I. TỔNG LUẬN
Giá trị văn hóa truyền thống của văn bia thời đại Lý – Trần là giá trị về tính dân tộc hóa, tự tôn dân tộc và sức tự cường, tự chủ quốc gia. Giá trị ấy được thể hiện qua nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như: giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức được đề cao và phát triển rực rỡ nhất trong chiều dài lịch sử của Dân tộc. Do đó, khi tìm hiểu về giá trị văn hóa Văn bia là chúng ta nghiên cứu về một loại thư tịch cổ điển nhưng có niên đại rõ ràng và có giá trị hơn những tác phẩm văn học nghệ thuật. Chúng đã chứa đựng những thông tin về nhiều mặt: lịch s[ử, kinh tế, xã hội, và thể hiện rõ tính chất giáo dục, đặc tính tư tưởng triết học của thời đại đương thời. Cho nên, giá trị văn bia Lý – Trần không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn cả trong hiện tại. Khi đó, những đặc tính căn bản nhất, phổ biến nhất về Văn hóa Văn bia thời Lý – Trần mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt, từ đời sống vật chất cho đến đời sống tinh thần. Và nội hàm ấy lại thể hiện đầy đủ những khía cạnh truyền thống văn hóa, giáo dục nhân cách cho đến tinh thần xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước với hai mục đích rõ rệt:
Thứ nhất, để ghi lại những dữ kiện, sự kiện, sắc lệnh hoặc những vấn đề trọng yếu của quốc gia, xã hội đã diễn ra có tính chất giáo dục về lối sống tri ân, báo ân và tuyên dương công hạnh cá nhân, tổ chức hoặc những thiền sư Phật giáo đã có công trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ hai, để lưu truyền cho đời sau những tính chất, việc làm hữu ích có giá trị về nhiều lĩnh vực. Văn Bia trong giai đoạn này còn chú trọng đến giá trị mỹ thuật. Bởi lẽ, Văn bia là một tác phẩm thành văn được khắc trên đá. Do vậy, văn bia thường được chú trọng về mặt mỹ thuật và nội dung chứa đựng giá trị đạo đức truyền thống hết sức cao đẹp.
[B]II. NỘI DUNG[/B]
[B]1. KHÁI NIỆM[/B]
Trong quá trình lao động, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội...và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa, nên khác nhau ở từng cá nhân trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc... Từ những giá trị về văn hóa như trên, hệ thống văn bia Việt Nam hiện tồn tại trong lịch sử cho đến nay là một di sản văn hóa của dân tộc, nó chính là sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại. Sự gắn kết ấy dù là vô hình hay hữu hình cũng đều cho chúng ta tự soi vào đó để sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Vậy Văn Bia là gì? Khái niệm của các nhà ngôn ngữ học và xã hội học thì Bia là hình thức lưu trữ dữ liệu, thư tịch cổ có tính chất và ý nghĩa xưng tụng, tán dương hoặc đó là sự đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng nào đó. Theo [I]Từ Điển Hán Việt [/I]và[I] Từ Điển Tiếng Việt[/I] của Viện Ngôn Ngữ Học định nghĩa và giải thích: Bia hay Bi là tấm đá đúc, đẽo có khắc chữ; trong đó, Bi tức là bia, bia đá, là sự đề cao, ví dụ như bi bản, bi biểu, bi chí, bi kệ, bi minh, bi bảng, bi trung, v.v… Ngoài ra, Bia (Bi) được định nghĩa theo các nhà Văn học, Lý luận thì Văn Bia hay Văn Bi là sự thể hiện chất hào sảng, khí phách cốt cách thanh cao, công lao phi thường; chất văn là chất nhân văn nhân đạo và thẩm mỹ tinh tế. Có nghĩa là, lời hay, chữ đẹp, ý thuần khiết thanh cao. Đặc tính nổi bật là nghiêng về tính chất tinh tế của sử liệu, viết theo thể văn xuôi biền ngẫu hoặc thi kệ tản văn, hoặc là sự kết hợp giữa hai thể loại văn chương ấy.
