TỬ SẢN NUÔI CÁ
Vào thời Xuân Thu, tại nước Trịnh có một vị đại phu, người ta thường gọi ông là Tử Sản. Ông là một con người nhân hậu thường hay giúp đỡ người nghèo khổ vượt khỏi hoàn cảnh nguy khó. Hành vi cao cả, hào hiệp của ông được người người ca ngợi, tán tụng và đức độ của ông ngày một lan xa. Suốt đời, ông chỉ thích làm việc bố thí, nhất là không ưa thích việc sát sinh.
Một ngày nọ, có một người bạn biếu cho ông một số cá còn sống. Loại cá này rất ngon, ai cũng xem nó như món ăn quý. Tư Sản đón nhận món quà của người bạn với tấm lòng chân thành và vui vẻ. Sau đó, ông gọi người nô bộc đến và nói:
- Con hãy đem những con cá này thả chúng vào trong hồ nuôi cá ở ngoài sân cho ta!
Người nô bộc vội trả lời:
- Thưa ông, đây là món ăn quý mà khách tặng cho ông để dùng, thả chúng vào trong hồ rồi do thay đổi môi trường sống, con e rằng cá sẽ không còn tươi, do đó vị ngon của thịt cá sẽ giảm đi rất nhiều ạ!
Tư Sản mỉm cười nhẹ giọng:
- Ông là chủ, ông dặn con làm việc gì thì cứ làm việc đó đi! Ông không thể chỉ vì vị ngon cho cái miệng mà giết hại đi sinh mạng của những con cá này được, việc này ông không thể nhẫn tâm làm được!
Người nô bộc nghe chủ nói như thế, im lặng không dám nói một lời, vội vàng bưng chậu đựng cá đi đến hồ nuôi cá phóng sinh. Người nô bộc nhìn vào bầy cá trong chậu nói:
- Vận mạng của chúng mày thật đỏ, nếu không gặp được lòng tốt của chủ ta thì chúng mày đã sớm bị mổ bụng hấp rồi!