Đây
là lần đầu tiên chúng tôi được thăm viếng và làm quen quý Phật tử. Qua
lời giới thiệu của Thầy chúng tôi, sáng nay chúng tôi được phép thay
nhọc cho Thầy nói chuyện Phật pháp tại Thiền tự Vạn An cùng quý Phật tử.
Thật ra, đức Phật có trình bày rất rõ về lý do chúng ta cần
thực tập chánh niệm: để nhận diện và loại trừ đi cái nguyên nhân của
khổ đau.
Trong vài thập kỷ qua, thực tập chánh niệm tỉnh giác đã phát
triển lớn mạnh trong ngành tâm lý học. Được Jon Kabat-Zinn định nghĩa là
“sự tỉnh thức không phán xét trong thời điểm hiện tại,” tỉnh thức cho
phép chúng ta nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chính mình
khi chúng phát sinh mà không bị mắc kẹt trong những phản ứng thường thấy
và tự động của mình.
Đời sống hôn nhân có nghĩa là cam kết từ nay về sau, trong
suốt phần đời còn lại của các bạn, sống hoà thuận với nhau, trong niềm
vui vẻ, tình yêu thương và lòng thân ái, với mong muốn đem đến cho nhau
lợi lạc càng nhiều càng tốt.
Thân và tâm của mình đều có khả năng bệnh. Sống giữa cõi
Ta-bà này thân tâm thường xuyên tiếp xúc với những độc tố nên bệnh là lẽ đương
nhiên. Tuy nhiên, bệnh của thân tâm cũng tùy cơ địa, khả năng đề kháng của từng
người và môi trường sống của người đó có trong sạch hay ô nhiễm...
Sống trong thời buổi mà nhu
cầu và cường độ làm việc cao khiến cho bạn không có nhiều thời gian tu tập.
Nhưng là người có niềm tin vào giáo pháp, bạn tin chắc sự tu tập có thể giúp
bạn đạt được an lạc trong đời sống hiện tại và tương lai. Trong hai mươi bốn
tiếng đồng hồ của một ngày đêm không đủ cho công việc và sự nghỉ ngơi
Là
con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống
của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng
ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết
của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy
cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó
là lẽ tự nhiên.
Stress ở thành thị, nhất là những thành thị tập trung đông
dân, phát triển nhanh, với nhịp sống 24/24 giờ, rất dễ có cơ hội xảy ra
hơn là nông thôn, và khi xảy ra thì trầm trọng hơn ở nông thôn rất nhiều
.
K hả năng nhìn sự vật dưới một
khía cạnh khác có thể giúp ích chúng ta rất nhiều. Tập thay đổi nhãn quan,
chúng ta có thể phát triển được cái tâm bình an ngay trong các nghịch cảnh mà
ta gặp phải. Ai cũng cần hiểu rằng mỗi sự việc có nhiều khía cạnh. Mọi sự đều
có một bản chất tương đối.
Mỗi con người được sở hữu bởi một chữ tâm! Tâm như là một “mảnh đất” tư hữu và quyền sở hữu cá nhân một cách tuyệt đối, không ai xâm phạm được. Tâm của mỗi chúng ta, hẳn nhiên đang khu trú trong hình hài của mỗi con người rồi dần dà phát triển, lớn mạnh một cách tự nhiên theo hình hài, theo ngày tháng và theo cái vòng lẩn quẩn của sanh, bệnh, lão, tử. Chính vì thế, chúng ta phải biết kiểm soát tâm từ những hành vi, việc làm của chính ta giữa cõi đời này bằng cách thường xuyên nhắc nhở ta phải “dọn rác” trong tâm, đừng để rác rưởi sinh sôi nảy nở bám chặt vào tâm, e rằng khó gột rửa.
Các tin đã đăng: