Sáng lập đạo Phật là đức Bổn Thích Ca Mâu Ni, Ngài Đản sanh
vào ngày trăng tròn tháng Vesak Ấn Độ, tức là tháng tư theo lịch Tàu.
Vào năm 624 trước Tây lịch, ở xứ Trung Ấn Độ, bây giờ là nước Nepal, ven
sườn núi Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi hùng vĩ cao nhất thế giới. Ngài là
thái tử Tất Đạt Đa, tên Ngài có nghĩa là mọi sở nguyện đều thành tựu,
Ngài đi tu nên người đời tôn xưng là Mâu Ni, dòng họ Cù Đàm thuộc chi
phái Thích Ca. Phụ vương Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da là những người có
đức hạnh lớn, xứng đáng làm cha mẹ muôn dân.
Cư dân Facebook đã bắt đầu treo những hình đại diện, hình
nền là hình Đức Phật đản sinh cùng những lời xưng tán, ca tụng Đức Thế Tôn như
“Vô ưu vừa hé nụ/ Đấng xuất thế ra đời…”, “Lành thay, Đấng Giác Ngộ đã ra đời!”…
Nay
tôi noi gương các Đức Phật, những vị Bồ Tát, các bậc Hiền Thánh, nhất
là Ngài Phổ Hiền Bồ Tát có cả trong ba đời hiện tại, quá khứ, vị lai,
thành tâm sám hối những lỗi lầm mà tôi đã phạm. Sám hối ở đây không phải là sám hối với Trời, Phật mà là sám hối
với Luơng Tâm, với Loài Người và cả với loài Thú Vật, Cây Cỏ và Thiên
Nhiên.
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản
Ngày 23 tháng 04 năm 2012, Đoàn Ban dân vận TW do ông Nguyễn
Mạnh Hùng - Phó ban dân vận TW làm trưởng đoàn đã đến Trụ sở TW GHPGN
chúc mừng Giáo hội nhân mùa Phật đản PL.2556-DL.2012.
Ðức Phật đã xuất hiện ở đời dưới hình thức một vị thái tử đầy đủ hảo
tướng, tài đức vẹn toàn. Khi trưởng thành, Ngài cũng lập gia đình như
một người thường, nhưng sau đó, Ngài muốn tìm giải pháp cho vấn đề sanh
tử của đời người, nên Ngài đã làm đại sự xuất thế và đã chứng ngộ chân
lý. Ngài trở thành bậc Vô Thượng Giác Ngộ và đem giáo lý của Ngài soi
sáng trí tuệ của những ai muốn nghe pháp để tận diệt khổ đau, đạt đến
chân hạnh phúc, Niết Bàn bất tử.
Mùa
Phật đản năm nay diễn ra trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ
được hình ảnh cuộc thiên tai kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với
thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên
nhân do bàn tay của con người.
Hiện
nay xã hội đang trên đà thay đổi như vũ bão theo tiến trình cách mạng của khoa
học và công nghệ thông tin; nhận thức của con người đã không ngừng thay đổi
song song với những bước sáng tạo và những phát minh tân tiến của kỹ nghệ hiện
đại; những giá trị truyền thống tâm linh ít nhiều đã bị xao lãng bởi sức hấp
dẫn của nó… Vượt thoát sự cố hữu hay theo
thời, với căn bản triết học “tùy duyên,” Đạo Phật tượng trưng cho quá trình chuyển đổi và thay đổi để thích ứng với
thời đại và căn cơ của con người nhằm đạt đến mục tiêu duy nhất là chuyển tải
thông điệp yêu thương, hòa bình và trí tuệ của Đức Phật đến với nhân loại một
cách hữu hiệu nhất.
Theo Tam Tạng Kinh điển của Phật giáo Nam truyền Theravāda,
ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời
kỳ: Bồ tát Đản sanh, Bồ tát Thành đạo và đức Phật viên tịch Níp bàn. Ba
sự kiện trọng đại, tuy khoảng cách thời gian khác nhau, nhưng xảy ra
đều trùng hợp vào đêm rằm tháng tư, đúng theo ý nguyện của Đức Phật
Gotama.
Các tin đã đăng: