Nghệ thuật sống
Tu tâm đón nhận thực hư chuyện đời
Diệu Bửu
05/02/2015 23:33 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Mong cuộc đời mãi bình yên là việc không có, giống như mong gió không thổi vậy. Gió không thổi thì không có sự sống. Gió phải theo lối gió thì sự sống mới diễn tiến và tồn tại. Gió cần cho sự sống, nhưng chẳng may gió lớn quá thì cuộc đời cũng lao đao. Chuyện đời thực hư cũng tựa như những cơn gió vậy, cứ hết đợt này đến đợt khác, thổi qua trần thế mãi không dứt… Làm thế nào để vững tâm đón nhận những điều bất như ý đó?

tu-tam

Duyên sinh hư thực chuyện đời chẳng mới lạ cho lắm nhưng luôn là đề tài lớn cho nhận thức con người, ở ngoài đời cũng như ở trong đạo. Người đời lấy chuyện thực hư (cái thiện, cái ác) làm cơ sở đấu tranh để tự khẳng định mình. Còn người tu đạo thì vận dụng lẽ thực hư để nuôi lớn tâm giác ngộ. Thế gian còn ham thích đấu tranh nến đối trước chuyện đời biến đổi thực hư thường than thở: “Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”. Nhưng bậc tu hành giác ngộ thì đối diện chuyện thực hư chẳng lắm buồn phiền (nhậm vận thịnh suy vô bố úy), chỉ lo trụ tâm cho vững, bởi “nó vốn thế” (pháp nhĩ như thị).

Mong cuộc đời mãi bình yên là việc không có, giống như mong gió không thổi vậy. Gió không thổi thì không có sự sống mới diễn tiến và tồn tại. Gió cần cho sự sống, nhưng chẳng may gió lớn quá thì cuộc đời cũng lao đao. Chuyện đời hư thực cũng tựa như những cơn gió vậy, cứ hết đợt này đến đợt khác, thổi qua trừng thế mãi không dứt. Gió thì có lúc mát mẻ, có lúc gió buốt, cũng có lúc cuốn bay cửa nhà. Thế nhưng con ngừoi ta đã biết đón làn gió mát mùa hè rồi thì cũng chẳng ngọn gió buốt mùa đông mà làm gì. Lại nên luyện tâm cho vững mà tiếp nhận các cơn bão tố chẳng biết ập đến lúc nào. Gió muôn đời là thế, cứ vô tình đến rồi đi, để lại cho nhân thế bao cảm giác khổ vui.

Gió tạo nhiều cảm xúc khổ vui như thế, nhưng có ai tạo ra gió đâu?  Gió dó nhân duyên sinh. Chuyện đời biến đổi hư thực cụng chẳng cho cá nhân nào tạo ra. Tất cả đề do nhân duyên mà phát sinh. Nhân ấy là tham, sân, si hoặc, vô tham, vô sqân, vô si vận hành khi có điều kiện hoặc môi trường thích hợp. Tham, sân, si mà có điều kiện dấy khởi mạnh thì cuộc đời trở nên hư hỏng bất an. Trái lại, vô tham, vô sân, vô si được nuôi dưỡng và khuyến khích thì cuộc sống trở nên chân thực an lạc. Đạo Phật khuyên mọi người loại bỏ tham, sân, si – các nguyên nhân gây sóng gió bất an cho cuộc sống, nhưng mặt khác xem mọi chuyện hư-nên, tốt-xấu diễn ra trên cuộc đời đều do duyên sinh, huyễn hoá, vô tự tính hay vô ngã tính. Đã là do duyên sinh thì cũng do duyên mà diệt. Người con Phật nhìn mọi việc thực hư xảy ra trên cuộc đời hoàn toàn do nhân duyên, đến rồi đi, không có chủ thể, không có người làm, nên không than trời trách đời, chỉ lo luyện tâm cho vững:

Như tảng đá kiên cố,

Không gió nào lay động,

Cũng vậy giữa khen chê,

Người trí không dao động.

