Thiền
viện Trúc Lâm Chân Pháp tọa lạc trên một khu đất nông nghiệp, rộng gần 4
hecta thuộc xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Nói là đất nông nghiệp, chứ thật ra 50% mặt bằng diện tích là đá bao
phủ. Canh tác, trồng trọt bất cứ loại cây gì cũng gặp khó khăn.
Chùa
Viên Đình tọa lạc ở xã Đông Lỗ (huyện Ứng Hòa – Hà Nội) không chỉ là
ngôi chùa có nhiều Xá Lợi Phật nhất Việt Nam mà còn nổi tiếng với hai
“linh vật” huyền thoại có từ thời Lý và những nét đẹp cổ kính.
Trong nhiều thế kỷ qua, bảo tháp Boudhanath đã trở thành một
điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của người dân Tây Tạng và
Nepal.
Chùa Hội Sơn tọa lạc ở số 1A1, ấp Cầu Ông Táng, hương
lộ 33, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, trên một ngọn
đồi nhỏ cao 15m so với mặt biển, bên sông Đồng Nai. Chùa thuộc hệ phái
Bắc tông.
Có
những điều kỳ lạ khó giải thích, như: khá thường xuyên, nhà
chùa tiếp nhận những người bị điên loạn, khi người ta cắn xé
quần áo, kêu gào; có trường hợp người đó bị gia đình trói lại
chở ô tô đến đây. Đến đây, nhà chùa làm lễ thì những người
như thế khỏi, trở lại là người bình thường, - HT. Thích Thanh
Dũng, trụ trì chùa Hàm Long cho biết.
Chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội, tương truyền là tên được các vua nhà Lý đem theo từ ngôi chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư (Ninh Bình).
Xứ
Trầm hương có rất nhiều ngôi cổ tự nhưng nhuốm đầy những huyền tích ly
kỳ thì chỉ có một, đó là chùa Hoa Tiên. Nơi này đến nay vẫn còn được
nhiều người lưu truyền về sự hiện diện của những pho tượng Phật lồi đầy
bí ẩn. Cùng đó là “kho vàng Hời” ẩn dưới gốc cây cốc đại thụ với thân
bằng vòng ôm của hơn chục người.
Đối với những
phật tử và người dân sống xung quanh đầm sen trắng trước cửa chùa Sư Nữ
(hay còn tên gọi khác là chùa Cần Linh) nằm ở phía Tây Nam TP. Vinh
(Nghệ An), luôn chứa những bí ẩn tâm linh, khó lý giải. Đã hơn 10 năm kể
từ ngày khai hoang, gieo giống, đầm sen này đã khiến cho người dân ngạc
nhiên về những sự lạ chưa từng gặp.
Kỷ Niệm Quán Phật Đà tọa lạc tại Phật Quang Sơn, thành phố Cao Hùng, Đài
Loan trải qua 9 năm xây dựng mới hoàn thành, ngày 25/12, Tổng thống Mã
Anh Cửu tham gia nghi thức cắt băng lạc thành. "Kỷ Niệm Quán Phật Đà"
tổng diện tích 100 ha, quay lưng về hướng tây nhìn về hướng đông, đối
diện Cao Bình Khê (con sông lớn thứ hai của ĐL), tựa vào khe núi, là một
quần thể kiến trúc với khí thế hùng vĩ, bố cục cẩn thận chặt chẽ. Xuyên
qua Chánh Quán là con đường "Thành Phật Đại Đạo" rộng thênh thang, hai
bên bốn ngôi bảo tháp đối lập. Cuối đường là "Quảng trường Bồ Đề" và
Chánh Quán, phía sau Chánh Quán là tôn tượng "Phật Quang Đại Phật" ngồi
bằng đồng cao nhất thế giới, tổng chiều cao 108m, là Đại Phật được đúc
bằng đồng cao nhất thế giới hiện nay.
Bên trong Kim thân Đại Phật tôn trí 100 vạn bản Tâm Kinh do hàng trăm
người sao chép tay. Báu vật trân quý cốt lõi của Kỷ Niệm Quán Phật Đà,
chính là xá lợi răng Phật hiếm có trên đời. Theo kinh điển ghi chép, sau
khi đức Phật nhập niết bàn, xá lợi răng Phật chỉ lưu lại có ba chiếc,
một chiếc tại Phật Quang Sơn, hiện nay đem tôn trí trong điện Phật Ngọc -
Kỷ Niệm Quán Phật Đà, để tín chúng cúng dường, chiêm ngưỡng, lễ bái và
đã trở thành trọng điểm cho hàng tín chúng.
Kỷ Niệm Quán Phật Đà có 8 bảo tháp đại biểu cho "Bát Chánh Đạo", 4 Chánh
Giác Tháp đại biểu "Tứ Thánh Đế", 48 gian địa cung và 8 thiên cung. 48
địa cung này, cũng là tinh hoa chính của Kỷ Niệm Quán Phật Đà. Bên trong
cất giữ những văn vật có đủ tính kỷ niệm và tính hiện đại. 48 địa cung
này dự định mỗi 100 năm sẽ mở một gian, để 4800 năm sau mọi người sẽ
biết sự sinh hoạt của con người theo từng mỗi niên đại; Kỷ Niệm Quán
Phật Đà cũng không cần bán vé vào cửa, hy vọng có thể khiến cho mọi
người mỗi lần đến tham quan sẽ cảm nhận được bầu không khí không giống
nhau, là nơi có thể tịnh hóa tâm linh, có thể thăng hoa nhân cách, có
thể thay đổi tâm trạng và phong thái chính mình. .
Ý nghĩa xây dựng Kỷ Niệm Quán Phật Đà là gì? Đại sư Tinh Vân giải thích,
xây cất Phật quán và xây cất con đường cao tốc ý nghĩa cũng như nhau,
đó là đem đến niềm hoan hỷ, phương tiện cho mọi người. Nhưng điều khác
nhau là: công trình giao thông xây dựng phần cứng, Phật Quán là kiến
thiết lịch sử, là xây dựng nhân tâm, "Tôi cũng từng nói qua, người nào
có thể có quan niệm 'vô ngã', thì người đó có thể hưng kiến Kỷ Niệm Quán
Phật Đà."
Đại sư Tinh Vân nói, Kỷ Niệm Quán Phật Đà với lối kiến trúc hoành tráng,
tất cả mô hình thiết kế đều dung hợp nền văn hóa cổ kim Trung &
Ấn, cho thấy nhiều thủ pháp được kết hợp bởi đa công nghệ khoa học kỹ
thuật tiên tiến. Bên trong bố trí đầy đủ các kỹ thuật khoa học hiện đại,
chính diện tôn trí xá lợi Phật, các nơi trưng bày văn vật Phật giáo, Mỹ
thuật quán, Tàng kinh lâu và Tập hội đường.
Xây cất Kỷ Niệm Quán Phật Đà là để hoằng pháp và giáo dục, với sự vĩ đại
của đức Phật có thể so sánh với cái nhỏ bé của nhân loại. Hy vọng mọi
người khi đến Kỷ Niệm Quán Phật Đà đều có thể thay đổi được tâm trạng và
khí chất của chính mình, rồi sau đó dùng tâm sùng kính lễ Phật, hành
theo Phật, học tập theo Phật.
Đại sư Tinh Vân - Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn nói: "Đức Phật rất
vĩ đại, Pháp thân của ngài khắp cả hư không; có rất nhiều cảnh tượng kỳ
diệu nổi tiếng trên thế giới, bất kể Kỷ Niệm Quán Phật Đà trong tương
lai có trở thành một kỳ quan hay không, nhưng nếu người trên toàn thế
giới chỉ cần biết nơi đây là Kỷ Niệm Quán Phật Đà, thì có thể biết đây
là báu đảo Đài Loan."
Auyudhaya mang vẻ trầm mặc và huyền bí, gợi nhắc một thời huy hoàng đã đi vào dĩ vãng.
Auyudhaya hay còn gọi là Ayutthaya là cố đô xưa của Thái
Lan, nằm ở miền Trung đất nước xinh đẹp này, cách Bangkok gần 100km về
phía Bắc.
Các tin đã đăng: