... Hành thiền là làm
cho tâm an lạc nhằm tạo duyên cho trí tuệ phát sanh ... Thâu gọn lại, đó
là vấn đề hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc là cảm thọ hoan hỷ trong tâm,
đau khổ chỉ là cảm giác không thoải mái. Đức Phật dạy nên tách rời hạnh
phúc và đau khổ ra khỏi tâm ...
Hạnh phúc chân thật không thể định
nghĩa đơn thuần trong thuật ngữ như sự giàu sang, quyền lực, gia đình,
con cái hoặc một sự thành công nào đó. Những vấn đề này cũng không lạ gì
vì nó đã mang lại sự thoải mái về vật chất cũng như tinh thần, nhưng
chúng không thể cung ứng niềm hạnh phúc bền vững trong tiềm thức con
người. Đặc biệt, đây là sự thực khi quyền lợi đạt được một cách không
chính đáng như tham ô, hối lộ, cướp giựt, bóc lột..
Bất nhị là không hai. Thế nào là không hai ? Không hai là không lạc vào hai cực đối đãi của một vấn đề . Bản chất sự vật là Thái cực nội bao âm và dương trong nó, trong âm có dương, trong dương có âm .
Chúng ta đều cảm thấy rằng những gì chúng ta đang làm chỉ là một
giọt nước trong đại dương.
Nhưng đại dương sẽ ít đi một chút bởi vì thiếu giọt nước ấy.
“We ourselves feel that what we are doing is just a drop in the
ocean.
But the ocean would be less because of that missing drop.” Teresa
An lạc và hạnh phúc là điểm mơ của cuộc đời mà con người ai cũng
mong mỏi để đạt tới. Những nhà xã hội, chính trị, tôn giáo... tất cả
mọi cố gắng của họ cũng không ngoài mục đích mang lại sự bình an và hạnh
phúc cho cuộc đời. Hoặc sự vượt biên hoặc sự miệt mài trong các trường
đại học hoặc phải làm hai hay ba việc trong một tuần của bạn cũng không
ngoài ý muốn trên.
Trong Phật giáo có hai danh từ thường bị người ta hiểu lầm
rồi căn cứ vào đó mà cho Phật giáo là chủ nghĩa chán đời. Đó là hai danh
từ: “Xuất thế” và Liễu sinh tử”.
Đức Phật cũng đã chỉ dạy: "Sự sân giận là ngọn lửa
thiêu đốt hết cả mọi công đức!". Và "Người nào ngăn được cơn giận dữ nổi
lên như dừng được chiếc xe đang chạy mạnh, mới là kẻ chế ngự giỏi;
ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương hờ"
Làm thế nào chúng ta có thể đạt đến sự tự do hay giải thoát
nội tại? Qua tập trung (thiền định) và phân tích (thiền quán), sự tĩnh
lặng hiện tại, phát triển sự buông bỏ (xả ly) và khả năng để thanh lọc
và quán sát những tư tưởng, mà không phải liên lụy và bị cuốn đi bởi
chúng.
Một thực tế không thể phủ nhận trong bối cảnh xã hội hiện nay là hiện trạng suy giảm những chuẩn mực đạo đức căn bản. Các kênh truyền thông đã đầy ắp thông tin về những tình trạng: tham nhũng, mua chức bán quyền, đạo đức y tế xuống cấp, đạo đức giáo dục băng hoại, đạo đức kinh doanh thiếu vắng, thái độ cửa quyền trong các tổ chức, hành xử thô bạo giữa người với người
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội
bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến
khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày
phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên.
Các tin đã đăng: