Thông
tin tham khảo:
ĐÔI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ‘CHÚA JESUS’
Jesus (Giêsu) là
người sáng
lập ra Thiên Chúa Giáo (Kitô giáo / Cơ Đốc
giáo). Jesus là người Do Thái có tên
là Yehoshua. Đối với người đương thời, Jesus còn
được biết dưới tên 'Jesus người xứ Nazareth',
hoặc 'Jesus con ông Giuse'.
Sơ Lược:
Jesus, theo
các sách
Phúc Âm, là một nhà thuyết giáo và người chữa
bệnh bằng phép mầu, cũng là người thường bất
đồng với giáo quyền Do Thái, và cuối cùng ông bị
đóng đinh trên thập tự giá dưới phán quyết của
chính quyền Đế quốc La Mã theo ý giáo quyền
Do Thái.
Cuộc Đời Và Tư
Tưởng:
Theo Tân Ước,
Jesus sinh tại Belem (gần Jerusalem). Mẹ của ông
là Maria. Giuse (Joseph) chồng của Maria, chỉ
được nhắc đến trong thời thơ ấu của Jesus, dẫn
đến những suy đoán rằng Giuse qua đời trước khi
Jesus bắt đầu đi thuyết giảng. Jesus trải qua
thời niên thiếu tại làng Nazareth thuộc xứ Galilee.
Chỉ có một sự kiện xảy ra trong thời gian này
được ghi lại là khi cậu bé Jesus theo gia đình
lên Jerusalem trong một chuyến hành hương. Bị
thất lạc khỏi cha mẹ, cuối cùng cậu bé Jesus 12
tuổi được tìm thấy trong Đền thờ, đang tranh
luận với các học giả.
(Cuộc đời Jesus từ năm 12
tuổi đến khi ông 30 tuổi là một khoảng trống bỏ
ngõ mà các sử gia và các nhà nghiên cứu đặt ra
nhiều giả thuyết về giai đoạn này trong cuộc đời
ông…)
Ngay sau khi chịu
lễ rửa tội bởi Gioan Tẩy Giả (John the
Baptist), Jesus bắt đầu đi rao giảng, khi ấy ông
khoảng ba mươi tuổi. Theo Kinh Thánh, Jesus đã
cùng các môn đồ đi khắp xứ Galilea để
giảng dạy và chữa bệnh. Cung cách giảng dạy mang
thẩm quyền, uy lực cùng với kỹ năng diễn thuyết
điêu luyện, Jesus sử dụng các dụ ngôn để giảng
dạy quan điểm về tình yêu thương nên đã thu
hút rất nhiều người. Họ tụ họp thành đám đông và
tìm đến bất cứ nơi nào Jesus có mặt. Jesus có
nhiều môn đồ, thân cận nhất là mười hai sứ đồ (Thánh
tông đồ), Phêrô (Peter) được Thiên Chúa Giáo
Rôma cho là sứ đồ trưởng. Theo Tân Ước, Jesus
làm nhiều phép lạ như chữa bệnh, đuổi tà ma…
Nhiều người xem
Jesus như một nhà cải cách xã hội, những người
khác tỏ ra nhiệt thành vì tin rằng ông
là vị vua đến để giải phóng dân Do Thái khỏi ách
thống trị của Đế quốc La Mã, trong khi giới cầm
quyền thời bấy giờ xem Jesus như một thế lực mới
đe dọa những định chế tôn giáo và chính trị
đương thời.
Bị Bắt và Bị Xét
Xử:
Jesus cùng các
môn đồ lên thành Jerusalem vào dịp Lễ Vượt
Qua (Passover); ông vào Đền thờ Jerusalem, đánh
đuổi những người buôn bán và những kẻ đổi tiền,
lật đổ bàn của họ và quở trách họ rằng: "Nhà
ta được gọi là nhà cầu nguyện nhưng các ngươi
biến thành hang ổ của bọn trộm cướp". Sau đó,
Jesus bị bắt giữ theo lệnh của Toà Công luận
(Sanhedrin) bởi Thượng tế Joseph Caiaphas. Trong
bóng đêm của khu vườn ở ngoại ô Jerusalem, lính
La Mã nhận diện Jesus nhờ cái hôn của Judas
Iscariot, một môn đồ đã phản Jesus để nhận được
tiền.
Tòa Công luận cáo
buộc Jesus tội phạm thượng và giao ông cho các
quan chức Đế quốc La Mã để xin y án tử hình,
không phải vì tội phạm thượng nhưng vì cáo buộc
xúi giục nổi loạn. Dưới áp lực của giới lãnh đạo
tôn giáo Do Thái, Tổng đốc Pontius Pilate ra
lệnh đóng đinh Jesus.
Sau khi Jesus
chết, Giuse người Arimathea đến gặp Pilate và
xin được phép chôn cất Jesus với sự chứng kiến
của Maria (mẹ ông), Maria
Magdalena (nhiều người cho rằng bà là vợ của
Jesus, một số sách Thiên Chúa và Tin Lành mô tả
Maria Magdalena là ‘một
người phụ nữ theo Jesus’) và
những phụ nữ khác.