Bài kệ là lời khuyên tu tâm của bậc Giác ngộ. Đức Phật chứng ngộ duyên sinh muôn sự ở đời nên không dao động khi đối diện với thuận duyên và nghịch cảnh. Ngài thực tập tâm kham thực nhẫn to lớn, như như bất động nên không vui khi được khen, không buồn khi bị chê. Will Durant nói rằng Đức Phật là người “dĩ đức báo oán”. Ai không hiểu Ngài  mà nhục mạ thì Ngài chỉ làm thinh. Nếu một người nổi điên lên mà làm hại Ngại thì Ngài dùng tình thương che chở cho người đó; người ấy càng làm điều ác cho Ngài thì Ngài càng làm điều thiện cho người ấy(1). S. Radhakrishnan cũng cho rằng Đức Phật có đức khoan dung vô hạn. Ngài xem cuộc đời là tối tăm hơn tội lỗi, khát khao hơn bạo loạn. Ngài đối diện nghịch cảnh với tâm tư tỉnh táo và đầy tin tưởng. Ngài không cáu kỉnh hay giận dữ, không bao giờ thốt lời khiếm nhã(2). Phật dùng hiểu biết của bậc giác ngộ để kham nhẫn mọi công kích và vận dụng tình thương để khắc phục bạo tàn (3). Ngài sống kham nhẫn mọi sai quấy ở đời và khuyến khích đệ tử mình học tập cách thái tương tự. Người ta nghe Ngài khuyên dạy học trò mình thế này: “Chư Tỷ-kheo, ví như có những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy không phải là người thực hành giáo pháp của ta. Ở đây, chư Tỷ – kheo, các ngươi phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng nhân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”.

Nhận rõ thực hư chuyện đời là do duyên sinh, đáng thương hơn là đáng trách rồi, thì chỉ khởi lòng thương. Có lòng thương thì sẽ có cứu giúp. Muốn cứu giúp thì phải chịu thương chịu khó, phải có hạnh kham nhẫn lớn, phải có an trụ tâm trước đã. Nhưng thế nào là an trụ tâm? Những lời dạy “ưng vô sở trụ” của Đức Phật dành cho Ràhula sau đây nói rõ ý nghĩa thế nào là an trụ tâm, hay cách thức tu tâm của người con Phật để đón nhận mọi chuyện thực hư xảy ra trên cuộc đời:

Này Ràhula, hãy tu tập sự tu tập như đất. Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Ràhula, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán; cũng vậy, này Ràhula, hãy tu tập như đất. Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Này Ràhula, hãy tu tập sự tu tập như nước, Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như nước, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Ràhula, ví như trong nước người ta rửa đồ tịnh, rửa đồ không tịnh, rửa sạch phân uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng, rửa sạch mủ, rửa sạch máu; tuy vậy nước không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Ràhula, hãy tu tập sự tu tập như nước. Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như nước, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Này Ràhula, hãy tu tập sự tu tập như lửa. Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Ràhula, ví như lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ không tịnh, đốt phân uế, đốt nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu; tuy vậy lửa không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Ràhula, hãy tu tập sự tu tập như lửa. Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Này Ràhula, hãy tu tập sự tu tập như gió. Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như gió, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Ràhula, như gió thổi các đồ tịnh, thổi phân uế, thổi nước tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu, tuy vậy gió không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Ràhula, hãy tu tập sự tu tập như gió. Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như gió, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Này Ràhula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Ràhula, ví như hư không không bị trú tại một chỗ nào; cũng vậy, này Ràhula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Này Ràhula, do tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.”■

Chú thích:

1. Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Văn minh Ấn Độ, tr.78.

2. S. Radhakrishnan, The Dhammapada, tr. 12 – 13.

3. Pháp cú, kệ số 223.

4. Kinh Ví dụ cái cưa. Trung Bộ.

5. Đại kinh Giáo giới Ràhula, Trung Bộ.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 70

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch