Nghe qua những câu Phật ngôn này, nếu không thận trọng tìm
hiểu theo đúng những nguyên tắc chân lý ắt chúng ta lầm nghĩ rằng đây chỉ là
những câu kinh mà chư Tăng thường đọc tụng mỗi khi có đám tang chay, không mang
ý nghĩa nào quan trọng.
Trên thực tế, đây là những gì dính liền theo với ta như cái bóng, và rọi sáng
cho ta nền tảng chân lý nằm bên trong tất cả chúng sanh và tất cả các pháp hữu
lậu.
B ước vào ngưỡng cửa thế kỷ XXl,
loài người đang dần khẳng định mình với những phát minh siêu việt của nền khoa
học kỹ thuật hiện đại, nhưng cũng chính là lúc họ phải đau đầu với những vấn đề
xã hội.
L oài người chúng ta là những
sinh vật hữu hình hữu hạn, chúng ta không thể sống ngoài viễn tượng không gian
và thời gian. Vì sao ? vì sắc chất chúng ta được cấu tạo nên từ tứ đại giả hợp,
không có cách nào chụp bắt hay bám víu vào những lý thuyết hão huyền của vô
hạn. Vậy thì làm sao chúng ta có thể tự giải thoát mình ra khỏi sự ràng buộc
của phiền não khổ đau trong kiếp người từ giới hạn cuộc sống ?
Tuyệt
đối, không bao giờ có tư tưởng hại người. Đó là tư tuởng mà Phật giáo gọi là
bất hại hay ahimsa. Đã có tư tưỏng hại người, thì sẽ có lời nói và hành vi hại
người. Đã có hành vi hại người, thì ngưòi sẽ hại lại mình. Nội cái tâm sợ người
ta hại mình thì cái tâm đó không yên rồi.
B ình
thường, khi cơ thể của chúng ta khỏe mạnh và đầy sức sống, chúng ta thường hay
vui tươi nhìn đời với con mắt lạc quan. Thông thường, chúng ta không mấy chú
tâm đến những suy nghĩ và cảm xúc luôn xảy ra từ phút từng giây trong nội tâm. Khi
bác sĩ báo cho chúng ta biết mình có một căn bệnh gì đó rất nặng hay có khả
năng trở thành nặng, cuộc sống bên ngoài của chúng ta dường như chợt đứng sựng
lại.
T rong một bài thuyết pháp, Đức
Phật đã nói về 4 loại ngựa: loại ngựa xuất sắc, loại ngựa giỏi, loại ngựa trung
bình và loại ngựa tồi. Theo bài pháp, loại ngựa xuất sắc chạy trước khi ngọn
roi chạm đến lưng nó; nó chạy khi chỉ thoáng thấy bóng dáng của chiếc roi hoặc
thoáng nghe tiếng vút nhỏ của chiếc roi người chủ. Loại ngựa giỏi chạy khi
chiếc roi vừa chạm nhẹ vào lưng nó. Loại ngựa thường không chạy cho đến khi nó cảm
thấy đau trên lưng và loại ngựa tồi không nhúc nhích cho đến khi cơn đau thâm
nhập vào tận xương tủy của nó.
Hiếu thảo đối với cha mẹ là một trong những chuẩn mực đạo đức căn bản của con người. Phụng dưỡng mẹ cha là lẽ đương nhiên, bạn không cần phải hỏi tại sao hay đặt điều kiện gì cả. Bởi công ơn của cha mẹ đối với con cái quá bao la và sâu nặng, không thể nào tính kể cho hết được.
Hiếu
thuận, thờ kính cha mẹ là điều tốt lành, như Đức Phật tán thán, nhưng
phải thờ kính, hiếu thuận, phụng dưỡng cha mẹ với của cải do tự mình làm
ra đúng pháp chứ không phải là phi pháp, phi đạo đức. Sát sinh, lấy của
không cho, nói dối, nói ác, nói chia rẽ, làm các tà hạnh để có nhiều
tiền của đem phụng dưỡng mẹ cha, đó là điều rất không tốt đẹp mà Đức
Phật cũng như các vị đệ tử của Ngài khuyên răn đừng có làm.
Tôi luôn luôn nhìn mọi sự kiện
trong một góc độ rộng rãi hơn. Luôn luôn có một vấn đề nào đấy, một sự
giết chóc nào đấy, một hành động ám sát hay khủng bố nào đấy hay một vụ
tai tiếng nào đấy khắp mọi nơi, trong mỗi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ cả
thế giới là giống như thế, thì bạn đã sai lầm. Đối với sáu tỷ con người,
những kẻ tạo nên rắc rối chỉ như một nắm tay
Đức Dalai Lama tự coi mình là một thầy tu mộc mạc giản dị – một người dậy lúc 4 giờ sáng và sử dụng hàng giờ mỗi ngày vào cầu nguyện và thiền. Nhưng mọi nỗ lực không bạo lực để giải phóng đất nước Tây Tạng của Ngài đã khiến Đức Dalai Lama trở thành một biểu tượng quốc tế của hòa bình trong suốt bốn thập kỷ qua. Trong 46 quốc gia mà Đức Dalai Lama đã được mời tới thăm, hàng nghìn người đã tập trung lại để nghe Ngài nói chuyện về những điều Ngài tin là thông điệp ý nghĩa nhất – Lòng thương người là con đường chắc chắn nhất dẫn tới hạnh phúc.
Các tin đã đăng: