Công nghệ thông tin
Facebook và những ngôi chùa công nghệ
28/07/2012 05:46 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

"Ngôi nhà" trên mạng mang tên Facebook, nó hoàn toàn khác với ngôi nhà vật chất, thật dễ dàng chỉ cần nhấp chuột đăng ký, điền đầy đủ thông tin yêu cầu.


Không phải mất kinh phí, thời gian là chúng ta đã có một ngôi nhà trên mạng, do ta làm chủ, quản lý và kiểm soát mọi hoạt động diễn ra, dễ dàng kết nối với cộng đồng (hàng xóm) một cách nhanh chóng, giao lưu, tiếp chuyện khi có người đến thăm và để lại tin nhắn.

facebook.jpg

Facebook đã góp phần vào công việc truyền tải giáo lý tới bạn trẻ.
Trong ảnh: Thương hiệu Facebook và người sáng lập - Ảnh: Internet

Dường như các bạn trẻ hiện nay khi nói đến Facebook thì ai cũng khá rành, vì nó là công nghệ phổ biến, được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nó đã trở thành một món ăn tình thần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.

Sự phát triển của nó đã trở nên toàn cầu hóa, tại Việt Nam hầu hết các bạn trẻ đều rất yêu thích và sở hữu cho mình một chìa khóa (tài khoản) để vào nhà, vì trong đó bạn có thể tự do tâm sự, chia sẻ, làm những điều mình thích như: Bày tỏ những nguyện vọng, khi chia sẻ những nổi khổ, niềm đau thì lập tức sẽ nhận được sự quan tâm, an ủi của hàng loạt bình luận, phản hồi, nó còn là phương tiện hữu ích để họp nhóm và cập nhật thông tin, hoạt động của cộng đồng, xã hội mỗi ngày.

“Cải gia, quy tự”

Mỗi ngày số lượng nhà gia tăng một cách chóng mặt, trong đó có đủ mọi thành phần trong xã hội.

Chỉ cần gõ vào công việc tìm kiếm tên của người mình cần tìm, là lập tức hiện ra. Nhưng trong đó cũng không ít những "ngôi chùa" trên mạng được mọc lên, chỉ chứa đựng những bài học đạo đức, những chia sẻ đạo lý. Những ngôi chùa này đa phần do quý thầy làm chủ, hay một số Phật tử trẻ vì lòng kính tin Tam bảo, yêu quý Phật pháp mà ngày đêm xây dựng, tạo nên sự liên kết chặc chẽ giữa những ngôi chùa tâm linh cùng kết nối cộng đồng xã hội, có thể dễ dàng thấy được hình ảnh của Đức Phật, hay tìm hiểu giáo lý của đạo Phật khi đã trở thành bạn của nhau.

Như bạn Nguyễn Đoàn Phúc Hậu hiện là sinh viên Đại học Mở TP.HCM chia sẻ: “Lúc trước thường thì mình chỉ đăng tải những hình ảnh ca sĩ, diễn viên mà mình thần tượng, hay chia sẻ những dòng tâm sự buồn tẻ, đơn độc, than thở về cuộc sống, nhưng từ khi nhờ tham gia những khóa tu dành cho giới trẻ, có duyên tìm hiểu về giáo lý đạo Phật, mình đã kết nối được những bạn Phật tử trẻ để cùng giao lưu học hỏi đạo đức Phật giáo. Mỗi lần qua thăm nhà (Facebook) của các bạn, mình thấy toàn là những lời dạy đầy triết lý của Đức Phật, những bài học đạo đức, hay những chia sẻ, bình luận mang tính nhân văn, cùng khích tấn nhau trên con đường đạo đức".

Nhìn lại nhà mình thì toàn là những tâm sự đau buồn, vô bổ, những hình ảnh đời thường không có gì hay nên Phúc Hậu lập tức chuyển đổi cách nghĩ và quyết định tân trang, chỉnh sửa, làm mới lại "ngôi nhà". "Giờ thì mình đã nghĩ nó là "ngôi chùa" của mình, để mỗi ngày mình được sống và cùng tu tập, cảm thấy gần gũi với mọi người hơn thông qua các chuyến từ thiện, sinh hoạt, quen biết bạn bè tốt để cùng nhau tiến tu trên con đường thánh thiện”, Nguyễn Đoàn Phúc Hậu cho biết.

Nhìn theo hướng tích cực

Đa phần chúng ta thấy ai mà thường sử dụng Facebook... mỗi ngày là phí thời gian, không có việc gì làm. Nhưng nếu suy nghĩ nó với chiều hướng tích cực thì quả thật, chúng ta sẽ có nhận định khác.

Sự lợi ích hay tác hại chỉ phụ thuộc vào người sử dụng có kiểm soát được tâm mình, và mục đích sử dụng là gì?. Chứ nguyên thủy của nó vốn là không. Cũng như một ngôi nhà chứa toàn rác thải, bụi bặm thì sẽ khác với ngôi nhà thoáng mát, trong sạch, có nhiều cây cối xinh tươi.

Những lợi ích của công nghệ này trong việc hoằng pháp, truyền tải giáo lý đạo Phật đến với cộng đồng xã hội vô cùng hiệu quả, nhất là đối với giới trẻ hiện nay trong việc tìm hiểu, trao đổi Phật pháp như chia sẻ ở trên. Bên cạnh đó, thông qua Facebook, những thông tin, hoạt động, tổ chức sự kiện của Phật giáo sẽ được lan rộng đến mọi người trong tích tắc. Đồng thời, những vấn đề nhạy cảm có ảnh hưởng đến Phật giáo sẽ được cộng đồng mạng bình luận, và truyền cho nhau một cách nhanh chóng, nhằm kịp thời ngăn chặn.

Thiết nghĩ, những ngôi chùa trên mạng chính là nơi nối kết, sưởi ấm lại những tâm hồn lạnh giá (tham-sân-si), giữa cuộc đời, để chợt nhận ra trong muôn trùng tiến bước của công nghệ thông tin. Ở đó còn có những "ngôi chùa tâm linh" được xây nên bởi chất liệu bình an, tự tại, ngày đêm chuyển tải thông điệp, yêu thương, tình người trong tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật.

Giác Minh Luật (GNO)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch