Đạo Thiên Chúa & chủ nghĩa thực dân tại Triều Tiên vào thế kỷ 18 -19
Lê Văn Phước
18/05/2010 03:00 (GMT+7)


Tầng lớp Yangban (là một phần của giai cấp thống trị truyền thống hoặc các quý tộc của triều đại Triều Tiên) lúc đầu tiếp nhận Thiên Chúa giáo như một phần của nền học thuật phương Tây. Sau đó, dưới thời vua Chính Tổ (Jeongjo), một số học giả bắt đầu nhìn nhận và tin tưởng Thiên Chúa như là một tín ngưỡng. Lý Thừa Huân (I Seung-hun) sau khi được vị Linh Mục người phương Tây triều đại nhà Thanh, Trung Quốc làm lễ rửa tội đã quay trở về và lập nên giáo hội Thiên Chúa giáo (1784) ở Triều Tiên (Joseon).

Vào thời kỳ đầu, chủ yếu ở tầng lớp Yangban, tầng lớp không được tham gia vào nắm chính quyền và tầng lớp trung nhân tin tưởng vào Thiên Chúa giáo nhưng sao đó, dần dần cả những người ở tầng lớp thường dân và phụ nữ cũng tin vào tôn giáo này. Ngay khi hoạt động tín ngưỡng của Thiên Chúa giáo trở nên phát triển và số lượng các tín đồ ngày càng tăng thì chính quyền Triều Tiên (Joseon) đã ra lệnh cấm hoạt động đối với Thiên Chúa giáo. Sự cấm đoán này là do chính quyền Triều Tiên (Joseon) cho rằng Thiên Chúa giáo đã không coi trọng ý thức thờ cúng cha mẹ Tổ tiên của Nho giáo và Phật giáo đồng thời lại theo tư tưởng bình đẳng và cho rằng thế giới tương lai mới quan trọng sẽ làm đảo lộn về cơ bản trật tự xã hội của Triều Tiên (Joseon). Ngược dòng lịch sử dân tộc Triều Tiên cũng như Việt Nam có những giai đoạn Phật giáo Quốc Đạo thì dân tộc được thấm nhuần hiếu đạo qua những thơ ca phổ vào nhân gian :

 

“Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”

 hay :

“Tâm Hiếu là Tâm Phật – Hạnh Hiếu là Hạnh Phật”. . .

 

Dưới thời vua Chính Tổ (Jeongjo), Thiên Chúa giáo không bị cấm nghiêm ngặt lắm nhưng ngay khi vua Thuần Tổ (Sunjo trị vì 1800-1834), Thiên Chúa giáo đã bị đàn áp trên phạm vi rộng lớn. Mặc dù vậy, họ vẫn được truyền bá và mở rộng mạnh trong tầng lớp thường dân và phụ nữ Triều Tiên (Joseon).

Trong tình hình xã hội trở nên rối ren, lòng dân bất an thì tôn giáo đương thời lại không phát huy đúng vai trò của nó. Phật giáo thì bị nghịch cảnh nên phải tạm lánh xa vào rừng núi, xa cách với xã hội, Nho giáo cũng xa dần với nông dân. Tôn giáo mới được truyền bá là Thiên Chúa giáo phát triển trong tầng lớp thường dân và phụ nữ, nhưng đây là Tôn giáo được du nhập từ phương Tây, thêm vào đó là không khí bài ngoại của dân Triều Tiên (Joseon) trước sự uy hiếp xâm lược của phương Tây ngày càng lên cao, nên phần lớn trí thức vẫn còn cảnh giác với Tôn giáo này. Cũng chính lúc đó, Thôi Tế Ngu (Choe Je-u), một Yangban sa sút ở vùng Khánh Châu (Gyeongju), đã dung hợp tam giáo Nho, Phật, Lão với tín ngưỡng dân gian truyền thống để tạo ra một Tôn giáo mới gọi là Đông học (donghak).

 

Đông học (Donghak) đối lập với Thiên Chúa giáo và thế lực phương Tây nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Triều Tiên (Joseon) và luôn hướng tới những người dân cùng khổ. Vì vậy mà nó không chỉ đơn thuần là một phong trào Tôn giáo mà có thể coi là một phong trào xã hội nhằm chấn chỉnh lại nền chính trị hổn loạn và xã hội đen tối, giúp cho cuộc sống của người dân bần cùng khốn khổ.

Đông học (Donghak) mang trong mình ý thức bài ngoại, mong muốn cứu đất nước khỏi sự xâm lược của thế lực phương Tây mà tiêu biểu là Thiên Chúa giáo và đem lại cuộc sống yên bình cho người dân. Ngay bản thân cái tên Đông học (Donghak) được đặt ra cũng mang ý nghĩa là đối lập với Tây học (Seohok) của Thiên Chúa giáo.

Điều được nhấn mạnh nhất trong giáo lý Đông học (Donghak) là “Nhân nãi Thiên” có nghĩa là “Con người chính là Trời”. Theo đó, “Nhân tâm cũng chính là Thiên tâm và phụng sự con người cũng chính là phụng sự Trời”. Điều đó có nghĩa là phải vượt qua các vấn đề phân biệt về thân phận, giai cấp và con người phải được tự do bình đẳng. Đây chính là nguyên nhân Đông học (Donghak) đã được những người nông dân đang bị áp bức đón nhận một cách trân trọng.

Trên cơ sở giáo lý như vậy, Đông học (Donghak) đã được mở rộng nhanh chóng ở các vùng nông thôn. Lúc này, chính quyền xem Đông học (Donghak) là Tôn giáo làm đảo lộn thế giới là lừa phỉnh nhân dân nên đã xử tử hình giáo chủ Thôi Tế Ngu (Choe Je-u) và đàn áp phong trào Đông học (Donghak).

 

Thời kỳ những năm trước và sau 1860, chính quyền Triều Tiên (Joseon) phải đối mặt với nhiều khó khăn từ bên  trong và bên ngoài. Trong nước, quyền lực của Sedojeongchi (Chính trị Thế đạo) tồn tại trong suốt 60 năm nay đã suy yếu, chính trị mất đàn kỷ cương, lại thêm vấn nạn Tam Thanh (Samjeong) khiến nông dân khắp nơi liên tục nổi dậy khởi nghĩa. Cùng lúc đó, phong trào Đông học (Donghak) hình thành và phát triển nhanh chóng với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp nông dân vốn đã rất bất mãn với cuộc sống thực tại và mong muốn có một cuộc cải cách xã hội.

Đạo Thiên Chúa mặc dù bị đàn áp và bị nhà nước cấm đoán những vẫn ngày càng được truyền bá rộng rãi. Mặc khác, tàu thuyền của một số nước phương Tây đã xuất hiện ở gần biển Triều Tiên (Josen) để đe dọa và yêu cầu thông thương. Lúc này, Trung Quốc bị phương Tây xâm lược và Bắc Kinh đã thất thủ, trong khi Nga đang chiếm giữ Yeonhae-ju nên biên giới của Triều Tiên (Joseon) được tiếp giáp với biên giới của Nga qua sông Duman.

Điều này khiến nhân dân Triều Tiên (Joseon) vô cùng lo lắng về họa xâm lăng của phương Tây và vì vậy, họ muốn ổn định chính trị để đất nước có được an toàn hơn trước họa ngoại xâm.

Vào thời Hưng Tuyên Đại Viện Quân (Heungseon Daewongung) tên là Lý Thị Ứng (Yi Ha-eung) cầm quyền, đã có rất nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ở Triều Tiên (Joseon) và các giáo sĩ người Pháp vẫn lén lút truyền đạo ở khắp các tỉnh. Ban đầu, Hưng Tuyên Đại Viện Quân (Heungseon Daewongung) đối xử ôn hòa với đạo Thiên Chúa nhưng năm 1860, sự kiện phương Tây chiếm đóng Bắc Kinh của nhà Thanh và việc quân Nga ngấm nghé biên thùy đã khiến Triều Tiên (Joseon) phải cảnh giác hơn với Nga và các thế lực phương Tây. Hưng Tuyên Đại Viện Quân (Heungseon Daewongung) cũng nhận thấy những hiểm họa từ nước Nga. Vì vậy, ông định mượn sức mạnh của Pháp thông qua các nhà truyền đạo người Pháp chủ trương không tham gia chính trị, vì vậy Triều Tiên (Joseon) đã không thiết lập được quan hệ ngoại giao với Pháp.

