31/12/2021 13:20 (GMT+7)
Lễ hội thời Lý có một giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc, bởi nó mang đậm những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt. Lễ hội mà còn là nơi học tập, trau dồi đạo đức, văn hóa của người dân Đại Việt; nổi bật là lễ hội trong văn bia Sùng Thiện Diên Linh, dưới thời trị vì của vua Lý Nhân Tông được áp dụng một cách rộng rãi trong các tầng lớp dân chúng. Đạo Phật đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân. Chính vì thế, cần phải trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội như một việc làm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. |
30/12/2021 19:31 (GMT+7)
Phật giáo hệ phái Bắc truyền tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc về sắc phục và lễ nghi của văn hóa Phật giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Phật giáo tại Việt Nam, các vị Trưởng lão tiền bối đã cố gắng bản địa hóa những nghi lễ, sắc phục và tạo nên một sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam. Mặc dù không hoàn toàn khác biệt, nhưng khi hai nền văn hóa tụ họp vẫn có những nét riêng đặc trưng để nhận biết vị nào là Tăng, Ni Phật giáo Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày sự hình thành và phát triển pháp phục của Tu sĩ Phật giáo, nhất là hệ phái Bắc truyền. |
30/12/2021 19:27 (GMT+7)
Với tinh thần từ bi và trí tuệ, giáo lý nhà Phật nhằm giúp mỗi cá nhân thấu hiểu lẽ thật về cuộc sống, con người và thế giới thông qua lý Duyên khởi, biết tôn trọng và chịu trách nhiệm với chính mình cũng như mọi người, mọi loài thông qua lý Nhân quả… Từ đó, con người có được cuộc sống lành mạnh, hài hòa, cân bằng giữa vật chất và tinh thần thông qua các phương pháp thực hành đơn giản, cụ thể như: Niệm Phật, tọa thiền, kinh hành, lễ sám… Trong thời đại ngày nay, giáo lý nhà Phật ngày càng chứng tỏ giá trị chân thực của mình, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như: Giáo dục đạo đức, lối sống; bảo vệ môi trường; an sinh xã hội…, đặc biệt giáo dục đạo đức từ trong gia đình, định hướng cho mỗi cá nhân trở thành một công dân tốt ngay trong ngôi nhà của mình, từ đó lan rộng ra cộng đồng và xã hội. |
30/12/2021 19:17 (GMT+7)
Thủ đô Hà Nội với vị thế là trung tâm chính trị, tháng năm trường kỳ của lịch sử thủ đô ngàn năm văn hiến, Phật giáo đã và mãi luôn đồng hành trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội, tâm linh của người dân. Những giá trị đạo đức, lối sống Phật giáo ăn sâu, thẩm thấu vào mọi tầng lớp xã hội và trở thành mạch nguồn, cốt cách và tinh thần Thăng Long. Chính vì thế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Phật giáo nói chung, thời Lý nói riêng là vô cùng quan trọng và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặc biệt quan tâm. |
29/12/2021 07:53 (GMT+7)
GNO - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25-12-2021 công nhận thêm 23 bảo vật quốc gia trong đợt 10 - năm 2021. Theo đó, có 5 di sản của Phật giáo được công nhận trong đợt này. |
28/12/2021 14:31 (GMT+7)
Xuân Di Lặc - không biết có tự bao giờ thế nhưng từ lâu cho đến nay, câu trên đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường này. |
08/08/2017 07:40 (GMT+7)
“Đi Cùng Tôi” (Walk With Me), bộ phim tài liệu về hành trình hoằng dương chính pháp Phật Đà khắp nơi trên thế giới của thiền sư Phật giáo Việt Nam Thích Nhất Hạnh (do nhà sản xuất phim người Anh Cumberbatch thực hiện), sẽ được công chiếu tại New York, Hoa Kỳ vào ngày 18/8/2017 tại Bảo tàng Nghệ thuật Rubin. Các buổi trình chiếu sẽ được bắt đầu từ ngày 26/08, sau đó bộ phim sẽ được phát hành tại các rạp chiếu phim trên toàn quốc Hoa Kỳ. |
03/08/2017 07:07 (GMT+7)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối. |
01/08/2017 07:26 (GMT+7)
Giáo trình tâm lý học và giáo khoa môn giáo dục công dân hiện hành ở bậc học THPT phát biểu về hạnh phúc, đại ý: đấy là trạng thái được thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người với mức độ tăng dần. Và trong đời thường người ta vẫn nghĩ hạnh phúc đúng như thế. |
04/05/2017 20:55 (GMT+7)
Hỏi 1 (Câu hỏi của Tịnh Trí):
Thầy kính mến! Từ khi tu tập thiền theo phương pháp Thầy hướng dẫn, mỗi
lần đi ra đường con cảm thấy rất ngộp thở, cảm giác như là sắp tắt thở,
và lúc nào cũng như là cần hơi thở lắm vậy. Có nhiều lúc con nghĩ là
phải gọi xe đưa đi bịnh viện. Khi đi mua sắm với vợ thì con cảm thấy rất
mệt, và phải nằm trong xe để bà xã con đi vô trong trước. Không biết là
tại sao? Con bắt đầu ngồi thiền từ lúc 15 tuổi, và bây giờ là 40 tuổi,
chưa bao giờ con bị trong trạng thái này. Lúc trước con ngồi thiền là
ngồi theo phương thức Yoga, có nghĩa là con ngồi với trạng thái thả
lỏng, không suy nghĩ gì. |
26/04/2017 18:00 (GMT+7)
Xin chào tất cả mọi người. Lại một ngày nữa dành cho những người mới thực hành. Mỗi khi tôi nói chuyện, hay nghĩ về một bài nói chuyện hay bất cứ sự hướng dẫn nào cho những người mới tập thiền, tôi đều cố gắng nghĩ lại những ngày xa xưa, từ rất rất lâu trước kia, khi tôi sống ở Miến Điện và mới bắt đầu bước chân vào đạo, chập chững tập hành thiền. Bởi vì các bạn biết đấy, điều đó rất quan trọng. Có lần tôi đọc được một bài thơ của một thiền sư Nhật Bản, nó nhắc nhở tôi sự quan trọng phải nghĩ lại những thời xa xưa ấy mình đã như thế nào. Bài thơ có một câu như sau: “Đã có lần tôi còn trẻ, từ lâu thật lâu trước kia”. Vì vậy, nếu tôi nói chuyện với các bạn từ thực tế hiện tại của tôi bây giờ, thì rất có thể tôi sẽ không hiểu được những khó khăn của các bạn – những người mới bước chân vào thiền. Một câu thơ đã nhắc nhở tôi điều đó. |
18/04/2017 21:09 (GMT+7)
Có những sự có mặt của bạn bè tương đương với một dấu
lặng trong âm nhạc, nên sự có mặt đó thường có khả năng mang đến cho ta
sự thoải mái, thảnh thơi tựa hồ như là niềm hoan lạc. Đó là những trường
hợp ta không cần phải đối phó, không cần phải lấp đầy khoảng trống bằng
câu chuyện gắng gượng và nhạt nhẽo. |
17/04/2017 17:02 (GMT+7)
Thân trung ấm, người cõi âm, vong linh, ngạ quỷ, hồn ma, phi nhân v.v... là những tên gọi khác nhau người đời sau đặt ra theo hiểu biết của họ nhưng đều ám chỉ người cõi Peta trong tiếng Pāli mà thôi. Như vậy gọi gì không quan trọng, chủ yếu là biết đúng thực chất cõi này là gì mới được. |
17/04/2017 16:50 (GMT+7)
Quan niệm thông thường cho rằng muốn theo giáo lý Phật người ta phải lánh đời, là một quan niệm sai lầm. Trong
văn học Phật giáo, có rất nhiều chỗ nói đến những người nam nữ sống đời
gia đình bình thường mà vẫn thực hành một cách hiệu quả những gì Phật
dạy, và thực chứng Niết-bàn. |
13/04/2017 23:37 (GMT+7)
Tôi không thường xuyên nói lời "cảm ơn" như đáng lý ta nên làm
và tôi ngờ rằng mình không phải là người duy nhất. Thật ra tôi bắt đầu
tin rằng từ "cảm ơn" là cụm từ được trân trọng nhất nhưng lại chưa được
sử dụng đủ trong cuộc sống trên hành tinh này. Cụm từ này phù hợp với
hầu hết mọi trường hợp và thường là cách trả lời tốt hơn so với những từ
mà chúng ta đã thốt ra. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét 7 tình huống
thường gặp mà “Cảm Ơn” sẽ là từ đẹp nhất ta nên dùng so với các từ ngữ
khác. |
13/04/2017 23:32 (GMT+7)
Chúng ta biết rằng các pháp là vô thường nhưng chúng ta lại đắm
đuối vào chúng. Chúng ta biết các pháp là khổ, nhưng vẫn say mê chúng.
Chúng ta biết các pháp là vô ngã, nhưng vẫn say đắm chúng. Sự hiểu biết
về vô thường, khổ, vô ngã của chúng ta là không thực. Như vậy, đích xác
phải hiểu các pháp này ra sao? |
13/04/2017 21:15 (GMT+7)
Mỗi người đều có khả năng đem hạnh phúc và thương yêu
đến cho người khác. Nhưng chúng ta cũng có thể gieo rắc nỗi khổ đau cho
kẻ khác. Đó là 2 mặt luôn tồn tại trong mỗi người. |
11/04/2017 15:20 (GMT+7)
Trong kinh luận Phật giáo Đại thừa, nhất là các bộ phái lấy chân thường
làm chính, danh từ Phật tính thường được dùng lẫn lộn với một số từ
khác, hoặc là đánh đồng với nhau. Kinh Niết bàn (Mahāparinirvana - Sūtra) cũng cho Phật tính có nhiều tên khác. |
11/04/2017 15:14 (GMT+7)
GN - Jan Chozen Bays, bác sĩ nhi và cũng là thầy dạy thiền ở tiểu
bang Oregon, Mỹ. Từ những năm 1985, bà và chồng là Laren Hogen Bays, đã dạy thiền
tại Cộng đồng Thiền Oregon, hạt Portland, Oregon. Từ 1990 cho đến nay, bà vẫn
tiếp tục phát triển sự thực hành thiền. |
11/04/2017 15:07 (GMT+7)
Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở, là triết học làm
cho con người yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống. Đạo Phật
đến với ông qua nếp sống gia đình, và rồi đi vào âm nhạc của ông ngày
càng sâu sắc hơn qua sự trải nghiệm thăng trầm giữa cuộc đời này. Âm
nhạc Trịnh Công Sơn được nhìn qua nhiều góc độ. Trong dịp kỷ niệm ngày
mất của ông, VHPG giới thiệu đến độc giả một bài viết về Trịnh Công Sơn
của Giáo sư John C. Schafer, một người Mỹ, qua con đường nghiên cứu và
tiếp xúc văn hóa đã trở về với đạo Phật, với văn hóa Việt, như thể kiếp
trước là người Việt. Bài viết được ông chuyển trực tiếp cho tòa soạn Văn
Hóa Phật Giáo. BBT xin cảm ơn tác giả về mối duyên tốt đẹp này. |
|