Hốc Môn, có HT T.Giác Toàn thay
mặt trung ương Giáo hội đến chứng minh, trên 200 Phật tử và trên 50 Tăng
Ni khắp nơi về tham dự tại lễ đài huyện , chùa Linh Sơn. Quận 12 tổ
chức tại chùa Vĩnh Phước, vì sân quá rộng nên lượng người tham dự có vẻ
thưa hơn Hốc Môn.
Quận ba năm nay đã được tổ chức tại
Tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức, nhưng chu viên chất hẹp, phải tận dụng
lề đường Võ Văn Tần và CMT8 để quần chúng tham dự. GĐPT Xá Lợi dâng
hoa cúng dường ngày đại lễ. Màu huỳnh y rực rỡ xen lẫn khói lam của anh
chị em GĐPTVN trông thật hài hòa dễ thương. CSGT tận lực hướng dẫn lưu
thông nên không bị ùn tắc.
Hầu hết các quận huyện đều tổ chức buổi
sáng 14, riêng quận Tân Bình vào lúc 3 giờ chiều, nắng gắt, đôi khi bị
mưa nên chư Tăng không đi đủ và Phật tử cũng không đông mấy.
Ngoài Đại lễ thường niên tưởng niệm đấng
cha lành, một số chùa thường xuyên đãi cơm chay và bố thí. Riêng quận
Ba, chùa Vĩnh Nghiêm năm nào cũng dành 500 phần quà cho đồng bào nghèo
ba quận: Phú Nhuận-Tân Bình- và quận ba. Mỗi phần quà gồm 10k gạo, thùng
mì và 200 ngàn đồng tiền mặt VN.
Khu vực Phạm văn Hai chạy dài từ đầu
ngã ba Ông Tạ đền đoạn chợ, cờ ngũ sắc giăng mắc khắp phố. Được biết nơi
đây chỉ có ba ngôi chùa: Hải Quang – Hiển Quang – Khuông Việt, đều nằm
trong hẽm sâu. 80% là giáo dân Thiên Chúa Giáo, bao quanh các giáo xứ;
thế mà cứ như Huế không bằng. Lên đọan cầu Trương Minh Giảng cũ dọc
kênh Nhiêu Lộc, cờ phất phới từ chùa Pháp Hoa, qua đến chùa Miên, xuống
sâu một đoạn. Có những gia đình làm vườn Lâm Tỳ Ni chưng trước mặt
tiền nhà.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi ( tức Công Lý cũ)
cờ, biểu ngữ, áp phic chạy ba hàng dọc hai bên đường, giữa giải phân
cách, từ chùa Vĩnh Nghiêm lên khỏi cầu, qua ranh giới Phú Nhuận. Vĩnh
Nghêm cũng đang thiết kế lá cờ năm màu 80m2 được bong bóng bay nâng cao
trên bầu trời Vĩnh Nghiêm để sáng rằm vần vũ chúc mừng đại lễ.
Một đại lễ được thoát khỏi bốn bức vách
của sân đá bóng quân khu 7 thì cũng là một cách tạo vất vả cho CSGT và
an ninh khu vực để lưu lượng xe cộ trên đoạn đường chính từ Trung Tâm TP
ra phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất, ngang qua chùa Vĩnh Nghiêm, không
bị trở ngại, cả là vấn đề khó khăn. Với số lượng Tăng Ni và tín đồ 24
quận huyện trong TP vân tập về lễ đài chính không dưới một nghìn người.
Thế mới biết, Phật giáo hiện nay chưa có một địa điểm xứng với tầm vóc
cho những đại lễ như thế. Trước 1975, Phật giáo có một khu vực VNQT trên
24 mẫu, đường 3/2 (Trần quốc Toản cũ) đủ dung chứa hàng vạn người tham
dự. Những năm qua, cứ phải mượn mặt bằng các nơi, nhất là sân bóng quân
khu 7, xong cuộc lễ ai cũng có cảm giác bày biện đồ chơi trong nhà đóng
cửa lại, anh em chơi xong rồi giải tán ( làm xe hoa, chạy vòng quanh rồi
tự chấm điểm xong đâu về nhà nấy).
Dự định của các chức sắc Phật giáo, sau
khi chùa Phổ Quang tái thiết xong, nơi đó sẽ là lễ đài chính cho PGTP
mỗi khi có đại lễ. Phổ Quang cũng không rộng hơn Vĩnh Nghiêm, nhưng lại
bị nhốt vào trong hẽm, cũng chẳng khác gì quân khu 7, nó nằm sâu phía
sau quân khu ( tức Bộ Tổng Tham Mưu cũ).
Nếu khuôn viên VNQT đường 3/2 bị tận
dụng, Giáo Hội PGVN nên yêu cầu nhà nước cấp cho một khu đất khác đủ
rộng để các cuộc lễ thể hiện tầm vóc, bộ mặt của PGVN, có thể nằm ở
ngoại ô như Thủ Đức, Bình Chánh, Hốc Môn…Một tôn giáo lớn của một đất
nước từng gắn bó với nhau, từng có bất động sản như thế, bây giờ tái lập
khi đất nước đã an bình, cuộc sống đang phát triển cũng chẳng có gì là
quá đáng. Nước ngoài nhìn vào một tôn giáo cổ của dân tộc như Phật giáo,
có một cơ sở tương xứng với tầm vóc cũng là cách mát mặt cho đất nước.
Có lẽ không quá muộn, cũng chẳng quá sớm để chư Tôn Đức ngồi lại với
các cấp thầm quyền tìm lối thoát cho cơ sở vật chất đang là nhu cầu
chính cho mọi sinh hoạt của PGVN hiện nay.
Quần chúng Phật tử cũng như Tăng Tín đồ
phấn chấn một mùa Phật Đản 2555,biểu hiện mùa bội thu cho niềm tin sắp
tới, để Phật giáo có điều kiện đóng góp cùng dân tộc vượt khó, vươn lên.
Đó là niềm tin cho mùa sen nở tuy chúng ta còn nghèo.
MINH MẪN
16/5/2011