Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam.
Truyền
tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã
thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
Phần
lớn ít ai phân biệt các phân đoạn đó trong mùa Hiếu hạnh, họ cứ gộp
chung lại gọi là mùa cô hồn. Đối với Phật tử, Vu Lan là mùa báo hiếu cho
cửu huyền thất tổ quá vãng, song đường tại thế bằng nhiều hình thức:
“cầu siêu, cầu an, bố thí cúng dường, chẩn tế bạt độ…Truyền tích về Mục
Liên Thanh Đề cũng nhắc nhở tín đồ Phật giáo về hạnh hiếu đó, liên tưởng
đến thập loại cô hồn của Nguyễn Du, vể “Tứ trọng ân” đối với cuộc sống
xã hội; Như vậy, mùa Vu Lan không chỉ là mùa báo hiếu, mùa ân tình đối
với vạn loại chúng sanh, mà còn là mùa trưởng dưỡng công đức và nội tâm
quán chiếu. Đồng thời, suốt ba tháng an cư của Bắc Tông để kết thúc vào
tháng bảy, là lúc ruộng phước phủ tràn màu mỡ để quần chúng gieo vào hạt
giống phước điền; Nhờ nội lực đó mà sức chú
nguyện của chư Tăng đến với kẻ còn người mất được triêm ân phước báu.
Đó là tinh thần tự lực và tha lực hỗ tương cho nhau về sự tướng. Từ lý
tánh của Phật giáo, triển khai đến sự tướng để tương thich với căn cơ
sinh chúng, bởi Đức Phật từng dạy, hoằng pháp qua nhiều hình thức, không
ngoài: “khế lý-khế cơ- khế thời” Mỗi quốc gia ảnh hưởng Phật giáo Bắc
truyền đều có một hình thức báo hiếu khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là một.
Chính vì thế mà Phật giáo Bắc tông biến thiên muôn hình vạn trạng, lan
truyền du nhập một cách uyển chuyển. Sự tướng là thế, nhưng lý tánh thì
sao?
Rất nhiều tín đồ Phật giáo thiên hướng đến Thiền tông hoặc những pháp môn khác, họ khó hiểu về khoa
nghi chẩn tế, thí thực cô hồn, liệu có thích hợp với tinh thần vô
tướng, vô tác của nhà Phật? Từ đó, họ đặt vần đề xá tội vong nhân và
những nghi lễ liên quan đến mùa Vu Lan tháng bảy hàng năm. Ngày nay, một
số nhà nghiên cứu không đồng thuận “Vu Lan Bồn” dịch ra là “Cứu Đảo
Huyền” từ nguyên ngữ của Pali hay Phạn ngữ, lối dịch như thế ảnh hưởng
tinh thần văn ngữ của Mạnh Tử về hình phạt treo ngược đầu. Nều cứ đào
sâu về sử liệu, cũng chỉ làm sáng tỏ một góc độ nào đó cho từ vựng Vu
Lan, nhưng càng làm tối tăm cho kẻ hậu học muốn trực chỉ “kiến tánh” về ý
nghĩa mùa xá tội, mùa báo hiếu, mùa độ sanh.
