Người ta có thể ấp ủ hoài một niềm tin sai lầm, mà chẳng dám lý giải nó, hoặc chẳng có một chút ý thức suy luận nào cả, bởi vì người ta sợ rằng nếu làm như thế sẽ có thể đánh mất đức tin, và do thế cũng mất luôn cơ duyên nhận được sự cứu rỗi.
“Chúng sinh cầu an lạc Không dùng trượng hại người Để tìm lạc cho mình Đời sau được hưởng lạc.” [1]
Trong thời Đức Phật, Tăng đoàn là hình ảnh mô phạm lý tưởng cho đời sống xuất gia. Ngoài ra, Đạo Phật được hưng thịnh cũng nhờ công lao hộ trì Phật pháp của hàng cư sĩ, vua quan, trí thức… Họ đã cúng dường tứ sự vật dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho Tăng đoàn truyền bá chánh pháp. Tên tuổi các vị cư sĩ trong hàng vua chúa như: Bimbisāra, S: Ajātasattu, Pasenadi,… cùng các đại cư sĩ như: Anāthapiṇḍika, ViśākhāMṛgāramāttā, Jīvaka, Ambapālī,… nhiều vị cư sĩ cũng là bậc thông tuệ đứng đầu trong hội chúng được Đức Phật tán thán.
Thành tựu của nền kỹ nghệ trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu khiến cho vấn đề đầu tư trí tuệ trở thành vấn đề cấp thiết của mỗi người, nếu muốn hòa nhập vào dòng chảy văn minh nhân loại. Đây chính là con đường thăng tiến nội tâm và khai mở trí tuệ mà đại chúng phải tiếp cận lẫn nỗ lực để an trú trong hạnh phúc và thiện lạc giữa bối cảnh hội nhập toàn cầu của thời đại 4.0.
Thiểu dục Tri túc giúp con người đoạn trừ lòng tham, mưu sinh bất chính. Khi trong tâm bị câu thúc quá nhiều, quá mạnh bởi ham muốn, con người dễ bất chấp đạo lý thực hiện mọi mánh khóe, thủ đoạn để đạt cho bằng được cái điều ham muốn ấy. Do đó, khi một người biết đủ, ít ham muốn thì ngay những nhu cầu, khát vọng chính đáng cũng không thể làm vẩn đục cái tâm trong sáng, lành mạnh của người ấy thì làm sao có sự tham lam hiện hữu trong cái tâm ấy được.
Đức Phật thường nhấn mạnh đến người sống an lạc thì tỏa ánh sáng đẹp đẽ trong cuộc đời. Ngài hiểu rõ một nhu cầu căn bản lớn lao và quan trọng của con người là sống hạnh phúc.
Cuộc đời vốn đục trong, đen trắng, Thánh phàm, vàng thau lẫn lộn, nói chung các cung bậc đều đủ.
Các hiện tượng tự nhiên và xã hội cứ thiên biến vạn hóa liên tục xảy ra xung quanh ta mọi nơi mọi lúc tạo ra muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Hiện tượng thì khách quan, độc lập, riêng biệt mà nhận thức chủ quan của mỗi người về hiện tượng ấy lại vô vàn khác nhau, tùy nghiệp duyên của họ.
Hàng Phật tử tùy gia cảnh và căn cơ mà thọ trì, tu học Chánh pháp theo những cách khác nhau. Quan trọng là phải xác định được pháp gì là quan trọng, tinh túy, cốt tủy để nương vào.
Có thể nói từ khi loài người hiện hữu trên trái đất này, hầu như ai cũng nghĩ về đời sống tinh thần và cội nguồn của mình. Vì thế, con đường tâm linh đã được nhiều người lý giải, triển khai theo nhiều hướng khác nhau.
Các tin đã đăng: