên thế giới. Nghĩa là, trong thời kỳ cổ đại, những quốc gia mang tính phổ biến dựa vào nền văn hóa trong trường hợp đó được xác lập thống nhất chính trị của nền văn hóa đó, và xóa bỏ đi trạng thái đối lập mang tính quân sự chính trị nhiều bộ tộc trong một nền văn hóa. Và rồi, dựa vào nhiều nền văn hóa đó mà đã xảy ra nhiều mặt như sau:

1)      Một vương quốc hùng mạnh được xác lập trên một cơ sở vương triều chi phối toàn bộ nền văn hóa

2)      Về mặt tinh thần, đối với thời đại đối lập nhiều bộ tộc, không thể nào nhìn thấy được, do đó trở nên rất cần thiết vấn đề lí niệm sự chỉ đạo mới.

3)      Tôn giáo trên thế giới đã cung cấp một khuynh hướng căn bản mang tính tinh thần của lí niệm chỉ đạo đó.

4)      Tinh thần của lí niệm chỉ đạo đó đã được biểu hiện hướng đến mọi người thường dân bởi hình thức biểu hiện văn chương đã được xác định.

Hiện tượng mang tính lịch sử tư tưởng này, chúng ta có thể nhận định rằng, đã xuất hiện vào thời kỳ nhất định trong mọi quốc gia cổ đại.

Tại Đông Dương, trước tiên là Ấn Độ cổ đại, có vua A Dục (Asoka, thế kỷ III trước công nguyên), xếp đến Nhật Bản, có Thánh Đức Thái Tử (574-662). Tây Tạng có vua Sonchenganpo (617-651). Các vị này đã xây dựng nên một cơ sở văn hóa vững mạnh. Về phía Nam Á, tuy xuất hiện hơi chậm xong ở Brunei có vua Anaurata (1010), Campuchia có vua đời thứ 7 Jayavarman(1181-1215), ở VN có vua Lý Công Uẩn (974-1028)

Các vị vua này tuy về niên đại hơi khác lệch so với nhau, xong cũng có nhiều điểm tương đồng trong lịch sử phát triển văn minh, phát huy tư tưởng thánh thiện, đem lại lợi lạc cho quần sanh.

Tại Trung Quốc cũng có Vũ Đế của đời Lương, Văn Đế của đời Tùy (581-604)

Văn Đế của đời Tùy tự xưng mình là “Chuyển Luân Thánh Vương”. Đối với các vị đế vương này, tôn giáo mang tính phổ biến đó chính là Phật Giáo.

Tại phương Tây có Thiên Chúa Giáo, đế vương Konstantinus (324-312)

Trường hợp đế vương Konstantinus có những tư tưởng khác biệt hơn so với các vị vương đế Châu Á. Các điểm khác biệt này thật ra là sự khác biệt xã hội, văn hóa, tư tưởng của Đông và Tây.

Từ những điểm này, chúng tôi xin đánh giá và nhận định lại, Thánh Đức Thái Tử là người xác lập nên văn hóa Phật Giáo Nhật Bản.

 

5. Khảo sát hình thức hiến pháp điều 17

Hiến pháp điều 17, trên tinh thần hình thức khách quan, được xem như một hệ thống nào là như: chiếu thư điều 5 (268) của Vũ Đế đời Tây Tấn, điều 24 tân chế (535) của Văn Đế đời Tây Quì, điều 6 chiếu thư (544) của đời Bắc Châu. Tuy nhiên, điều 6 chiếu thư đổ viết vào thời đại đã được điều chỉnh luật lệnh và dân chính.

Mặc dù những điều luật trên gồm nội dung mang tính tư tưởng Nho Giáo, xong Thánh Đức Thái Tử có lẽ ảnh hưởng không ít vào tư tưởng Phật Giáo mà ngài đã viết ra hiến pháp này.

Đối với hiến pháp điều 17 của Thánh Đức Thái Tử mà vua Sonchenganpo cũng có điều pháp 16, vua A Dục khắc một số điều trên tháp trụ đá. Trên trụ đá, số lượng chữ không xác định được nhưng nhiều giáo điều chân lý đã thuyết trên trụ đá.

Những đặc trưng giống nhau này, về mặc hình thức, nó là những việc gần gũi với lời giáo huấn mang đậm nét đạo đức. Đó là một pháp luật mà khi nghị luận không tranh cãi, không rùm beng, không biện dị. Đặc biệt là người Tây Tạng, họ đã giác ngộ rõ điểm này: điều 16 là “pháp của con người”, “pháp của thần thánh”. Vế trước họ nói về luân lý, vế sau nói về tôn giáo. 2 vế cấu thành nên thể hệ của pháp “luật”. Trường hợp của vua A Dục tổng quát hết những điều luật này và ngày đã gọi đó là “pháp dharma”.Tuy thế, pháp luật cụ thể dựa vào pháp giống như vậy thì đã được chế định.

Theo người Tây Tạng, họ gọi cái này là “luật pháp thống trị”. Vua Sonchengannpo cũng có nói: “chế định pháp luật liên quan đến việc phạm gian thông, trộm cắp, sát hại”. Nhật Bản cũng tương đương với điều trên.

Ở Ấn Độ, trước và sau vua A Dục, pháp lệnh được ban hành vào thời đại vương triều Mauliya, có thể suy diễn bao gồm cả thật lợi luận Kautiliya.

Nếu đưa ra sự sai biệt thì điều pháp 16 của vua Sonchenganpo, đối với việc thuyết ra tính đạo đức phổ cập cho dân chúng, thì hiến pháp 17 của vua Thánh Đức Thái Tử đạo của công, đạo của con người giới hạn trong quốc gia. Nghĩa là muốn làm lan rộng tâm đạo đức cho quan cố xứ. Vua A Dục cũng thế, hầu như hướng về dân chúng và các quan xứ.

Lại nữa, có học giả cho rằng chúng ta nên so sánh điều 17 với hiến pháp 12 của La Mã. Tuy thế, hiến pháp 12 biểu hiện trạng thái chưa phát triển giữa dân pháp và hình pháp. Điều hiến pháp 17 vẫn đang là tuyên ngôn mang tính nguyên lý.

 

6.“Hòa” mang tính nguyên lý thống trị quốc gia

Một bộ tộc, một quốc gia, một nhóm cần một nguyên lý cộng đồng thể đó là “hòa”. Dựa vào điều 16 được truyền trong Tây Tạng Vương Thống Ký, điều 1, “phạt những người tranh cãi”. Vua A Dục cũng nhấn mạnh tinh thần hòa này.

Thánh Đức Thái Tử cũng xưng ngôn điều 1 là “hòa”, mọi việc lấy hòa làm quý trọng, con người là bình đẳng, mọi người là đại đồng. Lấy điều này, thuận theo lời cha, trên hòa, dưới hiếu, khi luận tranh phải có lý sự.

Cộng đồng là đoàn thể, giữa đoàn thể và đoàn thể dễ xảy ra tranh cãi. Lấy chữ hòa mà thực hiện khắc phục tranh cãi. Có “hòa”, không nên xa rời giữa lời nói và hành động. Vua A Dục dạy không nên: “thô bạo, loạn bạo, phẫn nộ, cao mạn, ganh tị, hiệm tị”, vua Sonchenganpo: “mọi người đều bình đẳng, không ganh tị, lời nói nhu hòa, nhã nhặn, ít nói, cử động cao ngộ, nội tâm khoan dung”. Các vị dạy thế.

 

7. Bối cảnh tư tưởng “hòa”

Thánh Đức Thái Tử, ngài coi trọng “hòa” theo khuynh hướng xã hội thời bản gốc, tư ưởng coi trọng điều hòa biểu thị qua Phật Giáo nguyên thủy mà có liên quan đến “Trung Đạo”.

Thánh Đức Thái Tử, tranh luận, thảo luận về điều gì, ngài cũng xóa bỏ phẫn nộ. Do tự giác tánh tương đối của con người mà gọi là “mọi người đều là phàm phu”. Cho nên, ngài đã không giận bất cứ điều gì khi người khác làm phật lòng ngài. “Con người ai cũng có cái tâm, ai cũng chấp cái tôi, cái tâm, không có anh làm sao có tôi, không có tôi làm sao có anh, không phải tôi, thì cũng không phải thánh, không phải anh thì cũng không phải người, đây mọi thứ đều là phàm phu, lý thị phi”.

Nếu tranh luận với tâm hòa, bình tĩnh xóa bỏ giận dữ, thì sự lí mọi việc đều thông suốt, có khả năng quyết định ở một hội nghị.

Nếu chúng ta có tinh thần hòa, thì dù ý kiến khác nhau đi chăng nữa, hoàn toàn không giải quyết vấn đề ở một phạm vi nhỏ hẹp. Giữa con người và con người, giữa tập đoàn và tập đoàn chắc chắn sẽ đối lập nghiêm trọng.

Vua A Dục đã làm qua tự kỷ chính bản thân. Ngài tự nói, “Tôi đã hoàn thành việc thiện. Nhìn việc thiện của mình là việc hết sức bình thường”. Tuy nhiên, ít ai nhìn việc ác khi tự nói “Tôi đã làm việc ác” hoặc là “tôi đã bị nhiễm ô”…một mặt đó là việc khó tự phản tỉnh, mặc khác, chúng ta phải quan sát thật thể như vậy nghĩa là “Thô bạo, bạo lực, phẫn nộ, kiêu mạn, ganh tỵ…” lã những việc chỉ ra nhiễm ô.

Do đó, khi phản tỉnh lại chính mình thường thì phải cần đến một tôn giáo nào đó. Chính vì thế, Thánh Đức Thái Tử “sanh ra lòng tôn kính và tín ngưỡng đối với tam bảo”. Ở điều luật 2, ngài dạy “Cầu chánh pháp, thành tựu các loại công đức”. Chánh pháp trong trường hợp này nhằm chỉ về phật giáo. Hơn thế nữa, khi nhìn nhận vai trò của vua A Dục, trong nhiều chính sách trị đá mà đã nêu đối với dân thường cũng thể hiện rõ tín giáo tự do, không chỉ dạy là chỉ tôn sùng phật giáo.

Trong chiêu sách đối với những tín đồ giáo đoàn Phật Giáo, Phật Đà Buddha, pháp Dharma, tang Sangha thể hiện rất rõ đó là qui y tam bảo.

Vua (A Dục) có lòng ôn dung Magha, kính lễ tăng lữ, sống trong sự an lạc và kiện khang, ngài nêu như thế này: “chủ đạo đức, các vị nên biết, tín ngưỡng và tôn kính đến Phật, Pháp, Tăng”.  Đây là những lời chúng ta có thể so sánh những câu biểu hiện “tam bảo” của Thánh Vũ Thiên Hoàng, một vấn đề hết sức phong phú. Từ đó chúng ta cũng có thể giải thích là quan niệm hòa của Thánh Đức Thái Tử cũng chịu ảnh hưỡng không ít từ nho giáo.

Tuy nhiên, đối với Luận Ngữ, “Lễ chi dụng, hòa vi quí”. Ở đây, chủ đề là “Lễ” chứ không phải là “hòa”. Do đó, việc đưa ra nguyên lý hòa như nêu ở trên hoàn toàn không liên quan đến “Lễ”. Và thật vậy, cũng có thể nói, Thánh Đức Thái Tử đã thể hiện vai trò từ bi của Phật Giáo. Ngay cả thánh điển trong nhà phật, danh từ “hòa kính”, “hòa hợp” rất hay được sử dụng. Giả dụ cho rằng, từ ngữ này là từ ngữ đã được sử dụng trong nho giáo đi chăng nữa, vì có thể cho rằng, biểu thị nguyên lý Phật Giáo thì các tín đồ Phật Giáo Trung Quốc họ cũng hay đề cập chữ hòa, thì Thánh Đức Thái Tử đã làm sống dậy tinh thần hòa trong Phật Giáo rồi.

Vậy thì tại sao phải dựa nương vào Phật Giáo?

Như đã đề cập phần trên là vì Tam bảo Phật Pháp, Tăng nghĩa là “chung qui tứ chúng, cực tông vạn quốc”. Thế giới này, con người này phải quý trọng pháp này. Con người thì có người ác. Theo lối dạy đó, mà chúng ta nên hồi đầu qui y tam bảo. Thật thế, chư vị đế vương của các nước Châu Á cũng đã sùng kính Phật Giáo.

Giống như đã nêu điều luật 2 trong điều luật 17, tư tưởng triệt để người ác không còn một ai, ngay cả Phật Giáo cũng rất coi trọng. Đây là một đặc trưng tư tưởng phương Đông. Tuy nhiên, ở phương Tây người ta cho rằng người ác tuyệt đối không được cứu thoát. Ai trái lỗi với thần thánh thì sẽ đọa xuống địa ngục, ở đó vĩnh viễn chịu mọi hình phạt. Tuy nhiên, phương Đông thì không có quan niệm oán hận người ác một cách triệt để như thế. Người ác nhận quả báo ác, nhưng đến khi nào đó cũng sẽ được cứu độ. Cho nên, trào lưu tư tưởng của Đông và Tây về căn bản đều khác nhau. Chúng ta thấy rõ ở chổ này, nên lời nói của Thánh Đức Thái Tử có ý nghĩa hết sức sâu sắc.

Từ những điều trên, người Nhật Bản cổ xưa, hay chấp tinh thần khoan dung, hựu hòa. Thế nhưng, căn lý trên lý luận đó thì nó ra làm sao? Giữa người Nhật Bản với nhau, trong mọi sự vật thế giới hiện tượng họ hay khơi dậy phương pháp tư duy cổ, chấp nhận ý nghĩa tuyệt đối đó. Nếu dựa vào đó thôi, thì họ trở nên chấp nhận ý thức tồn tại, được như thế thì họ mới có tinh thần khoan dung, hựu hòa trong tất cả.

Từ những phương pháp tư duy như thế mà chúng ta hiểu rõ Thánh Đức Thái Tử hơn. Nhờ có ngài, mà chúng ta thấy được không chỉ cứu cách của Phật Giáo qua kinh pháp hoa là giáo lý “Nhất đại thừa giáo”, “Vạn thiên đồng qui”. Do đó, có thể nói một cách khác, nghĩa sâu của kinh pháp hoa chính là “Vạn thiện đồng qui giáo”.

Ngoài ra các vị đế vương đã phụng sự và cống hiến cho tôn giáo, và đã nỗ lực hoạt động chủ nghĩa nhân đạo dựa trên tinh thần bác ái mà Thánh Đức Thái Tử xây dựng Tứ Thiên Vương Tự ở Osaka, đây là ngôi chùa đầu tiên hoạt động phong trào cứu độ từ thiện xã hội của Nhật Bản đương thời. Trong đó có chia ra thành 4 viện như sau:

1.        Thực Dược Viện : ban bố chia sẻ đến những người trồng thảo dược

2.        Liêu Bệnh Viện: bất cứ ai dù nam hay nữ miễn là bệnh nhân đều được kí túc và điều trị miễn phí. Thậm chí tăng ni xuất gia trong quá trình bệnh hoạn điều dưỡng không ngăn cấm giới luật, muốn ăn gì thì ăn để trị bệnh, nhưng sau khi lành bệnh phải giữ giới luật.

3.        Bi Điền Viện: tạo điều kiện công ăn việc làm cho những người bần cùng khốn khổ, cô độc. Họ sống và làm việc ở Tứ Viện

4.        Kính Điền Viện : là đạo tràng tu dưỡng nhằm tạo điều kiện cho mọi người muốn đoạn ác tu thiện để đạt giải thoát an lạc

Mỗi một việc này tôi nghĩ các vị đế vương ở mỗi quốc gia khác nhau cũng đã hoạt động từ thiện như thế. Giống như Bi Điền Viện, vua A Dục đã nhận quan chức với chức vụ là Giáo Pháp Đại Quan, quản lý toàn điện những sự kiện có liên quan đến sự nghiệp xã hội và từ thiện. Trong vương thất ngài rất nhiệt tâm làm bố thí, xây dựng nhà cửa, công viên … và đặc biệt quan tâm đến người già neo đơn. Nhà vua còn chú tâm đến trồng thảo dược, xây dựng liêu thất, bệnh viện ở phía Nam Ấn Độ.

Còn Thánh Đức Thái Tử cũng xây liêu thất, bệnh viện cũng nhằm mục đích đem lợi ích cho nhân loại. Theo như Thập Đại Thọ phẩm thứ tám trong kinh Thắng Man:Bạch Đức Thế Tôn từ đời này mãi đến về sau, nếu có chúng sanh nào còn nguy nan, khốn khổ, bệnh tật, cô độc, sầu bi, não phiền thì con nguyện không bao giờ xả bỏ mà phải nhiêu ích tất cả các loài hữu tình, cầu an lạc giải thoát khổ đau.Đó là cách thực hành hành nguyện bồ tát của ngài.

 Lại nữa, theo như tinh thần Pháp Hoa muốn hành hạnh thực tiển thì chúng ta nên tu tập theo Phẩm Hóa Thành Dụ, nghĩa là chúng ta cũng có thể nhận định Ngài đã xây dựng nên một tư tưởng xã hội mà ở đó có bảo sở của nhân sinh của loài người.

Qua những sự kiện trên chúng ta thấy vua đời thứ bảy Jyayavarman của Campuchia có đưa ra lệnh thư là muốn thiết lập bệnh viện từ thiện và từ đó ai cũng đồng tình, ủng hộ cùng xây dựng bệnh viện với Ngài.

Từ những khảo sát trên chúng ta thấy được sự xuất hiện của Thánh Đức Thái Tử ở một thời kỳ nhất định trong trào lưu của tư tưởng nhân loại là một nhân vật trát tuyệt mà chúng ta cần phải noi theo.

Công tích của Thánh Đức Thái Tử đã xây dựng những ngôi chùa như sau: Tứ Thiên Vương Tự, Pháp Long Tự, Pháp Khởi Tự, Trì Hậu Ni Tự, Trung Cung Tự.

 

 


[1] Tamura EnsyoNghiên cứu sử Phật Giáo Asuka(Tokyo,1969,p.36)

[2] Anezaki SyojiLí tưởng đại sĩ của Thánh Đức Thái Tử(Kyoto, 1944,p.81)

[3]Thắng Man Kinh Nghĩa SĐại Chánh Tạng Kinh, quyển 56,p.2

[4] Ienaga sanroThánh Đức Thái Tử trên tư tưởng sử Nhật Bản(Văn hóa Nb và TĐTT)Kyoto,1951

[5] Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật Đa KinhĐại Chánh Tạng Kinh, quyển 8,p.829

[6] Tamura EnsyoNghiên cứu sử Phật Giáo Asuka(Tokyo,1969,p.46)

[7] Tam Quốc Sử kí, quyển 5

[8] giống như trên quyển 22

[9] giống như trên  quyển 5

[10] giống như trên  quyển 22

[11] giống như trên  quyển 2

 

Đại Lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi (Kiết Thủy Đại Trí).

Việt dịch Thích Nữ Tâm Trí PTS Phạn văn học ĐH Taisho, Tokyo

Các tin đã đăng: