CHƯƠNG X
I. Ðiểm tranh luận: Việc kết thúc (Diệt - Nirodha).
[122] "Một số người, cụ thể là những người thuộc phái
Andhakas cho rằng nếu trước một giai đoạn tâm tái sanh[48] qua đi, một giai
đoạn tâm thức (kiriya)[49] đem lại công đức hay sai phạm cùng với tứ uẩn và sắc
uẩn từ đó phát sinh, đã không xuất hiện, rồi giai đoạn tái sanh đi đến kết
thúc. thì triều lưu cuộc sống bị cắt đứt." Liên quan đến những hạng người
này. Sakavadin đặt câu hỏi: "Phải chăng điều đó có diễn ra hay
không?" Phái đối nghịch đồng ý tán thành như vậy.
Trong câu diễn giải: "Nếu điều đó đã nổi lên."
cách vị trí số ít đã được sử dụng theo nghĩa cách vị trí số nhiều. Ở đây ta
hiểu như sau: Trước khi ngũ uẩn đang tìm kiếm tái sanh kết thúc, phải chăng ngũ
uẩn đã nổi lên? Câu diễn giải có đề cập đến con số "mười (uẩn)" vì
nếu các uẩn đó đã nổi lên, lúc đó xuất hiện một đống (khối) gồm nhiều (ngũ) uẩn
(khandha) và (ngũ) uẩn vẫn còn đang hoạt động (kiriya).
Trong câu hỏi đầu tiên, phái đối nghịch bác bỏ liên quan
đến chỉ duy nhất ngũ uẩn mới có được những đặc điểm cá biệt đó. Còn đối với câu
hỏi thứ hai, phái đối nghịch đồng ý tán thành vì nếu như ngũ uẩn nổi lên như là
(ngũ) uẩn quá khứ và tương lai, chúng có thể trở thành nhiều uẩn đang hoạt
động. Nhưng khi được hỏi lại liên quan đến hai tiếp xúc và các hiện trạng ý
thức gộp lại, phái đối nghịch bác bỏ vì không viện đến Kinh Phật.
Trong câu diễn giải "chỉ có bốn uẩn đang hoạt
động," bốn uẩn đó, tốt hoặc xấu, phải được xem xét, trừ ra các sắc uẩn.
Trong câu diễn giải "tuệ giác đang hoạt động" phái đối nghịch hiểu
tuệ giác không có đối tượng tâm linh được gán cho một vị A-la-hán khi ý thức
thị giác đang hoạt động[50].
Phái đối nghịch lại đặc câu hỏi "Khi ngũ uẩn kết
thúc, Thánh Ðạo có xuất hiện không?" Sakavadin đồng ý tán thành, vì khi
chúng chưa kết thúc, Thánh Ðạo không xuất hiện.
Phái đối nghịch lại dùng biện chứng nêu lên câu hỏi như
sau: "Một người đã chết có phát triển được Thánh Ðạo hay không?"
[123] Nhưng vì tuệ giác những ai vẫn còn bám víu với (cleaving) thể xác, họ vẫn
tiếp tục (sống) từ lúc tái sanh cho đến khi diệt (chết). Sakavadin bác bỏ:
"Quả thật là không như vậy đâu."
Ðiểm tranh luận về cánh chung kết thúc ở đây.
II. Ðiểm tranh luận: Cho rằng sắc pháp (của bất kỳ ai đang tu
luyện Thánh đạo) cũng gộp cả trong Thánh Ðạo đó.
Một số người, cụ thể là những người thuộc phái
Mahimsasakas, Sammitiyas và Mahasanghikas cho rằng ba yếu tố Thánh Ðạo -- chính
ngữ, chính nghiệp và chính mệnh- đều mang sắc thái vật chất.[51] Liên quan đến
những người này Sakavadin đặt câu hỏi: "Phải chăng cấu trúc vật lý của
người đang tu luyện chánh đạo có gộp trong đó hay không?" phái đối nghịch
đồng ý tán thành.
"Có đối tượng tâm linh trong đó không?" v.v..ḷà câu hỏi dùng để thuyết phục
phái đối nghịch cho là nếu như ba yếu tố, chính ngữ, chiùnh nghiệp và chiùnh mệnh- không thiếu
yếu tố vật chất, thì năm yếu tố khác thuộc Thánh Ðạo -- cũng phải là vật chất
cả. Về vấn đề này, việc khẳng định và bác bỏ của phái đối nghịch nên được hiểu
theo quan điểm riêng của (phái đối nghịch).
Ðiều còn lại ở đây đã quá rõ ràng.
Ðiểm tranh luận cho rằng hình thức thể chất (của bất kỳ ai
đang tu luyện Thánh đạo) cũng gộp cả trong Thánh Ðạo đó kết thúc tại đây.
III. Ðiểm
tranh luận: Ðạo Tuệ Tưởng (Way-Culture) của người đang có được Ngũ Căn (fivefold
sense-congition).
Một số người, cụ thể là những người theo phái
Mahasanghikas, liên can đến đoạn Kinh Phật: "Khi kẻ nào nhìn thấy một đối
tượng bằng mắt trần của mình,mà vẫn không hiểu thấu được trong tư tưởng."[52]
Họ cho là ta có thể thể hiện được Thánh Ðạo đang khi vẫn được hưởng Ngũ Căn
(fivefold sense-congition). Liên quan đến những người này Sakavadin nêu câu
hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Nếu một người như vậy thể hiện Thánh Ðạo, hoặc Thánh Ðạo
được tu luyện mang bản chất Ngũ Căn (fivefold sense-congition), hoặc kinh nhiệm
giác quan của người đó phải mang bản chất Thánh Ðạo đâu. vì nhận thức giác quan
cũng chỉ là mang tính chất phàm tục mà thôi, và chẳng lấy Níp-bàn làm đối tượng
đâu. Chính vì thế tự bản chất điều này không thể bao gồm điều khác được. Như
vậy để cố thuyết phục phái đối nghịch hỏi rằng, "Phải chăng năm loại Căn
lại có được vị thế và đối tượng đã được bung lên hay không?" v.v...
Ở đây ta nên hiểu rằng: Nếu có ai thể hiện được Thánh Ðạo
đang khi vẫn có được năm nhận thức giác quan, dứt khoát người đó cũng phải biểu
hiện được ý thức (có nghĩa là Tâm thức) Thánh Ðạo có liên quan nhiều đến (tâm
thức) này. Ðây hẳn là như vậy, bạn phải chấp nhận năm loại Thức Căn đó
(sense-consciousness) phải có một vị thế và một đối tượng như đã nổi lên vậy
[124] v.v... và ta có thể tiên đoán được Thánh Ðạo đó. Nếu bạn không cho thế là
đúng, thì ta phải công nhận "Lục Căn đó. Nhưng nếu bạn không cho đó là
đúng, bạn nói đến Ngũ Căn. Chính vì vậy ta không nên cho là Thánh Ðạo có thể
được thể hiện đang khi ta có được Ngũ Căn (fivefold sense-congition). Vì đây
chính là ý nghĩa cần được hiều rõ liên quan đến vấn đề này, vì vậy Saksvadin,
sau khi đã thuyết phục được phái đối nghịch về đặc điểm Thánh Ðạo này, nói
rằng: "Chính vì vậy ta không thể cho rằng một người có thể thể hiện được
Thánh Ðạo đang khi lại có được Ngũ Căn (fivefold sense-congition)"
Vẫn còn một phương pháp khác nữa. Nếu Thánh đạo có liên
quan mật thiết với năm loại ý thức giác quan đã có một vị thế nổi lên, thì
(Thánh Ðạo) không có đối tượng. Hoặc giả, nếu Thánh Ðạo lại liên quan mật thiết
đến chúng (năm loại nhận thức giác quan) đã có một đối tượng, thì ta không thể
nói thánh đạo đó có bất kỳ đối tượng nào. Hoặc giả, nếu Thánh Ðạo có liên quan
đến chúng đã có sẵnvị thế đứng trước. thì chánh đạo đó không có đối tượng. Hoặc
giả, nếu Thánh đạo có liên quan đến những điều được coi như là vật đứng trước,
thì chánh đạo đó không có đối tượng làm vật đứng trước được. Hoặc giả, nếu
Thánh đạo lại liên quan đến những vật thể có vị thế như là chủ thể. thì cũng
không có đối tượng. Hoặc giả, nếu Thánh Ðạo liên quan đến các vật thể cũng có
đối tượng nơi những vật thể bên ngoài, tương tự như đặc tính thể chất, v.v...
thì thánh đạo lấy Níp-bàn làm đối tượng. Hoặc giả, nếu Thánh đạo có liên quan
với những vật thể có vị thế chưa được bung ra khi đang hành động, thì thánh đạo
đó lại không có đối tượng. Hoặc giả, nếu Thánh Ðạo có liên quan với vật thể có
đối tượng chưa nổi lên, khi đang hoạt động, thánh đạo đó lấy Níp-bàn làm đối
tượng. Hoặc giả, nếu Thánh đạo có liên quan đến các vật thể có vị thế thuộc
nhiều loại khác nhau, thì thánh đạo đó chẳng có đối tượng hay chỉ có một mà
thôi. Hoặc giả, nếu Thánh Ðạo có liên quan đến các vật không thể có được lãnh
vực hay phạm vi tương xứng chung với nhau, chánh đạo đó không thể có được các
lãnh vực và phạm vi đó làm những đối tương bên ngoài. v.v... Hoặc giả, nếu
Thánh đạo liên quan đến nhưng vật sẽ qua đi mà thiếu điều hành các ứng dụng hay
tập trung chú ý nhờ trí tuệ quảng bá với đối tượng bên ngoài. Hoặc giả, nếu Thánh
Ðạo liên quan đến với các vật thể không theo bất kỳ một thứ tự thời gian nào,
thì thánh đạo đó cũng không có được thứ tự thời gian nào trong đó, như quá khứ
và tương lai, vì có thể nổi lên ngay vào thời điểm thiền quán tinh nhạy nhất.
Chúng không nổi lên, và ngay cả nơi vô hình là nơi không có mục tiêu để xuất
hiện. Hoặc giả, nếu như Thánh Ðạo liên quan đến với các vật thể[125] không có
được thú tự liên tiếp nhau, vì không có khoảng cách thông qua chấp nhận v,v...
thánh đạo đó không có khoảng cách đó. Hoặc giả, nếu như thánh đạo liên quan đến
các vật thể "loại bỏ ra ngoài sự sụp đổ tự nhiên. (rơi vào một đối tượng
hiện hữu) thì không có ngay cả sự giống nhau nào. Công việc của nó chính là gỡ
bỏ đi các hành động đồi bại.
Vì đây là ý nghĩa, chính vì thế Sakavadin nhờ vào những
phương pháp này, sau khi đã thuyết phục được phái đối nghịch cho là Thánh đạo
không thuộc bản chất Ngũ Căn (fivefold sense-congition), nói rằng: "Chính
vì thế không thể nói được rằng chúng ta có thể thể hiện được thánh đạo đang khi
lại có được Ngũ Căn (fivefold sense-congition)."
Trong câu diễn giải "Liên quan đến trống rỗng: điều
này các hữu thể siêu nhiên lại có sự quan tâm đến Níp-bàn đang khi đó, theo
nghĩa chung chung đây chỉ là sự quan tâm đến một loạt các hệ số tâm linh.[53]
"Phải chăng ý thức thị giác sẽ qua đi như vậy sao?" Vì có lời Ðức Thế
Tôn phán rằng: "vì con mắt và đối tượng thị giác (nêu ý thức thị giác nổi
lên)" phái đối nghịch bác bỏ. khi được hỏi lại, (phái đối nghịch) lại đồng
ý tán thành liên quan đến quan điểm cho rằng chính do lời của Ðức Thế Tôn phán.
"Kẻ nào không hiểu được điều đó trong tư tưởng," đó chính là vô
tướng, là trống rỗng vậy.
Ðây cũng là phương pháp trong cả hai câu hỏi: "Phải
chăng chính vì con mắt... .?" v.v...
Trong câu hỏi: "Phải chăng ý thức thị giác nổi lên
liên quan đến quá khứ và tương lai không?" đây là ý nghĩa: chúng ta có thể
thể hiện được Thánh Ðạo đang khi lại có được nhận thức biểu hiện và nhận thức
biểu hiện lại nổi lên vì có liên quan đến quá khứ và tương lai. Phải chăng ý thức
thị giác cũng như vậy sao? Ðây cũng là phương pháp "liên quan với tiếp xúc
tâm linh" v.v...
Trong câu diễn giải "Khi người đó nhìn thấy một đối
tượng bằng con mắt, người đó không thể hiểu được những đặc tính chung của đối
tượng đó."[54] Chúng ta không nói rằng có thể hiểu được những đặc tính
chung nhất (của một đối tượng đang lúc có được sự đánh giá hay ý thức thị giác.
Chính vì thế điều này không được chứng minh có liên quan đến cách thức của trần
gian vậy.
Ðiểm tranh luận về về Ðạo Quán tưởng (Way-Culture) của
người đang có được Ngũ Căn (fivefold sense-congition) kết thúc tại đây.
IV. Ðiểm
tranh luận: Hai luật đạo đức.
"Xuất phát từ Lời của Ðức Thế Tôn như sau "khi
một người đạt đến tiến tới trong nhân đức, người đó được phú cho khôn ngoan,[55]
một số người, cụ thể là những người theo phái Mahasanghikas lại chủ trương cho
rằng, vì một người có lòng tâm thiện đang tu luyện Thánh Ðạo không thuộc về cõi
phàm tục này. Với việc đạo đức mang tính phàm tục, ngay lúc thể hiện Thánh Ðạo
này, người đó phải có được cả việc đạo đức mang tính phàm tục lẫn việc đạo đức
mang tính siêu nhiên[56] (cao cả) cùng một lúc. Liên quan đến những hạng người
này Sakavadin đặt câu hỏi: "Phải chăng (đó là một) người đắc thủ Thánh
Ðạo... ?"[57] Phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Sau đó nhằm cố thuyết phục phái đối nghịch cho rằng, nếu
một người cùng một lúc có được cả việc đạo đức mang tính phàm tục cũng như siêu
nhiên, người đó cũng phải tiếp xúc mang tính lưỡng cực. v.v... Sakavadin đặt
câu hỏi: "Với tiếp xúc mang tính lưỡng cực như thế sao?" v.v... Phái
đối nghịch, vì không nhận ra ý nghĩa quan trọng như vậy, liền bác bỏ. Còn với
câu hỏi: "Cả việc đạo đức phàm tục và siêu nhiên thì sao?" (phái đối
nghịch) đồng ý tán thành liên quan đến chánh ngữ, v.v... [58] người đó đã thực
hiện, hoặc giả người đó đã có được ngay vào thời điểm thể hiện được Thánh Ðạo.
"Phải chăng Thánh Ðạo xuất hiện ngay khi việc đạo đức
phàm tục đó kết thúc?" Phái đối nghịch đặt câu hỏi. Sakavadin đồng ý tán
thành liên quan đến hai việc "cánh chung"tạm thời và toàn diện. Vì
coi đó như là một điều vi phạm, phái đối nghịch liền hỏi "Thế còn những
người vô đạo đức thì sao?" v.v... Nhưng thông qua khẳng định quan điểm của
phái đối nghịch, điều này chỉ được giải thích như sau: một người trong quá khứ
đã tích luỹ được những điều công đức và không phải người đó đắc thủ được hai
loại đạo đức nêu trên. Chính vì thế quan điểm của (phái đối nghịch) không được
chứng minh.
Ðiểm tranh luận về hai luật đạo đức kết thúc tại đây.
V. Ðiểm
tranh luận: Nhân đức tự động mà có. [59]
Do bởi vì, khi đã có hạnh kiểm tốt ngay cả khi hạnh kiểm
đó đã trở nên trì trệ, ta vẫn phát triển được trên đường nhân đức. Bởi do những
nhân đức đã thực hiện được từ bấy lâu nay, và người đó đã trở nên nhân đức rõ
ràng. Chính vì vậy một số người, cụ thể là những người thuộc phái
Mahansanghikas chủ trương cho rằng hạnh kiểm tốt là điều tự dộng mà có. Liên
quan đến những hạng người này Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý
tán thành.
Ðiều còn lại nên được hiểu như đã được giải thích trong
điểm tranh luận về các Thí (Dana), như là điều tự nhiên mà có chứ không phải là
một (hiện trạng tâm linh)[60]. Việc khẳng định quan điểm này, vì không được
triển khai một cách cẩn thận, nên không được chứng minh rõ ràng.
Ðiểm tranh luận về nhân đức tự động mà có kết thúc tại
đây.
VI. Ðiểm
tranh luận: Nhân đức không được tiến hành theo đúng như tư tưởng. [61]
Trong trường hợp "Không được tiến hành theo đúng với
tư tưởng"chỉ được thay tế bằng "điều tự động mà có."
Những gì còn lại tương tự như điểm tranh luận[62] trên.
(X, vī)
Ðiểm tranh luận về nhân đức không được tiến hành theo đúng
như tư tưởng kết thúc tại đây.
VII. Ðiểm
tranh luận: Công đức không tiến triển theo đúng việc nắm giữ giới luật.
Do giải thích một cách bất cẩn đoạn văn ghi lại lời Ðức
Thế Tôn bắt đầu với:
"Do việc vun trồng công viên và đám rừng rậm"[63]
Trong đó chúng ta được biết:
"Việc công đức phát triển liên tục"
Một số người, cụ thể là những người theo phái
Mahasanghikas chủ trương việc công đức phát triển (chỉ nhờ vào sự kiện tốt)
được thực hiện. Liên quan đến hạng người này Sakavadin đặt câu hỏi, có liên
quan đến việc tích luỹ nhân đức, không phụ thuộc vào tác nghiệp trí tuệ, phái
đối nghịch đồng ý tán thành.
Những điều còn lại tương tự như điểm tranh luận[64] đã bàn
tới ở trên.
Ðiểm tranh luận về công đức không tiến triển theo đúng
việc nắm giữ giới luật kết thúc tại đây.
VIII. Ðiểm
tranh luận: Các hành vi tiên liệu việc công đức.
Một số người, cụ thể là những người theo phái
Mahasanghikas và Sammitiyas cho rằng "việc tiên liệu thể xác là hành vi
thể xác gợi nhớ lại tiếng nói chính là hành vi tiếng nói."[65] Họ cho rằng
những hành động tiên liệu như vậy chỉ là những hành vi bình thường. Liên quan
đến những hạng người này Sakavadin đặt câu hỏi: "Phải chăng những hành vi
tiên liệu chỉ là những hành vi đạo đức chăng?" [128] Phái đối nghịch đồng
ý tán thành.
Vì việc đạo đức (hay hạnh kiểm đạo đức) chỉ là một hành vi
kiêng cữ, và không mang đặc tính vật chất, chính vì thế để cố động viên phái
đối nghịch hiểu theo ý nghĩa đó, trong câu diễn giải: "Phải chăng kiêng cữ
chính là không sát sanh?" v.v... được nêu lên: "Phải chăng lời chào
cũng là một việc đạo đức?" v.v... cũng được nêu thành vấn đề để chứng tỏ,
bằng cách đưa ra vấn đề như vậy, hành vi tiên liệu chỉ là một hành vi thể lý mà
thôi, nhưng phái đối nghịch lại cho rằng việc đó phải là một việc đạo đức.
Nhưng vì không phải là một hành vi kiêng cữ, chính vì thế lại có câu hỏi được
nêu lên: "Phải chăng đây là một việc kiêng không sát sanh không?"vấn
đề này đã được nêu lên, nhưng phái đối nghịch lại đưa ra quan điểm của mình một
cách vô căn cứ. Ðây là điều không mấy thuyết phục.
Ðiểm tranh luận về các hành vi tiên liệu việc công đức kết
thúc tại đây.
IX. Ðiểm
tranh luận: Hành vi đạo đức không được tiên liệu là phi đạo đức.
Một số người, cụ thể là những người theo phái
Mahasanghikas lại chủ trương cho rằng các hành vi không tiên liệu (mục tiêu đạo
đức) lại là những hành vi phi đạo đức dựa trên tư tưởng việc tích luỹ những
điều sai phạm không liên hệ gì với tư tưởng cả, và dựa trên sự kiện: các hành
vi phi đạo đức như sát sanh v.v... . có thể được thực hiện do mệnh lệnh của
người khác. Liên quan đến những hạng người này, Sakavadin đã đặt câu hỏi và
phái đối nghịch đã đồng ý tán thành.
"Phải chăng sát sanh" v.v... được đề cập đến để
cố thuyết phục (phái đối nghịch) về một vài hành động xấu.- "Chúng ta sẽ
giết người này, người nọ." "chúng ta sẽ lấy tài sản của Ngài này bà
nọ - liệu việc công đức và điều sai phạm có phát triển đồng thời chăng?"--
Phái đối nghịch bác bỏ liên quan đến ý tưởng cho rằng, ngay tại giây phút thực
hiện bố thí, điều sai phạm không thể xảy ra. Khi được hỏi lại một lần nữa (phái
đối nghịch) lại đồng ý tán thành vì có liên quan đến việc tích luỹ các sai phạm
không liên quan gì đến tư tưởng cả.
Những điều còn lại ở đây nên được hiểu theo những gì đã được
giải thích trong điểm tranh luận về công đức có được tăng triển cùng với tính
thiết thực (có lợi).
Bằng cách trình bày quan điểm của mình phái đối nghịch chỉ
muốn chứng minh rằng một hành vi phi đạo đức khi đã được quyết tâm chứ không
phải những hành vi đó được gợi nhớ với mục tiêu đạo đức đều là phi đạo đức cả.
Ðiểm tranh luận về hành vi đạo dức không được tiên liệu
tương đương với phi đạo đức kết thúc tại đây.
Ðến đây cũng kết thúc chương X.
Ðến đây cũng đã hoàn tất chương thứ hai trong
năm mươi chương.