Phục Sinh và
Thăng Thiên:
Các
tín đồ
Thiên Chúa Giáo tin rằng Jesus
đã sống lại vào ngày thứ ba sau khi chết trên
thập tự giá. Sự kiện này được đề cập đến
theo thuật ngữ ‘sự Phục sinh của Jesus’, được cử
hành hằng năm vào ngày Lễ Phục sinh (Easter).
Mẹ,
vợ của
Jesus (Maria Magdalena) và Salome khi đến
thăm mộ với thuốc thơm để xức xác ông (theo tục
lệ thời ấy) thì chỉ thấy ngôi mộ trống mà trước
đó họ đã an táng ông trong đó. Theo ‘Phúc Âm
Gioan’ thuật
rằng khi vợ Jesus là bà Maria Magdalena - đến bên
ngôi mộ trống thì thấy hai thiên sứ mặc áo trắng.
Hai thiên sứ hỏi: "Hỡi đàn bà kia, sao ngươi
khóc? Người thưa rằng: Vì người ta đã dời Chúa
tôi đi, không biết để Ngài ở đâu". Vừa nói xong
người xoay lại thấy Jesus tại đó; nhưng chẳng
biết ấy là ‘Đức Chúa Jesus’ (?).
Các sách Phúc Âm và Công vụ đều ghi nhận rằng
Jesus đã gặp lại các môn đệ tại các nơi chốn
khác nhau trong suốt bốn mươi ngày trước khi về
‘Trời’.
Hầu hết
các tín đồ Thiên Chúa Giáo chấp nhận câu chuyện
phục sinh, như được ký thuật trong Tân Ước, là
sự kiện lịch sử và xem đây là tâm điểm cho đức
tin của họ mặc dù theo quan điểm của một số tín
hữu thuộc trào lưu tự do (liberalism), đây chỉ
là câu chuyện có tính ẩn dụ.
Di Sản của Jesus:
Theo hầu hết các
giải thích của Thiên Chúa Giáo trong Kinh Thánh,
các chủ đề cơ bản của những lời răn dạy của
Jesus là
sự hối cải, tình yêu vô điều kiện, tha thứ tội
lỗi và khoan dung và về ‘Thiên Đường’. Khởi
đầu như một giáo phái nhỏ của người Do Thái, nó
đã phát triển và trở thành một tôn giáo riêng
biệt so với đạo Do Thái vài thập kỷ sau cái chết
của Jesus. Thiên Chúa Giáo đã lan rộng ra khắp đế
chế La Mã dưới phiên bản được biết đến như Tín
điều Nicea và trở thành quốc giáo dưới thời Theodosius
I. Qua hàng thế kỷ, nó lan rộng đến hầu hết châu
Âu và trên toàn thế giới.
Nhận Định Từ Một
Số Tôn Giáo:
Hầu hết các tín
đồ Thiên Chúa Giáo và Tin Lành tin rằng:
Jesus
là Thiên Chúa, là Đấng Messiah mà sự xuất hiện
đã được tiên báo trong Cựu Ước. Họ tin rằng
Jesus là Thiên Chúa hóa thành con người, xuống
thế gian
để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết bởi máu
của Jesus đã đổ ra khi bị đóng đinh trên thập tự
giá như là sinh tế chuộc tội cho loài người. Họ
cũng tin rằng Jesus đã sống lại từ cõi chết…
Do Thái giáo thì
cực lực phản đối niềm tin nói trên. Họ không xem
Jesus là Thiên Chúa xuống thế làm người, cũng
không nhận đó là nhà tiên tri, thậm chí coi
Jesus là nhà tiên tri giả hay kẻ xúc phạm đến
Thiên Chúa của họ. Họ cho rằng, kể từ sau sự sụp
đổ lần thứ hai của Đền thờ Jerusalem, không có
một tiên tri nào xuất hiện thêm nữa. Cho đến tận
bây giờ, họ vẫn đang hy vọng có một Đấng
'Messiah' từ trời xuống.
Phật giáo hầu như
không đưa ra nhận định nào về vai trò Jesus
trong kinh sách Phật giáo.
Đối với Phật tử, dựa theo lịch sử,
Jesus chỉ
là một con người. Tuy nhiên, một vài Phật tử
- đứng trên tinh thần ngoại giao - trong đó có Đức
Dalai Lama XIV (Tenzin Gyatso) xem Jesus như một
vị Bồ tát, người cống hiến đời mình cho hạnh
phúc tha nhân.
Một người Nhật có
tên Kōtoku Shūsui tác giả cuốn “Kirisuto
Massatsuron” (基督抹殺論
- Cơ
Đốc Mạt Sát Luận)
cho rằng
Chúa Jesus chỉ là một nhân vật thần thoại và
không có thực.
Phật Giáo Đại Chúng
tổng hợp
(dựa theo
Wikipedia Việt ngữ)