Cuối cùng, khi làn sóng phản đối đạo Thiên Chúa trong nước dâng lên mạnh mẽ, để bảo vệ địa vị chính trị của mình cũng như gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, Hưng Tuyên Đại Viện Quân (Heungseon Daewongung) bắt đầu đàn áp Thiên Chúa giáo. Kết quả là 9 nhà truyền giáo người Pháp và rất nhiều con chiên đã bị bắt và bị xử tử hình.

(Sau đó Đô đốc Roze (1812-1883) vị tướng Hải quân người Pháp mới gửi một bức thư, yêu cầu phóng thích hai nhà truyền giáo người Pháp còn lại mà ông ta tin rằng có thể bị bỏ tù.  Không thấy hồi âm phúc đáp, nhưng nó trở nên rõ ràng từ các hoạt động được thấy trên đất liền qua eo biển hẹp rằng quân đội Hàn Quốc đã huy động hàng ngày.  Ngày 09 tháng 11 Pháp lại kiểm tra một lần nữa khi họ đã cố gắng chiếm một ngôi Cổ Tự kiên cố ở bờ biển phía nam của Giang Hoa đó là Truyền Đăng Tự (Jeongdeung-sa). Ở đây một lần nữa Hàn Quốc quyết kháng chiến, cùng với sự ưu thế bởi chư Tăng cùng Phật tử chuẩn bị sẳn sàng và đã biến ngôi Cổ Tự Truyền Đăng làm thành trì kiên cố cho quốc phòng để bảo vệ đất nước Triều Tiên, Pháp buộc phải rút lui với hàng chục thương vong nhưng không có ca tử vong. Ngay sau đó, với gần mùa đông và các lực lượng Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ hơn, Đô đốc Roze thực hiện các quyết định chiến lược để sơ tán. Trước khi làm như vậy, bọn họ đã cho bắn phá các tòa nhà chính phủ trên đảo Giang Hoa (Ganghwa-do) và để thực hiện ý đồ của mình. Bọn chúng cũng kinh nghiệm được khoảng thời gian này, hai người truyền giáo sợ bị bắt tại Hàn Quốc đã thực sự trốn thoát sang Trung Quốc).

Vì thế bọn thực dân Pháp lập tức viện cớ những cái chết của các nhà truyền giáo, đòi Triều Tiên (Joseon) mở cửa thông thương, và tiến vào đảo Giang Hoa (Ganghwa-do) chiếm sơn thành Giang Hoa năm 1866. Quân Pháp cướp phá các thư tịch và văn hóa phẩm, trong đó có bộ Trực Chỉ Thiền tông Phật giáo được khắc in bằng kim loại đầu tiên trên thế giới ở đảo Giang Hoa (Gangwha-do). Sau khi Hưng Tuyên Đại Viện Quân (Heungseon Daewongung) cầm quyền, chính quyền Triều Tiên (Joseon) đã chấn chỉnh lại lực lượng quân sự từng có hoạt động phòng chống ngoại xâm ở các địa phương, chiêu mộ các tay cầm súng giỏi để tăng cường bảo vệ các vùng ven bờ sông Hàn và cuối cùng đã đánh lui quân Pháp.

Sau sự kiện này người phương Tây đứng đầu là Opbert E.J. định đào mồ cuốc mã cha của Hưng Tuyên Đại Viện Quân (Heungseon Daewongung) lên, nhưng thất bại và phải bỏ trốn. Sự việc này càng thêm sự căm hờn người phương Tây của nhân dân Triều Tiên (Joseon) và tăng cường đại hùng lực để quyết chiến giành độc lập tự chủ.

 (Biên tập theo lịch sử Hàn quốc)

 12/05/2010

Các tin đã đăng: