04/05/2012 23:01 (GMT+7)
Thiêng liêng, xúc động, đẹp… là những nhận xét chân thành của
nhiều khán giả sau khi xem chương trình nghệ thuật “Hương sen mầu nhiệm”
lần 3, diễn ra tại Nhà văn hóa Trung tâm (TP.Huế) tối 2-5, trong khuôn
khổ của tuần lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế. |
04/05/2012 02:14 (GMT+7)
Tối nay 13-4 Âl đã diễn ra chương trình ca nhạc chào mừng Đại lễ Phật đản tại tổ đình Vĩnh Nghiêm với nhiều cảm xúc. Đêm văn nghệ "Ngàn hoa kính dâng Đức Phật" do Ban Văn hóa THPG TP.HCM kết hợp với tổ đình Vĩnh Nghiêm tổ chức đã kết nối những trái tim trong những cảm xúc bất tận về một mùa Khánh đản khó quên với những giai điệu đẹp, ngọt ngào, sắc màu và thiêng liêng. Mặc dù trời mưa nhưng khán giả vẫn ở lại cho đến cuối chương trình. |
03/05/2012 13:23 (GMT+7)
Chiều ngày 02 tháng 05 năm 2012, nhằm ngày 12 tháng 04 năm
Nhâm Thìn, khi những tia nắng đã bắt đầu dịu lại, tại chùa Bằng (Linh
Tiên tự), 100 sinh viên tình nguyện cùng CLB Thanh thiếu niên Phật tử
chùa Bằng đã bắt đầu cuộc hành trình rước Phật bằng xe đạp cùng các xe
hoa của đạo tràng Pháp Hoa chúng A Nan miền Bắc, đạo tràng Pháp hoa chùa
Bằng, đạo tràng Pháp hoa chùa Lý Triều Quốc Sư và Ban đại diện Phật
giáo quận Hoàng Mai. |
03/05/2012 00:54 (GMT+7)
Tối ngày 01 tháng 05 năm 2012, nhằm ngày 11 tháng 04 năm Nhâm
Thìn, tại khu vực Quận Ba Đình và đặc biệt Phường Nguyễn Trung Trực,
những người dân khu phố cổ đã có những thời khắc thật ấn tượng và khó
quên với hình ảnh lung linh tuyệt đẹp của dòng suối “ánh sáng” – Đó là
dòng suối Phật tử dâng nến hương thành kính kỷ niệm ngày Đức Phật đản
sinh. |
27/04/2012 20:33 (GMT+7)
Tháng 4 – tháng mà hàng vạn người con Phật trên khắp thế giới
mong chờ đã đến. “Hạnh phúc thay Đức Phật đản sinh” – khắp nơi nơi trên
đất nước đã và đang chuẩn bị chào mừng ngày Đức Phật đản sinh thật rộn
ràng, hân hoan. |
26/04/2012 11:36 (GMT+7)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản |
22/04/2012 02:04 (GMT+7)
Hình ảnh Đức Phật Đản Sinh kính mừng Phật Đản PL: 2556 DL 2012 |
21/04/2012 02:33 (GMT+7)
Chùa Thiên Mụ (天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa
nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế
khoảng 5km về phía Tây. Chùa khởi lập năm Tân Sửu
(1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng
Trong. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Huế. |
26/03/2012 00:21 (GMT+7)
Thường thì khoảng đầu tháng 4 mới
là thời điểm hoa anh đào nở rộ tại thủ đô Washington D.C, nhưng năm nay
do thời tiết ấm hơn nên ngay từ giữa tháng 3 này, người ta đã được chứng
kiến sắc hoa trắng hồng ngay giữa thủ đô nước Mỹ. Năm nay cũng tròn 100
năm hoa anh đào có mặt tại thủ đô nước Mỹ như một món quà từ Nhật Bản. |
19/03/2012 23:13 (GMT+7)
Quần đảo Trường Sa hiện có những ngôi chùa như Trường Sa Lớn, Sinh Tồn
hay Song Tử Tây. Chùa được làm bằng gỗ quý, với những pho tượng nặng cả
tấn. Chính điện của cả 3 ngôi chùa đều được đặt theo hướng về thủ đô Hà
Nội. Với những người sống trên quần đảo, những ngôi chùa ở đây không chỉ
là đơn thuần là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn khẳng định chủ quyền
bền vững có từ xa xưa của dân tộc. |
05/03/2012 00:32 (GMT+7)
Những ngôi chùa ở Việt Nam luôn có sức hút lạ kỳ với tôi. Cuốn hút không chỉ từ khía cạnh tâm linh mà còn từ những rêu phong, cổ kính, uy nghiêm... Một lần đến với chùa Vĩnh Nghiêm, tôi đã ghi lại một số hình ảnh nơi đây. |
12/02/2012 12:32 (GMT+7)
Xương rồng thân cây xù xì, thô và nhiều loài có gai nhọn, là loại cây biểu tượng cho sức sống bền bỉ, sự chịu đựng vô cùng... Cây
xương rồng có thể sống ở trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, nơi khô
hạn, đất cằn cỗi. Nhưng đến khi trổ hoa, nó lại được mệnh danh là "Nữ
hoàng của sa mạc". Sau đây là chùm ảnh tuyệt đẹp về hoa xương rồng, xin
giới thiệu cùng bạn đọc yêu hoa nhân ngày nhàn đầu xuân. |
06/02/2012 01:49 (GMT+7)
Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), "người có lòng từ", cũng có tên khác là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa, là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái ất. Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Theo kinh điển, Bồ Tát Di-lặc sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa.
Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Tại Trung Quốc,
Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ
con quấn quít xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-lặc ở thế kỉ thứ 10. Nếu năm đức Phật xuất hiện trên trái đất nói trên được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (xem Phật gia, Ngũ trí).
Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanatha (sa. maitreyanātha), thầy truyền giáo lí Duy thức cho Vô Trước (sa. asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:
Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa. mahāyānottaratantra)Pháp pháp tính phân biệt luận (sa. dharmadharmatāvibaṅga)Trung biên phân biệt luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra)Hiện quán trang nghiêm luận (sa. abhisamayālaṅkāra)Đại thừa kinh trang nghiêm luận (sa. mahāyānasūtralaṅkāra) |
20/01/2012 13:24 (GMT+7)
Chào đón Tết Nhâm Thìn 2012, với chủ đề "Phố tỏa sáng", những tuyến đường tại trung tâm Sài Gòn lộng lẫy với sắc hoa đào, hoa mai, hình ảnh rồng thiêng... |
01/01/2012 12:11 (GMT+7)
Các thành phố lớn trên khắp thế giới tưng bừng đón năm mới 2012 với những màn pháo hoa ngoạn mục. |
29/12/2011 12:45 (GMT+7)
Cái
rét ùa về bao vây quanh ngôi chùa khiến Chùa Hương trở nên vắng vẻ, yên
ắng. Trong cái lạnh giá ấy, thi thoảng vẫn có tiếng chèo thuyền đưa du
khách vào vãn cảnh chùa. |
23/12/2011 00:36 (GMT+7)
Chiều ngày 21/12/2011 (nhằm 27/11 Tân Mão), tại Nhà hát Bến
Thành (Số 6, Mạc Đỉnh Chi, Quận 1, TP.HCM), chương trình ca nhạc Diệu Âm
Hoằng Pháp II với chủ đề Hương ca ba miền đã được chùa Hoằng Pháp phối
hợp cùng Công ty TNHH một thành viên Mê Kông tổ chức.
Nằm trong nguồn cảm hứng ngợi ca,
tự hào về hương sắc ba miền luôn phảng phất sức sống của một nền tôn
giáo mang hồn dân tộc – Phật giáo, chương trình lần này là nơi tập hợp
những tiết mục mang âm hưởng dân ca, đậm đà bản sắc vùng miền, chan chứa
tình quê đất tổ. Cũng nằm trong mạch cảm hứng đó, những giá trị nguồn
cội thiêng liêng về tình mẫu tử được thể hiện trẻ trung cùng những triết
lý Phật giáo mang thông điệp chuyển hóa những tâm khổ của con người
thời hiện đại cũng đã được chuyển tải khéo léo, hiệu quả qua các loại
hình nghệ thuật: kịch, ca cổ, hát, múa… Và với hương xuân, sắc xuân, khí
xuân ngập tràn trong các tiết mục, chương trình như một khúc ca xuân,
quà xuân cho dịp Tết năm nay.
Mở đầu chương trình là tiết mục hô kệ thỉnh chuông của chư Tăng chùa
Hoằng Pháp đã thật sự gây ấn tượng mạnh mẽ bằng âm hưởng ngân nga, trầm
bổng của Đại đức Thích Tâm Hiếu hòa với tiếng đàn tranh và tiếng sáo của
nghệ sĩ Vân Sơn, Hải Phượng đã làm rúng động lòng người. Tiếp theo
tiếng niệm danh hiệu Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chư Tăng và toàn
thể khán thính giả vang dội khắp nhà hát, đã làm lan tỏa trong không
gian một nguồn năng lượng tâm linh. Rũ hết mọi lo toan, sân si, phiền
não, mọi người đồng tâm hướng về Tam Bảo.
Được đầu tư nghệ thuật và dàn dựng ngày càng công phu, hoàn bị hơn,
chương trình lần này, bên cạnh sự góp mặt của những gương mặt quen thuộc
trong dòng nhạc Phật giáo như Thùy Trang, Thụy Vân, Đông Quân, Nguyễn
Đức, Thanh Sử, Thu Thủy, … các danh hài Minh Béo… cùng những ca sĩ -
nghệ sĩ nổi tiếng như Quang Linh, Hiền Thục, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ,
Thanh Điền, nghệ sĩ đàn bầu Vân Anh, soạn giả kịch Linh Huyền, … còn có
sự xuất hiện của hai ca sĩ tên tuổi: Mỹ Linh tha thiết Lời mẹ hát và
Tùng Dương cá tính, phong cách với Mưa bay tháp cổ.
Để lại nhiều tình cảm sâu lắng trong lòng khán thính giả tham dự là tiết
mục Nhật ký của mẹ, nhạc và lời Nguyễn Văn Chung do Hiền Thục thể hiện
và vở kịch “Quay bờ nẻo giác” với triết lý mang đậm tính từ bi, trí tuệ
của đạo Phật “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”.
Cũng trong chương trình, lần đầu tiên tăng sinh Thích Tâm Tường, tăng
chúng chùa Hoằng Pháp đã gửi đến sáng tác đầu tay của mình, bài hát
“Biết bao giờ” đầy khắc khoải về khát vọng hòa bình và sự tỉnh thức của
nhân loại, qua phần thể hiện truyền cảm của ca sĩ Quách Tuấn Du.
Đặc biệt, trong chương trình lần này, các nhạc sĩ Uy Thi Ca, Hàn Châu,
Giác An, Quý Luân, Tiến Luân, Tịnh Hải, Nguyễn Văn Chung đã được Thượng
tọa Thích Chân Tính, Trưởng Ban tổ chức trao tặng Bằng công đức cho
những đóng góp tích cực đối với chương trình Diệu Âm Hoằng Pháp. Đại
diện cho các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ Uy Thi Ca đã bày tỏ ước muốn sẽ ngày
càng có nhiều văn nghệ sĩ đầu tư, cống hiến tâm sức cho sự phát triển
của một nền âm nhạc Phật giáo trong tương lai.
Kết thúc chương trình Diệu Âm Hoằng Pháp II với chủ đề “Hương ca ba
miền”, khán thính giả càng tin yêu hơn vào sinh khí mới của một nền một
âm nhạc Phật giáo mang đậm hơi thở cuộc sống sẽ tiếp tục được thực hiện
thành công tốt đẹp trong những kỳ kế tiếp.
Dưới đây là những hình ảnh: |
14/12/2011 10:18 (GMT+7)
Ngày 11-12, tại chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn) đã tổ
chức Lễ Khánh đản Đức Phật A Di Đà với sự tham dự và chứng minh của chư
tôn đức Tăng, Ban Đại diện Phật giáo huyện. Hơn 30 ngàn Phật tử đã tham
dự lễ hội thiêng liêng này. |
12/12/2011 18:04 (GMT+7)
Như đã đưa tin, sau chương trình "Hiểu và thương" buổi sáng
và nghi thức của đàn lễ "mông sơn thí thực" vào buổi chiều ngày chủ
nhật, 17 tháng 11 năm Tân Mão, buổi tối quý Phật tử đã được cùng Chư tôn
đức Tăng Ni và quý quan khách chính quyền, du khách thập phương tham dự
"Đêm hội hoa đăng mừng kỉ niệm Vía Phật A Di Đà".
Đúng
18 giờ, ba hồi chuông chống bát nhã vang lên cung thỉnh Chư Tôn Đức
quang lâm lễ đài. Trong không khí trang nghiêm thanh tịnh, triệu triệu
con tim, vạn ngàn ánh mắt đang hướng về tôn ảnh đấng Từ Phụ với bao cảm
xúc trào dâng.
Sau lời tuyên bố lí do buổi lễ, Đại Đức trụ trì Thích Tâm Quán mở đầu
bằng bài diễn văn khai mạc thật sâu lắng. Cuộc đời vốn thăng trầm phiền
não, có được mất còn chỉ trong gang tấc, nhưng hạnh phúc thay trong Ta
Bà ngũ trược chúng ta biết đến Thánh hiệu A Di Đà và đại nguyện rộng lớn
của Ngài. Nhờ vào đó chúng ta biết quay về tựa Tam Bảo sống một cuộc
đời có ý nghĩa.
Sau nghi thức niêm hương bạch Phật, đêm lễ được nối tiếp với nghi thức
truyền đăng, đây là cầu nối sự truyền thông giữa Phật và chúng sanh. Ánh
sáng của những ngọn nến như soi rọi, thức tỉnh những tâm hồn đang lạc
bước xóa tan đi phiền não của kiếp sống nhân sinh
Tiếp theo đó, là phần niêm hương bạch Phật. Lúc này toàn thể hội chúng
cùng thành kính hướng tâm mình về tôn ảnh Đức Từ Phụ lắng nghe Đại đức
trụ trì tuyên đọc 48 lời nguyện của Phật Di Đà.
Điều đặc biệt trong đêm lễ ngày hôm nay có lẽ là phần Phật tử Diệu Hảo
thay mặt cho toàn thể quý thiện nam tín nữ Phật tử dâng lên lời sám hối
trước đấng thiện thệ A Di Đà. Những lời sám hối ăn năn cho tất cả những
lỗi lầm của một kiếp người, những giọt nước mắt đã lăn dài...Lời sám hối
chân thành, tha thiết hòa với tiếng lòng nức nở của tình mẫu tử thiêng
liêng dù với bất cứ lí do nào nhưng cũng đã bỏ đi đứa con thơ chưa tượng
ra hình hoặc đã tượng ra hình nhưng lại chưa một lần được có mặt trên
cõi đời...Không gian như trầm lại để cho những tiếng lòng đang day dứt,
xót xa...
Tiếp đó, thay mặt cho Chư tôn đức chứng minh, Thượng tọa Thích Bảo
Nghiêm đã hết mực tán thán và ghi nhận sự cống hiến của ban tổ chức đã
thiết lập được một đêm lễ hội thật thiêng liêng, hùng tráng. Đêm lễ sẽ
là cầu nối hữu duyên cho hàng ngàn trái tim phát khởi Bồ-đề tâm Tín Hạnh
Nguyện vào câu Phật hiệu, quyết một lòng theo Phật để được giải thoát
khỏi kiếp sống Ta-bà mong manh, giả tạm này.
20 giờ 30 phút, giữa một vùng ánh sáng của hàng ngàn ngọn nến lung linh
đang tỏa sáng, Chư tôn đức cùng hơn 10 ngàn quý Phật tử có mặt tại sân
nến đã được thưởng thức một hình ảnh diệu kỳ, trên sân khấu là tôn tượng
Tam Thánh với ánh mắt từ bi, miệng mỉm cười trìu mến nhìn đàn con thơ
đang sung sướng, hạnh phúc tận hưởng một đêm thiêng huyền diệu, một đêm
lễ thập toàn viên mãn. |
|