[B]2. GIÁ TRỊ VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA CHỨC NĂNG VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN[/B]
Ở Việt Nam, văn khắc trên đá đã có một truyền thống lâu đời và xuyên suốt qua các giai đoạn. Đến thế kỉ X, với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt năm 938 đã chấm dứt thời kì 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Dân tộc. Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử phát triển quốc gia Đại Việt, và là kết quả của một ý chí, một tinh thần đoàn kết kiên cường, bất khuất. Chính cơ sở ấy đã giúp cho nước nhà dần đi vào con đường ổn định về chính trị, kinh tế… và củng cố khối đoàn kết thống nhất, tạo sự ổn định chung trong cả nước. Những thành quả này là cơ sở ban đầu cần thiết cho sự tồn tại và chấn hưng một quốc gia độc lập. Trên cở sở đó, từ thời Lý và suốt thời đại nhà Lý, đất nước ta đã có những bước tiến vững chắc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển chung của quốc gia đã phần nào đó giúp cho nền văn hóa văn bia ra đời và phát triển, nhằm đánh dấu những sự kiện lịch sử quan trọng, để rồi văn bia được xem như là một phương tiện lưu lại những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.
Trong mấy năm trước đây, tại Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) kinh đô nhà Đinh (968-980), các nhà khoa học đã phát hiện ra các cột đá có khắc kinh Phật, đó là bài thần chú Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni (佛 頂 尊 勝 佗 羅 尼) bằng chữ Hán. [B][/B]
Bài thần chú Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni là một thần chú vốn ở trong [I]Kinh Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni, [/I]hoặc là [I]Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni, [/I]còn có tên là [I]Tối Thắng Phật Đỉnh Đà La Ni tĩnh trừ nghiệp chướng chú kinh”[/I][LINK=#_ftn1]\[1][/LINK][I].[/I] Như vậy, chứng tỏ Phật giáo ở nước ta đã phát triển mạnh từ thời Đinh và có sự ảnh hưởng của yếu tố Mật tông.
Đến thời Lý, Phật giáo phát triển rất mạnh mẽ và đạt tới đỉnh cao. Vua Lý Thái Tổ đã có nhiều sắc lệnh có lợi cho sự phát triển của Phật giáo, như làm chùa trong cả nước, độ dân làm sư, sai sứ sang Trung Quốc xin kinh Phật, v.v... Sau này các vua Lý đều tôn sùng đạo Phật và tất nhiên cả các tầng lớp qúy tộc quan lại cũng mộ Phật. Tinh thần sùng Phật lại được thể hiện trong các lĩnh vực của hoạt động xã hội. Trên lĩnh vực văn học, bên cạnh những áng văn chính luận nổi tiếng phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc còn có những bài thơ và văn bia xoay quanh các chủ đề về đạo Phật. Điều này được minh chứng qua sử liệu được ghi lại trong [I]Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[/I] như sau: “[I]Năm [LINK=http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=1010&action=edit&redlink=1]1010[/LINK], mùa thu, tháng 7, vua \[Lý Thái Tổ] từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La... Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở, đều dựng bia ghi công...[/I]
[I]Năm [LINK=http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=1011&action=edit&redlink=1]1011[/LINK], bên hữu dựng chùa Vạn Tuế. Ngoài thành dựng chùa [LINK=http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_v%C6%B0%C6%A1ng]Tứ Đại Thiên Vương[/LINK] và các chùa Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ...[/I]
[I]Năm [LINK=http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=1014&action=edit&redlink=1]1014[/LINK], mùa thu, tháng 9, xuống chiếu phát 310 lạng vàng trong kho để đúc chuông treo ở chùa Hưng Thiên, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm...[/I]
[I]Năm [LINK=http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=1016&action=edit&redlink=1]1016[/LINK], độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làm tăng đạo. Dựng hai chùa Thiên Quang, Thiên Đức và tô bốn pho tượng Thiên Đế...[/I]
[I]Năm [LINK=http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=1018&action=edit&redlink=1]1018[/LINK], mùa hạ, tháng 6, sai Viên ngoại lang là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Tống xin [LINK=http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_Tam_T%E1%BA%A1ng&action=edit&redlink=1]kinh Tam Tạng[/LINK]...[/I]
[I]Năm [LINK=http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=1019&action=edit&redlink=1]1019[/LINK], xuống chiếu độ dân trong nước làm tăng... Năm [LINK=http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=1021&action=edit&redlink=1]1021[/LINK], làm nhà Bát giác chứa kinh...[/I]
[I]Năm [LINK=http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=1024&action=edit&redlink=1]1024[/LINK], mùa thu, tháng 9, làm chùa Chân Giáo ở trong thành để vua tiện ngự xem tụng kinh[/I].” [LINK=#_ftn2]\[2][/LINK]
Và Văn bia thời Lý (1010-1225) hiện mới tìm thấy được là 18 văn bản[LINK=#_ftn3]\[3][/LINK]. Đứng về phương diện chức năng xã hội và chức năng lịch sử, giá trị nội dung văn bản của các văn bia thời kì này chủ yếu gắn liền với mục đích tôn giáo, tín ngưỡng như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã có đánh giá, nhận xét: “[I]Tác giả văn bia có thể là nhà Nho, nhưng bản thân văn bia thì hầu như chỉ xuất hiện với mục đích tôn giáo, lưu hành trong phạm vi thờ cúng và nhất là nhà chùa[/I]”[LINK=#_ftn4]\[4][/LINK].
Vậy có thể nói các bài văn bia thời Lý là những tài liệu có giá trị khi nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam và đặc biệt là lịch sử, tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Ví dụ như văn bia: An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí (安 獲 山 報 恩 寺 碑 記) do Chu Văn Thường soạn, niên đại Hội Phong 9 (1100) ở chùa Báo Ân núi An Hoạch, Đông Sơn, Thanh Hóa; Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi (保 寧 崇 福 寺 碑) do Lý Thừa Ân soạn, niên đại Long Phù Nguyên Hòa (1107) ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang; Đại Việt quốc đương gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi (大 越 國 當 家 第 四 帝 崇 善 延 齡 塔 碑) do Nguyễn Công Bật soạn, niên đại Thiên Phù Duệ Vũ 2 (1121) ở chùa Sùng Thiện Diên Linh, Duy Tiên, Hà Nam; Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh (仰 山 靈 稱 寺 碑 銘) ở chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn, Ngọ Xá, Hà Trung, Thanh Hóa và Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh (崇 嚴 延 聖 寺 碑 銘) ở chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, Hậu Lộc, Thanh Hóa do Pháp Bảo soạn trước năm 1107 và năm 1118, Viên Quang tự bi minh tính tự (圓 光 寺 碑 銘 并 序) do Dĩnh Đạt soạn, niên đại Thiên Phù Duệ Vũ 3 (1122) ở chùa Viên Quang, Giao Thủy, Nam Định; Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí (奉 圣 夫 人 黎 氏 墓 志), khuyết danh, niên đại Chính Long Bảo Ứng (1173) ở chùa Phúc Thánh, Tam Nông, Vĩnh Phúc; Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh (乾 尼 山 香 嚴 寺 碑 銘), khuyết danh, niên đại Thiên Phù Duệ Vũ 5 (1124) ở chùa Hương Nghiêm núi Càn Ni, Đông Sơn Thanh Hóa; Cự Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi minh tự ( 鉅 越 國 太 尉 李 公 石 碑 銘 序), khuyết danh, niên đại khoảng năm 1159 v.v...
Đặc điểm nổi bật của chúng là tư tưởng Phật giáo đã được phát biểu quan điểm có tính chất triết học của mình. Một điều cần được khẳng định là Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt tư tưởng và nhân sinh quan của người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Điển hình như Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi đã làm sáng tỏ điều này: “[I]Thái úy (Lý Thường Kiệt) tuy thân vướng việc đời mà lòng vẫn hướng về đạo Phật. Có lẽ vì nhà vua và mẫu hậu tôn sùng giáo Lý nhà Phật đó chăng? Cho nên Thái uý vâng theo ý chỉ của đức vua và mẫu hậu mà nâng đỡ Phật pháp vậy[/I]”[LINK=#_ftn5]\[5][/LINK]. Thứ hai, ngoài ra các văn bia thời Lý còn là những tư liệu có giá trị góp phần nghiên cứu lĩnh vực văn hóa Phật giáo và văn hóa dân gian của người Việt trong đời sống xã hội thời kì này.
Năm 1210, vua Cao Tông chết, thái tử Sảm lên thay, tức là Lý Huệ Tông. Triều chính hoàn toàn trong tay họ Trần. Kết cục, cuối năm 1225, công chúa Lý Chiêu Hoàng đã bị ép nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Nhà Lý chấm dứt, nhà Trần thay thế, người đứng đầu dòng họ Trần ở đây là Trần Cảnh (Trần Thái Tông) nhưng người đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Trần là Trần Thủ Độ. Thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225.
Tiếp nối nhà Lý, Phật giáo thời Trần vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội; tuy nhiên, với việc thi tuyển chọn quan lại trở thành thường xuyên, tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo đã đẩy lùi dần dần thế lực của tầng lớp Tăng lữ trên lĩnh vực chính trị và tư tưởng. Hàng ngũ quan lại xuất hiện từ tầng lớp Nho sĩ ngày càng chiếm ưu thế trong bộ máy chính quyền và nắm giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình. Lực lượng sáng tác văn học và nghệ thuật cũng dần chuyển sang tầng lớp Nho sĩ. Các vua Trần đều ý thức được vai trò của Phật giáo và Nho giáo đối với xã hội nên Phật giáo đã phát triển trong sự dung hòa đối với Nho giáo và Lão giáo.
Văn bia thời Trần đã phản ánh được nhiều yếu tố, tính chất và đặc trưng về không khí chính trị tư tưởng thời bấy giờ. Văn bia thời kỳ này khá phong phú, không chỉ với mục đích tôn giáo như văn bia thời Lý mà còn có các nội dung khác. Tuy nhiên văn bia thời Trần vẫn chủ yếu được dựng tại các nhà chùa. Ví dụ như văn bia Sùng Nghiêm sự Vân Lỗi sơn đại bi tự (崇 嚴 事 雲 磊 山 大 碑 序) do Phạm Sư Mạnh soạn, niên đại Thiệu Khánh 3 (1372) đã viết: “[I]Đất trời có tượng, tỏ chở che để nuôi dựng muôn linh; thời tiết không hình, ngầm nóng lạnh để hóa thành vạn vật[/I]”[LINK=#_ftn6]\[6][/LINK].
Thời nhà Trần, khi Phật giáo còn chiếm ưu thế trong xã hội, một số tác phẩm có giá trị về triết lý và tư tưởng của Phật giáo xuất hiện như: [I]Khóa Hư Lục, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục,[/I]... Do vậy, văn bia thời kì này cũng vẫn xuất hiện những bài văn bia truyền bá tư tưởng Phật giáo và sự liên hệ giữa Phật giáo và Nho giáo. Văn bia Hưng Phúc tự bi (興 福 寺 碑) khuyết danh soạn, niên đại Khai Thái (1324) đã viết về mối quan hệ của Phật - Nho như sau: “[I]Noi theo chí người trước làm sáng tỏ ở đời sau, họ Khổng gọi là hiếu; vui bố thí của tiền sáng lập ruộng phúc, đạo Phật gọi là từ. Ôi hiếu và từ, há chẳng phải là bản tâm của con người hay sao? Vậy nên dốc lòng hiếu để báo cái ơn vô cùng, rộng điều từ để cầu phúc cõi âm mờ mịt khiến cho đời đời con cháu, nhờ ơn mưa móc, cảm sắc khói hương, mỗi lần chiêm ngưỡng lễ bái lại một lần dậy niềm hiếu kính, gây nền phúc lâu dài về sau[/I]”[LINK=#_ftn7]\[7][/LINK]. Tuy nhiên vào những năm cuối của thế kỉ XIV, đạo Phật đã kết thúc thời kỳ huy hoàng vàng son của mình khi Hồ Quí Ly ra lệnh sa thải Tăng đồ, bắt những người dưới 40 tuổi phải hoàn tục vào năm 1396.
Bố cục và đề tài trang trí trên văn bia thời Trần vẫn giống hệt thời Lý nhưng xu hướng sử dụng các đề tài và dáng dấp các hoa văn có nhiều biến chuyển.
Hình phượng trên trán bia chỉ gặp trên một tấm bia sớm nhất thời Trần: bia chùa Thiệu Long (Hà Nội) tạc năm 1226. Có thể nói trang trí trán bia Thiệu Long là sự tiếp nối truyền thống trang trí trên các bia cuối thời Lý.
Phổ biến trang trí trên trán bia thời Trần là hình rồng như các bia chùa Đại Bi, bia chùa Thanh Mai (Hải Hưng), bia chùa Sùng Hưng, bia chùa Hưng Phúc (Thanh Hóa), bia “Ngô gia thị bi” (Hà Nam Ninh). Rồng trên các bia Trần có thân bè mập, mào ngắn, khúc uốn doãng, các ký hiệu chữ S và chữ W thời Lý biến mất nhường chỗ cho các cặp sừng nhiều kiểu khác nhau.
Tóm lại, một số đặc điểm về chức năng, và lịch sử hình thành phát triển tính truyền thống Văn Bia Lý – Trần thường dùng để ghi lại những sự kiện lớn diễn ra trong lịch sử, sự kiện văn hóa, chính trị…hoặc ca ngợi công đức của các vị vua cai trị và tôn vinh những bậc Nho học có công trạng hoặc đạt những giải cao trong các kỳ thi do triều đình tổ chức như bia Tiến sĩ.
Đặc tính thứ hai, thể hiện về nguyên khí quốc gia, đó là những người hiền tài. Vì vậy, người đỗ đạt cao thường được lưu danh vào bia đá mà người ta thường gọi là bia Tiến sĩ. Hiện nay, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu giữ 82 bia tiến sĩ có niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 (1484 -1779). Những văn bia này được xem là những minh chứng cho sự cần cù hiếu học của nhiều thế hệ ông cha chúng ta, đã góp công sức vào sự phát triển của dân tộc.
Bia đá chính là sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, do đó chúng ta cần đọc, hiểu, trân trọng và phát huy hơn nữa những giá trị hết sức cao đẹp của ông cha ta đã để lại.
[B]III. KẾT LUẬN[/B]
Nếu xét về khái niệm chuẩn về tính đa dạng văn hóa và văn hóa truyền thống theo UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa vào năm 2002, như sau: “[I]Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập[/I] [I]hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”[LINK=#_ftn8][B]\[8][/B][/LINK]; [/I]thì khi đó, điều này đặc điểm giá trị văn hóa Văn Bia Lý – Trần đã thể hiện tính giáo dục truyền thông và hoạch định chiến lược phát triển văn hóa dân tộc hết sức ổn định. Bởi vì, khi những phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm tiêu chuẩn văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm soát xã hội mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sự tuân thủ những tiêu chuẩn văn hóa. Đặc tính nổi bật khi giá trị Văn hóa đạo đức của văn bia thời Lý – Trần thể hiện thì ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp phần làm cho những tiêu chuẩn văn hóa được tuân thủ, bởi vì nó chứa đựng giá trị soi rọi lại chính bản thân con người. Quá trình này chính là tiếp thu các tiêu chuẩn văn hóa, hay nói một cách khác, hòa nhập tiêu chuẩn văn hóa vào nhân cách của bản thân.
[HR]
[I] Lịch sử Phật giáo Việt Nam[/I], Nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. 1988, tr.139.
[2]Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[/I], Bản Kỷ, Bản in Nội Các Quan Bản Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), [I]Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[/I][B], Soạn giả: [/B]Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v..., 1697, [B]Dịch giả: [/B]Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam 1985-1992, [B]nhà xuất bản: [/B]Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1993, [B]chuyển sang ấn bản điện tử bởi: [/B]Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung, 2001.
[3]Theo số liệu điều tra công trình Tổng tập văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[4]Thơ văn Lý - Trần (tập 1)[/I], Nxb. Khoa Học Xã Hội, 1977, tr.185.
[5]Sđd., [I]Thơ văn Lý - Trần (tập 1)[/I], tr. 362.
[6]Thơ văn Lý - Trần (tập 3)[/I], Nxb. Khoa Học Xã Hội, 1978, tr.133.
[7]Thơ văn Lý - Trần (tập 2, quyển thượng),[/I] Nxb. Khoa Học Xã Hộ, 1989, tr.638.
[8 Tuyên bố chung của UNESCO về tính đa dạng văn hóa ([LINK=http://www.]http://www.[/LINK] unesco. org/ education/ imld_2002/ unversal_decla. shtml)