Suốt
hơn 45 năm hành hóa, ngoài việc Thiền định và pháp thí, đức Phật chưa
từng làm sám chủ chẩn tế bạt độ, chưa từng khuyến hóa dùng kinh điển làm
phương tiện đảo nghiệp chúng sanh, mà chỉ hướng dẫn chúng sanh thoát
nghiệp tự thân bằng học tập thực hành theo giáo điển. Suốt 9 tháng du
hóa, an cư vào dịp sinh vật nhỏ bé sanh sôi nẩy
nở trong mùa mưa, Phật dạy chư Tăng nên cấm túc để nỗ lực hành trì trong
ba tháng, vừa trưởng dưỡng nội lực, vừa tăng trưởng tuệ giác xứng với
vị thế của bậc Ứng Cúng, Bố Ma, phá ác…Từ đó là ruộng phước cho của cúng
dường nở hoa. Trong ba tháng đó, chư Tăng không những dừng lại bước du
hóa, mà còn dừng lại mọi niệm tưởng, trụ vào giới đức để chuyển hóa nội
tâm. Chư Tăng chưa đạt Thánh quả, vẫn còn nhiều mộng tưởng, đó là mầm
móng phạm tội. Cho dù đạt Thánh quả như Alahan, theo Kimura Taiken trong
bộ Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, còn mang xác phàm, vẫn còn bị
mộng tinh do tập khí quá khứ tồn đọng. Như vậy, trong ba tháng chuyên
cần, chấm dứt mọi vọng niệm, không có cơ hội cho tập khí sanh khởi, như
trăng không bị mây che, không dẫm lên vi tế chúng sanh tánh nội tâm, từ
đó công đức nở hoa. Trong Phật giáo không có chữ hủy diệt mà chỉ có từ
chuyển hóa. Quá trình hành trì là quá trình chuyển hóa; ngọn đèn chiếu
đến đâu là bóng tối được chuyển hóa thành ánh sáng đến đó. Suốt 9 tháng
sinh hoạt trong cộng đồng xã hội, ai không từng khởi niệm bất tịnh? Ai
không từng sân đố khởi sanh? Ba tháng an cư là thời gian nhìn lại chính mình, tự chuyển hóa những tập
khí cố hữu và ngăn ngừa tạp niệm phát sanh. Thiền định là ngọn đèn
chiếu rọi mọi ngõ ngách tâm hồn, chận đứng mọi cỏ dại và làm ung thối
mọi hạt giống xấu. Trong mỗi tề bào hiện hữu là hiện hữu chủng tử của
cha mẹ ông bà nhiều đời. Tâm thức chuyển hóa là các tế bào được chuyển
hóa, nghĩa là cửu huyền được siêu sanh khỏi ô tạp tăm tồi. Năng lực
chuyển hóa tác động đến tâm nguyện cúng dường của thí chủ. Một tín thí
tuyệt đối tin vào thần lực Tam Bảo qua ba tháng kiết hạ, thanh tịnh tâm,
tín nguyện tâm đó cũng là hạt nhân chuyển hóa đời sống tự thân và tác
động đến thân bằng quyến thuộc theo lý tương duyên; không những bảy đời
quá vãng của thân bằng quyến thuộc mà chúng sinh tánh trong mỗi người
con Phật cũng được chuyển hóa phóng sanh thóat khỏi tư tưởng tăm tôi từ
địa ngục sân hận tham dục si mê. Bố thí, cúng dường là hành trạng tâm lý
buông xả, cầu siêu bạt độ là thể hiện từ tâm. Sự tướng mà thiếu lý
tánh, sẽ không đạt kết quả mà còn tốn kém vô lý. Vì thế không thiếu trai
đàn chẩn tế mà cô hồn vẫn đói khổ, vẫn van xin. Lý tánh mà thiếu sự
tướng sẽ không sáng tỏ ý nghĩa của việc cầu nguyện, chuyển hóa của mùa
Vu Lan. Không quá đáng gọi mùa Vu Lan là mùa
chuyển hóa để quần chúng khỏi ám ảnh về một trạng thái mê tín, ồn áo.
Tánh chuyển hóa thì tướng cũng sáng tỏ, hoàn cảnh sống chung quanh cũng
được mặc vào lớp áo thanh thản, tự tin.
Các chùa, ngoài việc chẩn thí, an cư, cần đưa “sự và lý” song song cho quần chúng nắm vững tinh
thần Vu Lan. Thời đại khoa học, làm sao họ tin hình phạt treo ngược đầu
nơi địa ngục nếu họ không hiểu đó là biểu hiện tâm lý tội phạm mà kẻ
phạm tội luôn ám ảnh tâm hồn bị dằn vật đảo ngược mọi đạo đức xã hội nơi
tâm hồn họ.
Và
: “ Phải toan sắm sửa chớ chầy, đồ ăn trăm món trái cây năm màu…” không
phải một yêu cầu quá đáng khi mà cuộc sống cơ cực của người dân Ấn xa
xưa cũng như hiện nay có thể đáp ứng, đó là tinh hoa nội tâm của mọi
người được huyển hóa theo Duy thức Học, khi “Hàm Tàng Thức” chuyển thành
“Bạch tịnh thức”thì trăm pháp của tâm sở cũng được chuyển hóa, cơ thể
vật lý thanh tịnh, Ngũ Tạng là hoa quả năm màu dâng hiến cho tự tánh Tam
Bảo trong mùa Vu Lan.
MINH MẪN
07/8/2011