CHƯƠNG XX
I. Ðiểm tranh luận: Tội ác không cố ý. (Asañcicca)
[183] Chính vì những nguyên cớ đối với hình phạt trực tiếp
rất nặng và nghiêm trọng,[57] sau khi chết. Một số người, cụ thể là phái Bắc
Tông (Uttarapathakas ) cho rằng ngay cả tai ương không cố ý của những tai hoạ
như vậy sẽ kèm theo sự trừng phạt trực tiếp sau khi chết. Liên quan đến họ
Sakavadin hỏi: "Ngay cả khi không có ý phạm phải hay sao?"phái đối
nghịch đồng ý tán thành vì đó là quan điểm của (phái đối nghịch)
"Nếu tôi tình cờ sát sanh thì sao?."v.v... được
nói tới để chứng minh cho phái đối nghịch thấy, những tác nghiệp kèm theo sự
trừng phạt trực tiếp chính là những gì liên quan đến cách sống đạo đức. Và nếu
như có những ngoại lệ nào đó trong trường hợp hành vi đó được thực hiện một cách
không cố ý, thì những hành vi còn lại như sát sanh v.v... cũng có thể phạm phải
một cách không cố ý. Những điều khác nên được hiểu theo kinh văn ghi trong Kinh
Phật.
"Phải chăng không khi áp dụng vào trường hợp phạm tội
giết mẹ?"thì không còn chính xác - một câu hỏi được đặt ra với phái đối
nghịch. Sakavadin đồng ý tán thành. Thế trong trường hợp mất mạng khi điều trị
y khoa thì sao? v.v... Còn đối với câu hỏi: "Nhưng phải sự kiện không còn
nguyên khi mẹ mình bị mất mạng? Sakavadin đồng ý tán thành vì mẹ bị giết do
tình cờ mà thôi. Nhưng vì không hiểu như vậy, nên phái đối nghịch đã tỏ lập
trường: "Nếu vậy."v.v... như đã được ghi lại một cách bất cẩn, nên
khó lòng thiết lập được quan điểm đó.
Ðây cũng là phương pháp trong trường hợp phạm tội giết
cha. v.v..Ṇhưng
trong trường hợp Ly giáo thì Sakavadin hỏi: "Phải chăng việc Ly giáo sẽ đem lại hình phạt
trực tiếp ngay sao khi chết?"Vì giải thích bất cẩn Lời Ðức Phật dạy, "Kẻ
nào giải tán Tăng Ðoàn thì bị phạt lâm vào cảnh khổ hàng thiên niên.[58]"nên
phái đối nghịch đã đồng ý tán thành. Còn nữa, đối với câu hỏi "Mọi người
đều như vậy hay sao?"(phái đối nghịch) bác bỏ, vì (phái đối nghịch) đang
suy tính một người như vậy chắc phải tin rằng mình đang ở phía bên phải; (phái
đối nghịch) đồng ý tán thành, trong trường hợp người đó biết bên phải ở phía
bên kia.[59] Phương pháp này cũng dùng trong hai câu hỏi liên quan đến người ly
giáo đã cố ý cho mình là đúng.
"Phải chăng Ðức Thế Tôn chẳng nói"là đoạn Kinh
Phật được trích ra để chứng tỏ rằng, một người ly giáo đã cố ý cho mình là
đúng, chắc hẳn hình phạt trực tiếp sẽ xảy đến cho phái đối nghịch ngay sau khi
chết. Cũng như trong câu, "Kẻ đó phải gánh chịu tai hoạ, hỏa ngục và khốn
nạn."[60] điều này có ý muốn nói đến kẻ nào không trung thành với Giáo
pháp. Nhưng người đó không hiểu ý, nên đã bảo thủ ý kiến của mình. Vì điều này
đã được ghi lại một cách bất cẩn, nên khó lòng được công nhận.
Ðiểm tranh luận về lỗi phạm không cố ý kết thúc tại đây.
II. Ðiểm tranh luận: Tuệ giác (Naṇa).
Tuệ giác (nana) có hai loại: Phàm tuệ và Thánh tuệ. Loại
phàm tuệ liên quan đến những thành tích đã đạt được, và khi chú ý đến qui trình
nghiệp bằng cách thực thi những hành vi bố thí chính đáng. v.v... ; điều thứ
hai liên quan đến Chánh Ðạo và Chánh quả. Kiến thức về tuệ giác Chánh Ðạo được
học hỏi thông qua phân tích chân đế.[61] Giờ đây một số người, cụ thể là phái
Thuyết Nhân Bộ (Hetuvedins), vì không nhận ra sự khác biệt cho rằng chỉ có
Kiến-Chánh Ðạo mới chính là Tuệ giác. và những gì còn lại thì không phải; chính
vì thế con người bình thường không có tuệ giác. Liên quan đến họ Sakavadin đặt
câu hỏi và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
"Trí Thông Minh"v.v... cũng được nói đến để
chứng tỏ rằng không có tuệ giác. Ðây là điều được giải thích: nếu một người
phàm tục không có tuệ giác, họ cũng không có trí thông minh nốt.v.v... nếu
người đó có trí thông minh thì cả tuệ giác cũng không nốt. Tại sao vậy? Vì trí
thông minh và những gì đại loại như vậy không khác biệt với tuệ giác là bao.
"Sơ đạo tuệ"v.v.. được đề cập đến để chứng tỏ
rằng tuệ giác có liên quan đến nhiều thành tích một người đã đạt được.
"Phải chăng người đó đang tiến hành đều đặn hay sao.?"v.v... có nghĩa
là phải chăng người đó nhận ra Khổ Ðế do nghiệp luân hồi đã thực hiện? Ðiều này
chỉ giải thích những Chánh Ðạo tuệ giác siêu phàm mà thôi, chứ không phải tuệ
giác siêu phàm đâu.
Ðiểm tranh luận về Tuệ giác kết thúc tại đây.
III. Ðiểm
tranh luận: Những lính canh địa ngục (Nirayapāla). [62]
Một số người, cụ thể là phái Andhkas chủ trương rằng
nghiệp gây luận phạt nơi địa ngục sẽ Thanh tịnh lính canh địa ngục [63] và
không có ai được gọi là người canh cổng địa ngục. Liên quan đến họ Sakavadin
đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành.
"Không có hình phạt trong hoả ngục sao? v.v... là câu
hỏi được nêu lên để chứng tỏ cho phái đối nghịch thấy rằng nếu không có kẻ canh
gác địa ngục thì cũng không có những phản ứng (hay hình phạt) về hành động của
mỗi người.[64] và nếu như có hình phạt thì phải có những người thi hành hình
phạt [185].
"Ðiều này có xảy ra trên cõi đời này hay
không?"v.v... là điều được nói lên để chính (phái đối nghịch) hiểu được. Ở
đây nên hiểu là: chính vì trên cõi đời này tồn tại cả hình phạt và những người
thi hành hình phạt đó, thì trong địa ngục cũng như vậy.
Sakavadin đặt câu hỏi: "Ở trong địa ngục cũng xảy ra
như vậy hay sao?"Phái đối nghịch đồng ý tán thành.
Phái đối nghịch đã trích đoạn Kinh Phật từ chính học
thuyết của mình, "Chẳng phải Vessabhu không phải là vua Quỉ Ðói (peta)
sao?"[65] Tuy nhiên Sakavadin công nhận điều đó đã thấy có trong giáo lý
của Ðức Phật.
Trong trường hợp này "Vessabhu" có nghĩa là một
chư Thiên, còn Vua "Petas" có nghĩa là một vị vua hùng mạnh nơi Cõi
Quỉ Ðói (peta) Soma, những gì còn lại đã quá rõ ràng. Ý nghĩa ở đây là:
Vessabhu, và những người còn lại không luận phạt ai đã bị sua đuổi khỏi thế
gian này, và đến được cõi sau này. nhưng những tác nghiệp do đó mà họ bị đuổi
ra khỏi cõi đời này lại thuộc thắng phái đối nghịch và do vậy mà đã phạt họ ở
trong chốn hoả ngục. Như vậy công việc tác nghiệp đó đã được giải thích, chứ
không phải là thiếu các vị lính canh hỏa ngục.
Về điều này Sakavadin cho biết, "Chẳng phải vậy
sao?"Bằng trích một đoạn Kinh Phật, "Hỡi Chư vị Tỳ-khưu, kẻ đó sẽ... ,"
v.v... [66]
Ðiểm tranh luận liên quan đến lính canh hoả ngục kết thúc
tại đây.
IV. Ðiểm
tranh luận: Súc sinh [nơi cõi bên kia] (Tiracchāna)
Trong số các chư Thiên, cụ thể là Eravana và các con trai
của chư Thiên mang hình dạng súc sinh, như thể có kẻ mang hình dạng của con
voi, hay con ngựa. Nhưng không có súc sinh nào được tái sanh trong số những kẻ
này. Tuy nhiên một số người, cụ thể là phái Andhakas lại cho rằng vì hình dáng
này được nhìn thấy rõ ràng vì thế nên[67] súc sinh cũng phải tái sanh nơi các
chư Thiên. liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý
tán thành.
"Phải chăng súc sanh cũng phải tái sanh."v.v...
là câu hỏi được nêu lên để chứng tỏ cho phái đối nghịch thấy, nếu súc sanh cũng
phải tái sanh trong số các chư Thiên thì chư Thiên cũng có thể được tái sanh
trong số các súc sanh vậy.
"Phải chăng cả những con sâu bướm... ? v.v... là câu
hỏi được nêu lên để chỉ cho thấy những thụ tạo đó theo như phái đối nghịch
không thấy được.
Ðối với câu hỏi: "Eravana có mặt ở đó không?"
Sakavadin đồng ý tán thành vì người ta thấy phái đối nghịch ở trong địa ngục.
và không phải vì nó phải tái sanh trong đó như là một súc sanh.
"Thế còn chuồng voi thì sao?" v.v... là câu hỏi
được nêu lên để chứng tỏ rằng, nếu những con voi có mặt trong địa ngục, v.v...
. chắc phái đối nghịch cũng phải có cả chuồng nhốt voi nữa.v.v... Ở đây
"tấm bìa cứng" có nghĩa là [186] một miếng gỗ chứa đầy cỏ.
"Người huấn luyện" có nghĩa là người huấn luyện voi và những người
khác có thể biết được nhiều mưu mô trong việc huấn luyện. "Người đầu
bếp" có nghĩa là những ai nấu đồ ăn cho voi ăn, v.v...
[Sakavadin] bác bỏ: "Chẳng phải vậy đâu" vì ông
ta không chấp nhận có những sự việc như vậy xảy ra.
Ðiểm tranh luận về súc sanh kết thúc tại đây.
V. Ðiểm
tranh luận: Chánh Ðạo. (Nagga)
Vì cả trong đoạn Kinh Phật sau, "Cho đến giờ này đối
với kẻ nào đã được Thanh tịnh trong tác nghiệp thân... tác mệnh trược"[68]v.v...
và cũng vì [ba yếu tố không được kể đến -] đó là chánh ngữ, chánh nghiệp và
chánh mệnh không được coi là tâm.[69] Một số người, cụ thể là phái Di-sa-tắc bộ
cho rằng xét theo những từ chung chung Chánh Ðạo chủ gồm có năm điều mà thôi.
Liên quan đến họ sakavadin hỏi: "Phải chăng Chánh Ðạo chỉ gồm có năm điều
thôi sao?"Phái đối nghịch đồng ý tán thành.
"Phải chăng Chánh Ngữ là một yếu tố cũng thuộc Chánh
Ðạo, nhưng không phải là Chánh Ðạo?"v.v.. là câu hỏi được nêu lên trong các
học thuyết của nhiều người. Nơi học thuyết của nhiều người khác, chánh ngữ và
những điều đại loại như vậy được chấp nhận như là những yếu tố Chánh Ðạo. đây
là vật thể[70] thể chất được giải thích không phải là Chánh Ðạo.
"Phải chăng Chánh Kiến là yếu tố thuộc chánh
đạo?" v.v... là câu hỏi được nêu lên để chứng tỏ chẳng có cái gọi là
"không chánh đạo"nằm trong chánh đạo.
Trong Kinh Phật có ghi, "Kẻ nào trước đó đã có lòng
trong trắng. nơi thân tác nghiệp, chánh ngữ và tác mệnh" Ðây là điều chứng
tỏ những người có khả năng thể hiện Chánh Ðạo chỉ gồm những ai có cuộc sống
trong trắng chứ không phải những người khác. "Kẻ nào có lòng trong sạch
thể hiện ra trong thân tác nghiêp, chánh ngữ và chánh mệnh."Ðiều này chứng
tỏ mọi người phải đạt đến lòng trong trắng nơi Chánh Ðạo, chứ không muốn chứng
tỏ sự trong trắng của Chánh Ðạo đâu, không kể ba loại vừa nêu vẫn còn năm yếu
tố nữa. Chính vì thế Ðức Thế Tôn nói rằng: "Ðối với kẻ đó. ṭhì Bát chánh đạo thánh thiện này sẽ được tu luyện đạt
đến hoàn hảo"[71]
Ðoạn Kinh Phật được trích trên do chính Sakavadin giải
thích.[72]
Ðiểm tranh luận về Chánh Ðạo kết thúc tại đây.
VI. Ðiểm
tranh luận: Tuệ giác (Nāṇa)
Liên quan đến "mười hai yếu tố cấu thành" trong
bài giảng "Quay Bánh Xe Giáo pháp"[73] một số người, cụ thể là [187]
phái Pubbaseliyas và Aparaseliyas cho rằng, kiến thức dựa trên mười hai điều
trên là kiến thức siêu nhiên. Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái
đối nghịch đồng ý tán thành.
"Phải chăng chỉ có mười hai thôi sao?" v.v...
được đặt thành câu hỏi để chứng tỏ cho phái đối nghịch thấy rằng, nếu tuệ giác
dựa trên mười hai điều đó thì sẽ có tới mười hai loại Tuệ Chánh Ðạo. (Phái đối
nghịch) bỏ, vì như vậy là chối bỏ độc nhất tính (của chánh đạo); rồi (phái đối
nghịch) lại đồng ý tán thành, vì có nhiều loại tuệ giác khác nhau. -- như tuệ
giác thiên nhiên, nhu cầu cần thực hiện, và cần được làm. -- liên quan đến mỗi
Chân Ðế.[74] Ðây cũng là phương pháp được áp dụng trong câu, "Phải chăng
có mười hai Chánh Ðạo đối với Ðấng Nhập Lưu." v.v...
Câu Kinh Phật, "Phải chăng Ðức Thế Tôn chẳng nói
rằng"v.v... chỉ nhằm giải thích tuệ giác rất đa dạng, trước sau chứ không
phải chỉ có mười hai tuệ giác nơi bậc Thánh đức.
Chính vì thế điều này chưa thể đi đến kết luận chung cuộc!
Ðiểm tranh luận về tuệ giác kết thúc tại đây.
Ðến đây cũng kết thúc luôn chương thứ tư trong năm mươi
chương.