Có những nước Á Châu như
nước Srilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì
nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được
mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng
cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có
từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
Nhiều người xem Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm như một thí dụ về một người đã đạt tới Niết bàn, ngài là một vị Phật. Cứ mỗi hai tuần lễ, trên trang mạng nầy, chúng ta giả sử rằng, ngày hôm nay nếu Tất Đạt Đa bước vào cuộc hành trình tâm linh, ngài sẽ làm gì. Ngài sẽ kết hợp Phật giáo và cuộc hẹn hò trai gái, như thế nào? Ngài sẽ giải quyết sự căng thẳng nơi làm việc, như thế nào? "Ông Sĩ (tên gọi tắt của Sĩ Đạt Ta) sẽ làm gì?" câu hỏi nầy mang đến một cái nhìn trung thực về những vấn đề của chúng ta - là các thiền giả - sẽ phải đối mặt trong thế giới hiện đại.
Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là " cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo ". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
Nhà Phật gọi tác phong là oai nghi và tế hạnh. Tác phong là hành vi, cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc hàng ngày. Hạnh kiểm là những tính hạnh nết na. Người có hành vi cử chỉ đúng đắn, nghiêm chỉnh, tính hạnh nết na hiền hòa, vui vẻ, nhã nhặn lễ độ thì được khen là đức hạnh tốt. Trái lại, nếu người có hành động, cử chỉ sỗ sàng, tính nết thô lỗ, hung dữ thì không ai muốn gần.
Người xuất gia chấp trì nếp sống tri túc nên không bận lòng nhiều về cái ăn cái mặc, chỉ quan ngại tình trạng ốm đau bệnh tật, nhất là tâm bệnh (cetoroga). Tôn giả Sàriputta rất am tường về thế giới nội tâm (3) , có thể giúp chẩn mạch các loại tâm bệnh cho các Tỷ-kheo (4).
Đức Phật đã dạy chúng ta tu thập thiện cốt là để tạo nhân duyên, có đầy đủ phước báo để đời này được an vui, và kiếp sau cũng được giàu sang, sung sướng, thỏa mãn mọi nhu cầu của cuộc sống. Vì vậy Hành thập thiện đem lại lợi ích vô cùng to lớn.
Việc lễ lạy ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự quân bình và hài hòa trong thân thể ta. Những sự tắc nghẽn trong các kinh mạch năng lực của thân thể từ từ tan biến. Điều này giúp cho ta tránh được các bệnh tật, sự thiếu hụt năng lực, và những vấn đề khác. Tâm ta trở nên trong trẻo hơn, khả năng hiểu biết của ta tăng trưởng.
Những ai đang chìm ngập trong tội lỗi và khổ đau, lối thoát duy nhất không thể là vật chất, cũng không là tín ngưỡng dân gian hay các loại hình giải trí tầm thường mà hãy trở về chính mình qua các đồ hình dẫn dắt từ kinh tạng Phật giáo.
Nội
dung chủ yếu của nghi thức cầu an là người đương sự và cả nhà thành tâm
sám hối, bỏ ác làm lành, làm nhiều Phật sự và thiện sự như phóng sinh,
bố thí, cúng dường Tam bảo v.v… hồi hướng công đức ấy cho việc tai qua,
nạn khỏi, đồng thời mời chư Tăng đến tiến hành nghi thức cầu an đúng
pháp, tụng kinh, niệm Phật.
Theo quan niệm của nhà Phật, ý nghĩa của lễ cầu an là nhằm mục đích để mình và gia quyến thành tâm sám hối tội lỗi, tiêu trừ nghiệp chướng, bỏ ác làm lành và thực hiện những thiện sự như phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam bảo…, hồi hướng công đức giúp tránh mọi bệnh tật, tiêu tai, tăng phúc, bình an, thân tâm được an lạc.
Các tin đã đăng: