Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Thuyết Luận Sự
Nguyên tác: Kathāvatthuppakarana Atthakathā Biên dịch Anh ngữ: Bimala Churn Law, PhD., M.A, BL. Biên dịch Việt ngữ: Tỳ Kheo Thiện Minh
13/10/2554 08:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

 

CHƯƠNG XXIII

 

I. Ðiểm tranh luận: Quyết tâm tác hợp.

[197] Một số người cụ thể là phái Andhakas và Vetulyakas[120] cho rằng những quan hệ tình dục chỉ có thể tiến hành được với quyết tâm tác hợp giữa hai người đồng cảm hỗ tương với nhau trong việc thờ tự đã xảy ra ở một số chùa, và đã đi đến quyết định quyết tâm tác hợp trong cuộc sống tương lai.[121] Liên quan đến họ Sakavadin đặt vấn đề và phái đối nghịch đồng ý.

Những gì còn lại nên được hiểu theo như trong kinh Phật.

Ðiểm tranh luận về quyết tâm tác hợp đến đây là hết.

 

II. Ðiểm tranh luận: Những biểu hiện bề ngoài nơi các vị A-la-hán.

Một số người cụ thể là phái Bắc Tông (Uttaparathakas) nhận thấy quần áo và thái độ của các vị sư có ý đồ bất thiện cho rằng loài súc sanh, lấy hình tượng con voi của vị A-la-hán cũng chỉ theo đuổi những thèm muốn giác quan dục vọng. Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi, và phái đối nghịch đồng ý tán thành

Ðiều còn lại ở đây đã quá rõ ràng.

Ðiểm tranh luận liên quan đến các vị những hiện bề ngoài của vị A-la-hán hiển nhiên kết thúc tại đây.

 

III. Ðiểm tranh luận: Thành tích đạt được qua tham quyền cố vị. [122]

Một số người, cụ thể là phái Andhakas cho rằng vị Bồ-tát, được kể lại trong Kinh Bản Sinh nói về con voi sáu ngà và nhiều con khác nữa.

Ðã tái sanh thành súc sanh nơi hoả ngục.

(b) Ðã phải nhập vào bụng mẹ.

(c) Ðã phải thực hiện nhiều công việc khó khăn.

(d) Ðã phải đền tội với những Thế Tôn xa lạ. Liên quan đến họ Salavadin đặt câu hỏi và phái đối nghịch đồng ý tán thành.

Những điều còn lại trong điểm tranh luận đầu tiên ý nghĩa đã quá rõ ràng.

Trong điểm tranh luận thứ hai "Phép thần thông biến hoá" được nói đến để chứng tỏ rằng nếu người đó phải tái sanh theo ý muốn và không thông qua tác nghiệp quá khứ. Trong câu hỏi thứ nhất, phái đối nghịch bác bỏ vì có liên quan đến phép thần thông do tu luyện mà có.[123] và rồi trong câu hỏi thứ hai, phái đối nghịch lại đồng ý tán thành cũng liên quan đến phép thần thông (iddhi) đi kèm với công đức đã lập được.

[198] Trong điểm tranh luận thứ ba "cõi đời này thì vĩnh hằng" v.v... được đề cập đến để chứng tỏ ràng kẻ nào tự ý thực hiện được những nhiệm vụ khó khăn, có nghĩa là người đó thực hiện công việc đó thông qua tà kiến, và nếu như người đó tự ý thì có thể cũng sẽ lao vào tà kiến trở lại như vậy.

Ðây là phương pháp cũng được dùng trong điểm tranh luận thứ tư.

Ðiểm tranh luận về thành tích đạt được qua tham quyền cố vị.

 

IV. Ðiểm tranh luận: Tình trạng giả vờ trước tính ái và v.v...

Một số người, cụ thể là phái Andhakas cho rằng:

(a) Chẳng có tình thương xót và quyết tâm tác hợp trong tính bằng hữu, mà không phải do tính dâm ô nhưng chỉ là trạng thái giả vờ mà thôi.

(b) Về vấn đề ghen tương, thì chỉ tạo ra ích kỷ và lo lắng, không phải sân hận nhưng chỉ là trạng thái vờ vĩnh lố lăng mà thôi.

(c) Liên quan đến thói dâm ô lố bịch chỉ tổ đem lại trì trệ, nhưng đó chính là do hiện trạng lố bịch mà ra.

(d) Liên quan đến việc loại trừ bất mãn, có sự trợ giúp của các vị Tỳ-khưu khả ái, lên án điều bất thiện, và ca ngợi điều thiện. việc thượng toạ Pilinda-Vaccha kêu gọi những người "đã bị xã hội ruồng bỏ,"[124] những lời tuyên bố của Ðức Thế Tôn về những người tật nguyền và ngu xuẩn,[125] không do ô nhiễm nhưng chỉ là tuồng lố bịch. Trong cả bốn điểm tranh luận liên quan đến họ Sakavadin đã đặt câu hỏi và phái đối nghịch đồng ý tán thành.

"Phải chăng chẳng có điều gì lại không phải là tiếp xúc?" v.v... được nêu thành câu hỏi để chứng tỏ cho phái đối nghịch thấy rằng, vì trong việc tiếp xúc, lại không có "cái gọi là" tiếp xúc, v.v... chính vì thế trong trường hợp thói dâm ô v.v... cũng không có "điều được gọi là" dâm ô. Phái đối nghịch bác bỏ. vì không có điều đó.

Những điều còn lại ý nghĩa đã quá rõ ràng ở mọi nơi mọi lúc.

Ðiểm tranh luận về những tình trạng giả vờ kết thúc tại đây.

 

V. Ðiểm tranh luận: Những gì chưa rõ ràng. [126]

Vì có lời của Ðức Thế Tôn cho rằng:

Ðơn giản cũng tại Khổ Ðế, đơn giản do là Khổ mà ra.
Khổ đế tồn tại và rồi lại biến tan.
Chẳng có gì ngoài khổ đế lại xuất hiện trở lại.
Cũng chẳng còn gì ngoài khổ lại biến đi
.[127]

Một số người, cụ thể là phái Bắc Tông (Uttarapathakas) và phái Thuyết Nhân Bộ (Hetuvadins) cho rằng, chỉ có khổ đế là được xác định cụ thể, và những gì còn lại như -- ngũ uẩn, thành tố (uẩn), sức mạnh kiềm chế -- đều chưa được xác định rõ ràng. Liên quan đến họ Sakavadin đặt câu hỏi: "Phải chăng vật chất không tồn tại cố định?" phái đối nghịch đồng ý tán thành.

"Phải chăng vật chất thì vô thường?" v.v... được nêu thành câu hỏi để chứng tỏ cho phái đối nghịch thấy rằng nếu vật chất không được xác định thì bản chất vô thường cũng chẳng tồn tại v.v... [199] phái đối nghịch không nhận ra điều đó. Nhờ câu diễn giải: "Không phải thế chăng... nếu Khổ Ðế là trường cửu vĩnh viễn?" v.v...

Ở đây ta phải hiểu ý nghĩa như sau: Chân Ðế đầu tiên không phải là Khổ Ðế hiểu theo nghĩa tuyệt đối.[128] Nhưng bất kỳ diệu gì mang thân phận là vô thường, đó lại là khổ đế. -- đó chính đặc tính vô thường. chính vì thế điều này cũng đã được xác định do chính lời bạn nói ra là vật chất chưa được xác định rõ rệt và chỉ có Khổ Ðế là đã được xác định. Nhưng bạn không thể kiên định là chỉ có Khổ Ðế là được xác định. Ðây cũng là phương pháp để giải thích những điều xuất phát từ cảm thọ... v.v... nhưng những yếu tố giác quan và những thành tố (uẩn) nên được hiểu là vô thường thông qua những yếu tố tâm linh, trừ Níp-bàn ra. những khả năng kiềm chế cũng chỉ là vô thường mà thôi.

Ðiểm tranh luận về điều bất định kết thúc tại đây.

 

* * *

 

Và đến đây:

Cũng kết thúc Tập Chú Giải mang tên "Thuyết luận sự"(những điểm tranh luận) gồm toàn bộ những bài tranh luận lên tới hai mươi chín loại khác nhau. do ngài (Ðức Phật) được mệnh danh là đấng thống trị và là người rất tài giỏi theo truyền thống để lại từ ngàn đời. Bốn chương trong số năm mươi ba ba đoạn. Những điểm Tranh Luận này chỉ gộp lại trong hai mươi ba chương nơi tác phẩm tôi đã biên soạn mà học thuyết có thể tồn tại lâu dài. Nhờ công đức có được do công việc này, chớ gì nơi mọi cõi con người và cõi chư Thiên nếm được chính Giáo pháp của vị chúa tể Giáo pháp là Ðức Phật muôn vàn kính yêu.[129]

Tập chú giải mang tên "Thuyết Luận Sự "(Kathavatthu) kết thúc tại đây.