Tác giả họ Hoàng tên Khôn Nghi, người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, đỗ
tiến sĩ vào hiệu Vạn Lịch thứ 14, đời nhà Minh. Nguyên lai số không có
con, khoa bảng đề danh không được cao, và chỉ sống tới năm 53 tuổi; vì
biết định mệnh đã an bài như thế nên cứ điềm nhiên an phận thủ thường
không cầu cạnh gì. Nhưng tới sau gặp được thiền sư Vân Cốc chỉ cho cách
biến đổi số mệnh, nên cầu được sinh con năm 74 tuổi. Tác giả đem cái
kinh nghiệm quý báu của đời mình soạn thành bốn bài gia huấn để lưu
truyền đời sau, gọi là Liễu Phàm Tứ Huấn. Sở dĩ lấy tên hiệu là Liễu
Phàm vì tác giả muốn dứt khoát bỏ hẳn cái lớp vỏ phàm phu ở đời để tu
thân thành một người mới, với vận mệnh mới. Bốn bài gia huấn trong Liễu
Phàm Tứ Huấn là những lời của người cha chỉ dạy cho con cháu trong nhà
về vấn đề tu thân, đường lối cư xử với người đời sao cho có đạo đức, có
nhân nghĩa, có lòng tương thân tương trợ, quý mến lẫn nhau. Sách này lẽ
ra chỉ lưu truyền riêng trong gia đình của tác giả, nhưng vì những lời
chỉ dạy rất thiết thực, rất hữu ích nên khi được truyền ra ngoài xã hội,
sách được phồ biến sâu rộng.
Bộ phim "Trở Về" dựa vào nền tảng triết lý Phật giáo Nhân-Quả để
chuyển tải giá trị sống thực của con người trước những biến động trong
chính cuộc sống bàn thân mình. Ở đó còn có những mối dây liên hệ , tạo
nên Sự Cộng Nghiệp , để cùng nhau hoàn trả nợ trần ai đã vay
mượn. Đó là hành trình dài trong đới sống; người trả mình, nhưng cũng có
lúc mình phải trả người ta.
Nhân vật chính trong chương trình lần này là Phật tử Nguyễn Tấn Thành,
pháp danh Nhuận Trực, hiện ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Vốn sinh ra trong một
gia đình thuần lương, có mẹ là một Phật tử thuần thành, nhưng lớn lên,
theo tiếng gọi tình yêu, Phật tử Nhuận Trực đã quyết tâm lập gia đình
cùng người yêu theo đạo Thiên chúa. Thuở ban đầu, với tình yêu sâu đậm,
cả hai đã cùng nhau vượt qua những rào cản của hai gia đình để có một tổ
ấm nhỏ. Theo thời gian cùng với sự khác biệt về tư tưởng tôn giáo, vợ
chồng đã có những xung đột gay gắt, và Phật tử Nhuận Trực đã buộc phải
lựa chọn cuộc sống xa vợ con. Cũng từ đây, bao sa đọa đã tìm đến với
chú, từ cờ bạc cho đến rượu chè, tất cả đã nhấn chìm đi nhân cách của
một thầy giáo! Nhưng cũng trong chính lúc này, được gặp thiện tri thức,
được Thầy lành chỉ dạy và giảng giải những giáo lý đức Phật, đặc biệt là
sự từ bi và bình đẳng. Để rồi, bằng nỗ lực thực hành theo lời Phật dạy
thông qua việc giữ 5 giới, Phật tử Nhuận Trực đã từng bước thay đổi, tìm
về với mái ấm gia đình, hơn thế nữa còn giúp cho cả vợ và con hiểu được
giá trị của lời Phật dạy, cũng như nhận ra, giá trị đích thực của các
tôn giáo là mang lại hạnh phúc và an lạc cho mọi người, chứ không phải
có thêm tôn giáo để có thêm xung đột, để có thêm khổ đau, từ đó gia đình
đã sống thuận hòa, cùng nhau hướng đến Phật pháp. Để hiểu rõ quá trình chuyển hóa gia đình của Phật tử - Nhuận Trực, mới quý vị xem chi tiết Video Phật Pháp Nhiệm Mầu kỳ 33.