GNO – Đã có nhiều người nói về việc đơn giản hóa đời sống, nhưng làm được điều đó không phải dễ. Không những chúng ta lệ thuộc vào xã hội, mà ở một mức độ nào đó, chúng ta còn góp phần mang về cho mình sự lệ thuộc đó.
Mọi người cứ tưởng rằng, một xã hội văn minh có nhiều thành tựu về khoa học cũng như điều kiện vật chất, con người sẽ có nhiều cơ hội để sống theo những gì mình mong muốn. Nhưng suy xét cho cẩn thận thì trên đời này mọi sự hưởng thụ nào cũng có cái giá phải trả của nó. Nếu như đam mê đeo đuổi đời sống hạnh phúc với thái độ sống sai lạc thiên về vật chất mà quên đi sự bồi dưỡng giá trị đạo đức con người thì kết quả chỉ là thất vọng mà thôi.
Cũng cùng một đời
sống, cùng hít thở không khí,
cùng ăn uống ngủ nghỉ, cùng
một sinh hoạt của cuộc sống con người,
thế mà chúng ta thấy có một
sự khác biệt lớn lao giữa một
người sống được đạo
Phật và một người thường
tục. Người sống được đạo
Phật thì mãn nguyện, không lo sầu,
thảnh thơi, thanh tịnh, tự do và an
lạc:
"Này thầy Xá Lợi Phất, thầy có biết rằng nếu một vị đệ tử áo trắng
đạo hạnh biết hộ trì năm Giới pháp và tu tập bốn tâm cao đẹp (tăng
thượng tâm) thì có thể dạt tới rất dễ dàng và không khó khăn gì khả năng
an trú hạnh phúc ngay trong hiện tại, và biết chắc chắn rằng mình sẽ
không còn đọa lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh và các nẻo ác khác
trong tương lai?
NSGN - “Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát.
Hai chữ Hòa Bình, hầu như mọi người mỗi ngày đều mong cầu,
sự mong cầu này đã trải dài qua mấy ngàn năm, mấy vạn năm, hình như niềm hy
vọng hòa bình càng lúc càng thấy mỏng manh.
Nguyên do vì đâu? Đối với ý nghĩa bên trong của văn hóa ngoại quốc tôi
không hiểu, nhưng đối với văn tự của Trung Quốc, ý nghĩa hai chữ Hòa bình rất
sâu rộng, trong đó bao gồm cả nhân quả.
Đ ức Phật đã dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian
đều theo nhau như bóng với hình, không sai chạy chút nào. Tuy nhiên, những kẻ
không tin tưởng vào luật nhân quả thì cho đó là lời nói ngoa. Ngoài ra, nhiều
người do tin tưởng thuyết “An Mạng (an phận thủ thường)” của Khổng Tử nên thường
đổ trút tất cả cho số mạng, và chỉ cầu phước báo, cùng thích nghe những điều tốt
lành mà bỏ ngoài tai những việc xấu xa tai hoạ. Thật là những kẻ hàm hồ ngu muội.
K hổ đau hay hạnh phúc đều là những hậu quả tất yếu mà những
hành động trước đó chúng ta đã tạo ra; dù là đồng thời hay dị thời đi nữa, thì
chúng cũng bị lệ thuộc vào sự chi phối của luật tắt Nhân quả đứng về mặt hiện
tượng.
C ách nay đã lâu lắm, chúng tôi được nghe một bài pháp của
một vị lạt ma Tây Tạng giảng về cách thực hành Phật pháp trong đời sống hàng
ngày. Thầy giảng về ba cái bệnh trầm kha, khó chữa trị của chúng sinh, “Tham,
Sân, và Si”, một cách rõ ràng để mọi người nhớ và thực hành. Chúng tôi đã và
đang thực hành hàng ngày và cảm thấy có tiến bộ sau một thời gian dài. Nay xin
nói ra để chia xẻ cùng với quý độc giả.
Tam Chướng được
dịch từ chữ Pali: Tayo kincana. Ba điều ấy là Tham, Sân, và Si. Tam Chướng đôi
khi còn được gọi là ba bất thiện căn. Chính ba điều chướng ngại này là nguyên
nhân của tất cả mọi khổ đau và khiến cho chúng sanh chìm đắm trong vòng luân
hồi sanh tử. Kết quả gây ra bởi Tam Chướng gọi là Phiền não. Chỉ có trí tuệ
thấu triệt được chân tướng của vạn hữu mới có thể tiêu diệt được tam chướng và
khử trừ được phiền não.
Các tin đã đăng: