Đầu
Xuân, trong 3 ngày tết, Mai được cắt cành chưng trên bàn thờ để cầu cho
sự may mắn, sự hạnh phúc cho gia đình hay việc làm ăn được phát lộc,
phát tài, sung mãn của năm mới đang đến cho tất cả người Việt.
Xuân về cũng là dịp cho người thi sĩ nâng bút, người họa sĩ cầm cọ để
vẽ tranh, người dân đi mua sắm đồ ăn Tết đón Xuân. Tính chất thanh nhã
của cây Mai vàng đã làm nhiều chủ đề muôn đời để viết cho mùa Xuân và
Tết của Việt Nam. Đầu Xuân, trong 3 ngày tết, Mai được cắt cành chưng
trên bàn thờ để cầu cho sự may mắn, sự hạnh phúc cho gia đình hay việc
làm ăn được phát lộc, phát tài, sung mãn của năm mới đang đến cho tất
cả người Việt.
Hương mai nhẹ nhàng thanh khiết, lan tỏa đã làm cho bao văn nhân thi
sĩ phải hết lời ngợi ca. Do đó, ngày Xuân cũng là dịp cho người thi sĩ
nâng bút, người họa sĩ cầm cọ để vẽ tranh. Cây mai và con chim hạc ở
trong bộ tách uống trà là nguồn cảm hứng của Nguyễn Du tiên sinh, để
làm ra câu thơ nôm trích trong truyện Kiều của Ngài như sau :
"Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen."
Sự rực rỡ của màu hoa mai đã phô sắc diễm kiều, chính là một phần
đóng góp sắc thái văn hóa xã hội, thăng hoa giá trị tâm hồn cho người
con Việt.
Xuân về, Tết đến, hầu như nhà ai cũng đều có một sắc mai trưng diện.
Điều này cho thấy rằng hoa mai đã hòa nhập vào nếp sống của dân gian và
đã trở thành một loại hoa đặc biệt của tết Nguyên đán, một linh hồn
mùa xuân của dân tộc Việt Nam.
Trong tình yêu Trai gái, người ta thường hay mượn hình ảnh "trúc mai
hay mai trúc" để tỏ bày tình cảm, qua những câu ca dao bất hủ :
Tiếc công anh đạp trúc tìm mai
Sương sa cũng chịu, bẻ vài bông chơi
... Trúc với mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không?
… Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
Ở Việt Nam phổ biến là Mai vàng và Mai núi. Hoa có năm cánh hoa được
gọi là Mai vàng, trong khi mai Núi hoa có từ năm đến chín cánh.
Mai vàng tên khoa học gọi là Ochna integerrima và Mai núi là Ochna integerrima (lour.)Merr.
Mai nhiều cánh ở Việt Nam gồm có :
Mai giảo Thủ Đức (12 cánh thẳng, 2 tầng cánh).
Mai 12 cánh Bến Tre (loại hoa chùm, cánh hoa lớn hơn mai giảo Thủ Đức).
Mai 18 cánh Bến Tranh (3 tầng cánh, cánh hoa hơi nhỏ).
Mai 12-14 cánh Tư Giỏi (3 tầng cánh).
Mai Cửu Long 24 cánh (3 tầng cánh).
Mai cúc Thủ Đức (24 cánh, 3 tầng cánh).
Mai BB hay mai Ba Bi (24-32 cánh, 3 tầng cánh), rất giống mai cúc Thủ Đức nhưng nhiều cánh và hoa to hơn.
Mai 24 cánh chín Đợi (hoa vàng rất to, nở thẳng).
Mai 48 cánh Gò Đen (5-6 tầng cánh).
Mai 120-150 cánh Bến Tre (rất nhiều tầng cánh, giống như cúc Mâm xôi, nở tròn, to đẹp).
Về mặt cấu trúc của hoa, mai được chia ra thành nhiều loại : mai sẻ,
mai châu, mai liễu, mai chùm. Dựa vào màu sắc, mai được sắp thành nhiều
tên : hoàng mai, bạch mai, thanh mai, hồng mai…
Muốn cho cây Mai của qúy bạn ra nhiều hoa trong 3 ngày Tết, thì phải chịu khó chăm sóc tưới nước, bón phân ngay từ đầu năm.
Chúc qúy bạn thành công, để năm sau có được cây Mai đẹp.
Kính bút
TS Huệ Dân