Trong kinh luận Phật giáo Đại thừa, nhất là các bộ phái lấy chân thường
làm chính, danh từ Phật tính thường được dùng lẫn lộn với một số từ
khác, hoặc là đánh đồng với nhau. Kinh Niết bàn ( Mahāparinirvana - Sūtra ) cũng cho Phật tính có nhiều tên khác.
GN - Jan Chozen Bays, bác sĩ nhi và cũng là thầy dạy thiền ở tiểu
bang Oregon, Mỹ. Từ những năm 1985, bà và chồng là Laren Hogen Bays, đã dạy thiền
tại Cộng đồng Thiền Oregon, hạt Portland, Oregon. Từ 1990 cho đến nay, bà vẫn
tiếp tục phát triển sự thực hành thiền.
Thần
chú Vajrasattva phải được đọc ít nhất 21 lần hay 108 lần. Càng nhiều
càng tốt. Pháp tu này nên được thực hành hàng ngày hay làm thời sám hối
mỗi tháng 4 lần. Nếu có thể thì hãy nhập thất tu trì. Tác dụng của thần
chú Kim Cang Tát Đoả giúp cho người trì tụng được trừ đi những tội lỗi
họ đã phạm phải. Nếu mỗi ngày trì tụng 7 lần thần chú này mọi lỗi trong
ngày đó đều được sám hối. Tụng trì nhiều sẽ có công năng hoá giải mọi
sự xui, hạn, nghiệp ác. Thần chú này tịnh hoá, giải trừ nghiệp chướng,
oán gia trái chủ từ nhiều đời, nhiều kiếp.
Nhân vật chính trong chương trình lần này là Phật tử Nguyễn Tấn Thành,
pháp danh Nhuận Trực, hiện ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Vốn sinh ra trong một
gia đình thuần lương, có mẹ là một Phật tử thuần thành, nhưng lớn lên,
theo tiếng gọi tình yêu, Phật tử Nhuận Trực đã quyết tâm lập gia đình
cùng người yêu theo đạo Thiên chúa. Thuở ban đầu, với tình yêu sâu đậm,
cả hai đã cùng nhau vượt qua những rào cản của hai gia đình để có một tổ
ấm nhỏ. Theo thời gian cùng với sự khác biệt về tư tưởng tôn giáo, vợ
chồng đã có những xung đột gay gắt, và Phật tử Nhuận Trực đã buộc phải
lựa chọn cuộc sống xa vợ con. Cũng từ đây, bao sa đọa đã tìm đến với
chú, từ cờ bạc cho đến rượu chè, tất cả đã nhấn chìm đi nhân cách của
một thầy giáo! Nhưng cũng trong chính lúc này, được gặp thiện tri thức,
được Thầy lành chỉ dạy và giảng giải những giáo lý đức Phật, đặc biệt là
sự từ bi và bình đẳng. Để rồi, bằng nỗ lực thực hành theo lời Phật dạy
thông qua việc giữ 5 giới, Phật tử Nhuận Trực đã từng bước thay đổi, tìm
về với mái ấm gia đình, hơn thế nữa còn giúp cho cả vợ và con hiểu được
giá trị của lời Phật dạy, cũng như nhận ra, giá trị đích thực của các
tôn giáo là mang lại hạnh phúc và an lạc cho mọi người, chứ không phải
có thêm tôn giáo để có thêm xung đột, để có thêm khổ đau, từ đó gia đình
đã sống thuận hòa, cùng nhau hướng đến Phật pháp. Để hiểu rõ quá trình chuyển hóa gia đình của Phật tử - Nhuận Trực, mới quý vị xem chi tiết Video Phật Pháp Nhiệm Mầu kỳ 33.