Kinh sử kể rằng, dưới chân ngọn Himalaya (Hy-mã-lạp sơn) có vương quốc Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-lệ) nhỏ bé, muốn dân sống đời thanh bình, yên ẩm; nơi đây phong cảnh đẹp đẽ, núi sông xanh tươi kỳ vĩ; chính là quê hương từ ngàn xưa của giống dòng Sakyā (Thích ca) anh hùng đã đến đây lập quốc.
Đức vua trị vì vương quốc ấy là Suddhodana (Tịnh Phạn) có phẩm chất anh minh và hiền đức, hoàng hậu Mahāmāyā (Ma-ha-ma– gia) của ông thì đoan trang, phúc hậu và giàu lòng nhân ái. Đã lớn tuổi mà hai vị vẫn chưa có con nối dõi vương vị.
Đã từ lâu rồi, hoàng hậu sống đời giữ giới, bố thí, làm các hạnh lành cũng như những công ích từ thiện xã hội với ước mong là thượng đế Rāmā, các thượng đẳng thần sẽ gia ân mà ban cho đấ nước một trai trẻ anh minh tài tuấn.
Đêm kia, hoàng hậu Mahāmāyā nằm mộng thấy một con vo trắng sáu ngà ôm một bó hoa sen hương thơm ngào ngạt chui thẳng vào hông mặt của lệnh bà. Các thầy bà-la-môn tinh thống điềm triệ tiên đoán là hoàng hậu đã thọ thai một nhân cách phi phàm.
Thế rồi, tháng ngày chim ca, hoa nở, gió mát, trăng thanh, mã lành phơi phới, hoàng hậu sắp đến ngày mãn nhụy khai hoa. The phong tục thời bấy giờ, bà được phép trở về quê mẹ là kinh đ Devadaha, nước Koliya để đợi ngày lâm bồn. Đến công việ Lumbinī (Lâm-tỳ-ni), giáp ranh hai nước Sakyā và Koliya, thể phong cảnh tươi đẹp, hoàng hậu ra lệnh dừng lại rồi cất gót dạo cho Cả rừng hoa Sāla trổ hoa trái mùa thơm ngát. Hoàng hậu thò tay nắm một vòi hoa. Bất chợt, vòi hoa ấy oằn xuống rồi đặt nhẹ vào lòng tay của lệnh bà. Ngay khắc ấy, hoàng hậu trở dạ, cung nga thể nữ hối hả giăng màn.
Đại Bồ-tát thế là đã đản sanh vào giờ phút đẹp đẽ, thiêng liêng này. Ngài ra khỏi lòng mẹ nhẹ nhàng như vị pháp sư duỗi chân bước xuống pháp tòa.
Kinh sử truyền thống kể rằng, ngay lúc Bồ-tát đản sanh, ba tầng trời thảy đều rúng động, quả địa cầu chao đảo. Chư thiên, Phạm thiên xuống che lọng báu, giăng tấm lưới bằng vàng mịn. Long vương hóa hiện hai vòi nước nóng và lạnh để tắm gội cho Bồ-tát. Sau đó, Bồ-tát thoắt rời khỏi tay cung nữ, đi bảy bước về hướng đông, đất trồi lên 7 đóa hoa sen nâng đỡ gót chân ngài. Dừng lại nơi đóa hoa sen thứ bảy, Bồ-tát một tay chỉ thượng, một tay chỉ hạ, cất giọng thanh tao, uyển chuyển, dào dạt, ngân vang cả mấy tầng trời,
nói lên một câu kệ ngôn:
- Aggo aham asmi lokassa
Jettho aham asmi lokassa
Settho aham asmi lokassa
Ayam antimā jāti
Natthi dani punabbhavo!"
Có nghĩa là:
"- Ta là tối thượng của thế gian!
Ta là tối tôn của thế gian!
Ta là tối thẳng của thế gian!
Đây là lần sinh cuối cùng,
Từ nay không còn tải sanh nữa!”
Như vậy là nhằm ngày trăng tròn tháng Vesākha (trùng rằm tháng tư Âm lịch), năm 623 trước TL, tại kinh thành Kapilavatthu,thuộc dòng tộc Sakyā cổ xưa, gần biên giới Tây Bắc Ấn, dưới chân ngọn Himalaya hùng vĩ, đã đản sanh một vị hoàng tử anh hoa tú lệ mà sau này trở thành đạo sư của những đạo sư, giáo chủ của những giáo chủ vĩ đại nhất trên thế gian, trong lịch sử loài người. Đó là đức Siddhattha (Sĩ-đạt-ta) họ Gotama (Cồ-đàm) mà sau này là đức Phật Sakyā Gotama - mà từ lâu, Trung Quốc và Việt Nam quen gọi là Sakyā Muni (Thích Ca Mâu Ni) vậy.